| Ảnh minh họa |
Cũng theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF),ợtoàncầuđangtăngmạnhnhấtkểtừchiếntranhthếgiớithứty lê bong đá đại dịch COVID-19 khiến nợ công của các nước leo lên mức tương đương 256% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu vào năm 2020, tăng 28 điểm phần trăm so với năm trước đó. "Với mức nợ này, việc lãi suất tăng nhanh có thể gây áp lực lên các nước, buộc chính phủ và các công ty phải cắt giảm nợ và chi tiêu, tăng trưởng kinh tế chững lại" - IMF cho biết. Đây là con số đủ cao để các quốc gia trên thế giới phải xem xét khi họ tìm cách hồi sinh nền kinh tế của mình khỏi cuộc suy thoái gây ra bởi đại dịch COVID-19, trong khi vẫn phải đối phó với các biến thể mới như Omicron. Nợ công tại các nước phát triển tăng mạnh do chính phủ triển khai các biện pháp kích thích kinh tế trong đại dịch. Còn tại các nước đang phát triển và mới nổi, tỷ lệ nợ tăng vì GDP bị sụt giảm mạnh. Các nền kinh tế phát triển và Trung Quốc chiếm tới 90% mức tăng nợ do lãi suất thấp. IMF cho biết, mức nợ của các nước đang phát triển tăng ít hơn, bị cản trở bởi chi phí đi vay cao hơn và khả năng tiếp cận nguồn vốn hạn chế. Theo IMF, có thể hiểu việc tăng nợ là do phải bảo vệ mạng sống, việc làm của người dân và tránh các công ty phá sản hàng loạt. Nhưng nợ cũng đang bộc lộ các điểm yếu, ngăn các chính phủ hỗ trợ phục hồi kinh tế. Các quan chức IMF nhấn mạnh: "Rủi ro sẽ tăng lên nếu lãi suất toàn cầu tăng nhanh hơn dự kiến và tăng trưởng chững lại". |