Trong 6 tháng đầu năm 2024,ềuvụviphạmvềhànggiảhàngkhôngrõnguồngốcxuấtxứbịxửlýtrongthángđầunăquả bóng đá ý Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh đã kiểm tra, xử lý nhiều vụ việc điển hình, nổi cộm về nhập lậu, hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng gian lận thương mại... được xã hội quan tâm. Kết quả kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính 630 vụ/645 đối tượng vi phạm hành chính với tổng số tiền hơn 19 tỷ đồng. Trị giá hàng hóa tiêu hủy gần 7,3 tỷ đồng.
Nổi bật là vụ Đội Quản lý thị trường số 1 phối hợp lực lượng Cảnh sát giao thông – Công an tỉnh kiểm tra, phát hiện và tạm giữ gần 5000 sản phẩm mỹ phẩm có dấu hiệu nhập lậu để xử lý theo quy định pháp luật. Hàng hóa bao gồm nước tẩy trang, lăn khử mùi, sữa tắm, sữa rửa mặt, dầu gội đầu, nước xả vải… do nước ngoài sản xuất.
Tiếp đến là vụ Đội quản lý thị trường số 1 phát hiện 300.000 dây hàu với tổng khối lượng 63 tấn do ông N.V. H sinh năm 1969, địa chỉ Khu 9 phường Quảng Yên, thị xã Quảng Yên là chủ. Toàn bộ số hàu giống trị giá hơn 1,5 tỷ đồng trên không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ.
Nhiều hàng hóa vi phạm bị thu giữ trong 6 tháng đầu năm tại một số tỉnh thành.
Còn tại Tuyên Quang, trong 6 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Tuyên Quang đã kiểm tra 249 vụ, xử lý vi phạm hành chính 162 vụ với tổng số tiền thu nộp ngân sách nhà nước 1,352,856 tỷ đồng. Hàng hóa tập trung là sữa bỉm, thực phẩm không rõ nguồn gốc...
Điển hình, tháng 5/2024 Đội Quản lý thị trường số 1 phát hiện một cửa hàng đang kinh doanh gần 50 sản phẩm thực phẩm dành cho trẻ em là sữa bột, bỉm không có hóa đơn, chứng từ, không rõ nguồn gốc xuất xứ, có giá trị gần 20.000.000 đồng. Chủ cơ sở là bà N.T.Q.T không xuất trình được hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ hợp pháp của các sản phẩm hàng hóa nói trên trên.
Tại tỉnh Lạng Sơn, 6 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh đã phát hiện và xử lý 1.037 vụ vi phạm, tăng 11,03% so với cùng kỳ năm 2023. Trị giá hàng hóa vi phạm là hơn 6,8 tỷ đồng, tăng 23,8% so với cùng kỳ năm 2023. Đặc biệt, với vai trò là cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo 389 tỉnh, Cục Quản lý thị trường tỉnh đã tham mưu và thực hiện kịp thời các chỉ đạo của Ban Chỉ đạo 389 tỉnh về công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; kiểm soát và ngăn chặn tình trạng vận chuyển gia cầm, thực phẩm nhập lậu trái phép qua biên giới; kiểm tra, kiểm soát hoạt động kinh doanh mặt hàng xăng dầu và khí hóa lỏng, vàng bạc, hoạt động kinh doanh thương mại điện tử;…
Cũng trong 6 tháng đầu năm, các lực lượng chức năng tỉnh Bắc Kạn đã kiểm tra xử lý 441 vụ/456 đối tượng vi phạm mua bán, vận chuyển trái phép hàng cấm, hàng lậu, gian lận thương mại; giảm 140 vụ so với cùng kỳ năm 2023, trong đó khởi tố 123 vụ/140 đối tượng, xử lý vi phạm hành chính 318 vụ. Tổng số tiền thu nộp ngân sách nhà nước gần 2,8 tỷ đồng.
Tỉnh Vĩnh Phúc cũng kiểm tra tổng số 373 vụ; xử lý trong kỳ 189 vụ; tổng tiền xử phạt vi phạm hành chính và nộp ngân sách nhà nước 2,3 tỷ đồng. Các hành vi vi phạm chủ yếu về kinh doanh hàng hoá nhập lậu; vi phạm về hàng giả và quyền sở hữu trí tuệ; vi phạm về giá; vi phạm trong kinh doanh, an toàn thực phẩm; vi phạm khác.
Liên quan tới tình trạng buôn lậu, hàng gian lận thương mại, hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, Ban chỉ đạo 389 quốc gia cho biết, tình hình buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp, nhiều vụ việc vi phạm đã được lực lượng chức năng bắt giữ và xử lý.
Hoạt động mua bán, vận chuyển trái phép mặt hàng nóng, nổi cộm như: vàng, pháo nổ, đường kính trắng, gia cầm vẫn tiếp diễn ở địa bàn các tỉnh miền Trung và tuyến biên giới Việt – Lào; sản phẩm gia cầm, thuỷ sản, thực phẩm không rõ nguồn gốc diễn ra cả tuyến đường bộ miền Bắc và tuyến hàng không miền Trung; than, xăng dầu không rõ nguồn gốc, xuất xứ vẫn tiếp diễn trên địa bàn vùng biển Đông Bắc và mở rộng sang địa bàn vùng biển Tây Nam.
Cùng với đó, tình hình hoạt động của tội phạm mua bán, vận chuyển trái phép các chất ma túy qua biên giới vẫn tiềm ẩn nguy cơ tại 03 tuyến: đường hàng không, đường biển và đường bộ. Bên cạnh đó, tiền chất nhập khẩu cũng tiềm ẩn nguy cơ bị lợi dụng, sử dụng điều chế, sản xuất trái phép ma túy.
Trước tình hình trên, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, Ban chỉ đạo 389 Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan đã cụ thể hóa và triển khai các kế hoạch, chương trình công tác trọng tâm, trọng điểm ở từng địa bàn, nhằm cảnh báo, hướng dẫn địa phương về công tác kiểm soát chống buôn lậu trong địa bàn kiểm soát hải quan, như: Ban hành Kế hoạch kiểm soát chống buôn lậu, vận chuyển trái phép vàng, tiền tệ qua biên giới và Kế hoạch kiểm soát ma tuý và hoạt động xuất, nhập khẩu tiền chất ma tuý; cảnh báo về tình hình, phương thức thủ đoạn vận chuyển ma túy là Ketamine; tăng cường đấu tranh chống buôn lậu thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng... hàng giả, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ từ nay tới cuối năm 2024.
An Dương