【nhan dinh real】Vụ sát hại nhà khoa học hạt nhân Iran: Thêm nguy cơ bất ổn
Vụ ám sát ông Fakhrizadeh xảy ra trong một giai đoạn nhạy cảm và khiến các nước hầu như lúng túng,ụsthạinhkhoahọchạtnhnIranThmnguycơbấtổnhan dinh real chưa đưa ra tuyên bố chính thức nào về chuyện này trong 48 tiếng sau khi truyền thông nhà nước Iran công bố thông tin. Vụ việc không chỉ tạo ra một vấn đề rộng lớn cho Trung Đông mà cho cả phương Tây.
Vụ việc xảy ra ở gần thủ đô Tehran. Ảnh: AP
Ngày 27-11, nhà khoa học hạt nhân hàng đầu của Iran Mohsen Fakhrizadeh đã tử vong trong một vụ ám sát. Xe ô tô của ông ta bị phục kích ở một quận phía Đông Tehran. Hình ảnh được ghi nhận tại hiện trường cho thấy, kính chắn gió của một chiếc ô tô bị vỡ nát, các vết máu vương vãi trên đường. Sau đó, ông đã tử vong tại bệnh viện vì bị thương quá nặng.
Ông Fakhrizadeh là người đứng đầu Trung tâm nghiên cứu công nghệ mới của Lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran và là nhân vật hàng đầu trong chương trình hạt nhân của nước này trong nhiều năm qua. Các nhà phân tích còn so sánh ông Fakhrizadeh với Robert Oppenheimer, nhà khoa học thuộc nhóm đã tạo ra bom nguyên tử cho nước Mỹ.
Một số quan chức cấp cao nhất của Iran đã lên án vụ tấn công và đe dọa sẽ trả đũa. Người đứng đầu Quân đoàn Vệ binh Cách mạng Iran, ông Hossein Salami, đã ra tuyên bố gọi vụ ám sát này là một “hành động khủng bố”.
Tổng thống Iran Hassan Rouhani tuyên bố: “Vụ tấn công dã man và hèn nhát này cho thấy những kẻ thù của chúng ta đang trải qua nhiều tuần lo lắng, cảm thấy sức ép của chúng đã giảm và tình hình thế giới đang thay đổi… Các cơ quan hữu quan sẽ đáp trả tội ác này một cách kịp thời và thích đáng”.
Tại thủ đô Tehran, sinh viên các trường đại học đã biểu tình phản đối các lực lượng mà họ cho là đã gây ra cái chết của ông Fakhrizadeh.
Lãnh tụ tối cao Iran, Đại giáo chủ Ali Khamenei yêu cầu chính quyền Tehran phải theo đuổi đến cùng và trừng phạt thích đáng những bên liên quan tới vụ ám sát nhà khoa học Mohsen Fakhrizadeh-Mahabadi.
Ngoại trưởng Iran cáo buộc Israel và Mỹ có liên quan. Hiện Jerusalem và Washington đều từ chối đưa ra bình luận. Đến lúc này, Israel và Mỹ vẫn im lặng về việc ông Fakhrizadeh bị ám sát, dù vụ việc mang dấu hiệu của một cuộc tấn công quân sự được lên kế hoạch kỹ giống như các vụ mà Israel bị buộc tội trước đó.
Vụ việc đe dọa châm ngòi cho những căng thẳng mới giữa Iran và Israel cùng với phương Tây trong bối cảnh nước Mỹ có khả năng thay đổi tổng thống. Người được dự báo đắc cử tổng thống Mỹ Joe Biden đang có kế hoạch nối lại đàm phán với Iran để tìm kiếm một bản thỏa hiệp thay thế thỏa thuận hạt nhân giữa Nhóm P5+1 với Iran (năm 2015) mà Mỹ đã đơn phương rút khỏi hồi năm 2018.
Ông Abbas Aslani - nhà phân tích chính trị Iran, cho rằng: “Iran đang ở vào tình thế phải có phản ứng với vụ ám sát này vì nếu không sẽ làm cho phía bên kia càng lấn tới. Nhưng phản ứng thực sự thì có nguy cơ gây ra chuỗi các hành động dẫn tới xung đột trong khu vực, làm khó cho các bên muốn lập lại thỏa thuận hạt nhân trong tương lai”.
Nhận định về diễn biến mới này, ngày 27-11, cựu Giám đốc Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) John Brennan cho rằng: “Một hành vi khủng bố được nhà nước tài trợ như vậy sẽ là sự vi phạm trắng trợn luật pháp quốc tế và kích động thêm nhiều chính phủ thực hiện những cuộc tấn công thảm khốc nhằm vào các quan chức nước ngoài”. Bên cạnh đó, ông Brennan cũng kêu gọi Iran kiềm chế các hành vi trả đũa và “chờ đợi sự trở lại vai trò lãnh đạo có trách nhiệm của nước Mỹ trên vũ đài toàn cầu”.
Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres cũng vừa lên tiếng kêu gọi các bên liên quan kiềm chế sau vụ nhà khoa học hạt nhân Iran Mohsen Fakhrizadeh bị ám sát gần thủ đô Tehran.
Người phát ngôn của Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc, ông Farhan Haq nêu rõ: “Chúng tôi hối thúc sự kiềm chế và cần thiết phải tránh mọi hành động có thể dẫn đến tình trạng leo thang căng thẳng trong khu vực”.
NGUYỄN TẤN tổng hợp
本文地址:http://app.marimbapop.com/html/310e799389.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。