【shb đà nẵng vs】"Cắt bỏ" những quy hoạch không cần thiết trong phát triển đô thị, nông thôn
Phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch Cảng hàng không Cà Mau Bắc Giang: Phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch Phân khu 2,ắtbỏquotnhữngquyhoạchkhôngcầnthiếttrongpháttriểnđôthịnôngthôshb đà nẵng vs đô thị Bắc Giang |
Chiều 22/2, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp nghe báo cáo về dự án Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn (Dự thảo Luật).
Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, dự án Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn tạo cơ sở pháp lý, công cụ quản lý đồng bộ, toàn diện, thống nhất để điều chỉnh hoạt động quy hoạch đô thị và nông thôn, khắc phục được các tồn tại, hạn chế, bất cập và khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn, đáp ứng yêu cầu của giai đoạn phát triển mới; tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; đảm bảo hài hòa lợi ích của Nhà nước, nhân dân và xã hội.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà phát biểu tại cuộc họp. Ảnh: VGP/MK |
Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật được Quốc hội thông qua và đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024 với 3 nhóm chính sách: Hoàn thiện các quy định về hệ thống quy hoạch đô thị và nông thôn; hoàn thiện các quy định về lập, thẩm định, phê duyệt, rà soát, điều chỉnh quy hoạch đô thị và nông thôn; hoàn thiện các quy định về lựa chọn tổ chức tư vấn lập quy hoạch, nguồn kinh phí và các quy định có liên quan khác nhằm nâng cao chất lượng, tính khả thi của quy hoạch đô thị và nông thôn, quyền được tiếp cận, cung cấp thông tin về quy hoạch đô thị và nông thôn.
Dự thảo Luật tăng cường phân cấp, phân quyền trong lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh quy hoạch đô thị và nông thôn; đơn giản hóa trình tự thủ tục hành chính nội bộ trong lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh quy hoạch; bổ sung, quy định rõ nội dung quy hoạch không gian ngầm và quy hoạch không gian ngầm đối với thành phố trực thuộc Trung ương nhằm khai thác tối đa hiệu quả sử dụng không gian, gắn kết đồng bộ không gian xây dựng trên và dưới mặt đất, mặt nước.
Bên cạnh đó là bổ sung quy định chặt chẽ về điều kiện, yêu cầu đối với việc điều chỉnh cục bộ đồ án quy hoạch; nguồn kinh phí cho công tác quy hoạch, đảm bảo nguồn lực thực hiện; điều kiện năng lực và trách nhiệm của tổ chức tư vấn trong công tác lập và tổ chức thực hiện quy hoạch...
Cho ý kiến tại cuộc họp, một số đại biểu cho rằng, cần xác định vị trí, phạm vi điều chỉnh của Dự thảo Luật với Luật Quy hoạch, các quy hoạch chuyên ngành, quy hoạch vùng, quy hoạch địa phương; quy định rõ ràng về kinh phí cho hoạt động quy hoạch; "cắt bỏ" những quy hoạch không cần thiết trong phát triển đô thị, nông thôn; khắc phục tình trạng dự án phù hợp với quy hoạch này nhưng không phù hợp với quy hoạch kia…
Lãnh đạo Bộ Xây dựng phát biểu tại cuộc họp. Ảnh: VGP/MK |
Chỉ ra những tồn tại và giải pháp, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng, Dự thảo Luật phải giải quyết được những bất cập, tồn tại, vướng mắc về tư duy, tổ chức thực hiện Luật Xây dựng, Luật Quy hoạch đô thị thời gian qua.
Cụ thể, Bộ Xây dựng cần làm rõ, bổ sung thêm nội hàm của khái niệm quy hoạch đô thị và nông thôn; xác định vị trí, giải quyết mối quan hệ quy hoạch đô thị và nông thôn với quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch chuyên ngành, quy hoạch địa phương, các luật chuyên ngành liên quan, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất.
Nội hàm quy hoạch đô thị phải xác định rõ các yếu tố cấu thành về hạ tầng kỹ thuật, kinh tế, xã hội, khu chức năng, cũng như yêu cầu chỉnh trang đô thị, phát triển đô thị mới, ứng phó biến đổi khí hậu… nhằm giải quyết bài toán định hướng không gian trong quy hoạch ngành, quy hoạch chung của địa phương và xác định, tổ chức không gian cụ thể trong quy hoạch đô thị và nông thôn, để các quy hoạch đô thị có tầm nhìn dài hạn, ổn định, tránh tình trạng phải điều chỉnh cục bộ nhiều lần.
Đối với Dự thảo Luật cũng cần đưa ra tiêu chí xếp loại đô thị làm cơ sở để xác định mức độ phân cấp cho địa phương trong lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch đô thị, điều chỉnh cục bộ quy hoạch đô thị.
Về các quy định trong quy hoạch nông thôn, Bộ Xây dựng cần nắm vững tinh thần, quan điểm quy hoạch nông thôn là bước chuẩn bị cho phát triển đô thị.