【c2 europa league】Thủ tướng hài lòng với kết quả thu
Theủtướnghàilòngvớikếtquảc2 europa leagueo số liệu vừa được Bộ Tài chínhcông bố, năm 2020, nhằm hỗ trợ tổ chức, cá nhân, doanh nghiệpvượt qua khó khăn do đại dịch Covid-19, ngân sách nhà nước (NSNN) đã miễn, giảm, gia hạn 123.600 tỷ đồng tiền thuế, thuê đất, phí và lệ phí. |
Tăng thu 184.000 tỷ đồng so với dự kiến
Theo số liệu vừa được Bộ Tài chính công bố, năm 2020, nhằm hỗ trợ tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp vượt qua khó khăn do đại dịch Covid-19, ngân sách nhà nước (NSNN) đã miễn, giảm, gia hạn 123.600 tỷ đồng tiền thuế, thuê đất, phí và lệ phí.
Song song với việc hỗ trợ tối đa cho doanh nghiệp, để tránh tình trạng lợi dụng, trục lợi chính sách, cơ quan thuế đã tăng cường kiểm tra, giám sát; đẩy mạnh chống thất thu, chuyển giá, gian lận thương mại, trốn thuế; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thuế; quyết liệt xử lý và thu hồi nợ đọng thuế, giảm tỷ lệ nợ đọng thuế trên thu ngân sách.
“Bằng các biện pháp tài khóa đồng bộ, quyết liệt kết hợp với chính sách tiền tệ và các chính sách kinh tếkhác, đã cơ bản giữ được ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì đà tăng trưởng kinh tế ở mức cao so với thế giới và khu vực. Nhờ đó, thu ngân sách đạt cao hơn so với đánh giá báo cáo Quốc hội với tổng thu ước đạt 1.507.100 tỷ đồng, bằng 98% dự toán (chỉ giảm 31.900 tỷ đồng), tăng gần 184.000 tỷ đồng so với báo cáo Quốc hội”, Bộ trưởng Bộ Tài chính, ông Đinh Tiến Dũng cho biết.
Trong bối cảnh khó khăn, Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, ông Cao Anh Tuấn cho biết, có tới 56 địa phương hoàn thành thu nội thu nội địa, trong đó có 40 địa phương tăng thu so với năm 2019.
“Chỉ có 7 tỉnh không đạt dự toán nhưng số thu vượt rất nhiều so với con số đã báo cáo với Quốc hội tại Kỳ họp thứ 10, đặc biệt là TP.HCM thu ngân sách năm nay vẫn đạt 266.609 tỷ đồng, tăng 10,7% so với con số đã báo cáo với Quốc hội”.
“Đây là số thu ngân sách rất tích cực trong điều kiện tăng trưởng kinh tế thấp hơn rất nhiều so với dự kiến. Không những thế, cơ cấu thu ngân sách bền vững hơn, tỷ trọng thu nội địa trong tổng thu ngân sách tăng từ 68% giai đoạn 2011-2015 lên 85,5% năm 2020 (kế hoạch là 84-85%), tỷ trọng thu dầu thô và thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu giảm từ 30% giai đoạn 2011-2015 xuống còn khoảng 14,2% năm 2020”, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho biết tại Hội nghị tổng kết năm 2020 của ngành tài chính - năm kết thúc giai đoạn tài chính trung hạn 2016-2020.
Ngân sách trung ương cắt giảm, tiết kiệm 49.300 tỷ đồng
Bộ Tài chính cho biết, thu ngân sách gặp khó khăn trong khi phải tăng chi để ứng phó với đại dịch Covid, thiên tai, bão lũ hỗ trợ người dân, doanh nghiệp (chi trên 18.000 tỷ đồng cho công tác phòng, chống dịch và hỗ trợ người dân vượt qua tác động của đại dịch Covid-19; chi 12.400 tỷ đồng dự phòng để hỗ trợ các địa phương khắc phục hậu quả bão, mưa lũ… nên ngay từ đầu năm, Bộ Tài chính đã quyết liệt trong việc tiết kiệm chi tiêu như yêu cầu tiết kiệm 70% kinh phí hội nghị, công tác phí trong và ngoài nước và tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên khác còn lại của năm 2020; địa phương nào hụt thu mà không “xoay” được thì phải chủ động cắt giảm các nhiệm vụ chi.
“Tổng số kinh phí đã cắt giảm, tiết kiệm được chỉ riêng ngân sách trung ương là 49.300 tỷ đồng, tương đương 4,6% dự toán. Nhờ chủ động trong điều hành, đến nay có thể khẳng định chi ngân sách năm 2020 đã hoàn thành mục tiêu đề ra, với tổng số chi ước khoảng 1.781.400 tỷ đồng, đáp ứng kịp thời, đầy đủ các nhiệm vụ chi và thanh toán các khoản nợ đến hạn ”.
“Tính chung 5 năm giai đoạn 2016-2020, tổng chi ngân sách ước đạt khoảng 7,66 triệu tỷ đồng, tương đương 28% GDP (giai đoạn 2011-2015 là 29,5% GDP). Cơ cấu chi tiếp tục chuyển dịch tích cực, tỷ trọng chi đầu tưphát triển năm 2020 đạt trên 29% (mục tiêu là 25-26%), chi thường xuyên khoảng 63,1% tổng chi (mục tiêu là dưới 64%)”, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết.
Giai đoạn 2016-2020 thu ngân sách đạt 6,89 triệu tỷ đồng
Phát biểu tại Hội nghị tổng kết ngàng tài chính năm 2020 và triển khai kế hoạch năm 2021, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bày tỏ sự hài lòng trước kết quả thu-chi ngân sách, bảo đảm an ninh, an toàn tài chính.
“Tại Kỳ họp thứ 10, Chính phủ đã báo cáo và được Quốc hội đồng ý năm nay sẽ hụt thu vào khoảng 180-190.000 tỷ đồng, nhưng nhờ quý IV kinh tế trưởng mạnh mẽ, cộng với công tác quản lý thu, thu hồi nợ đọng hiệu quả nên năm qua NSNN tăng gần 184.000 tỷ đồng so với báo cáo Quốc hội, tỷ lệ động viên vào ngân sách đạt khoảng 23,9% GDP; trong đó, thu nội địa cơ bản đạt dự toán. Nhờ đó, cả giai đoạn 2016-2020, tổng thu ngân sách nhà nước đạt 6,89 triệu tỷ đồng, hoàn thành vượt kế hoạch đề ra”, Thủ tướng điểm lại kết quả thu ngân sách năm 2020.
“Nhờ ngân sách không hụt thu quá lớn như dự toán ban đầu nên tính chung 5 năm giai đoạn 2016-2020, bội chi bình quân khoảng 3,6% GDP, đảm bảo mục tiêu không quá 3,9% GDP theo Nghị quyết 25/2016/QH14 của Quốc hội”, Thủ tướng nhấn mạnh.
Nhắc lại lời phát biểu của Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng Hội nghị trực tuyến cuối năm của Chính phủ (ngày 28/12/2020): “Mặc dù không hoàn thành được một số chỉ tiêu, nhưng năm 2020 vẫn được xem là năm thành công hơn năm 2019 và là năm thành công nhất trong 5 năm vừa qua với những kết quả, thành tích đặc biệt, có ý nghĩa quan trọng. Những kết quả, thành tích đó đã góp phần làm nên những thành tựu rất quan trọng, khá toàn diện, với nhiều dấu ấn nổi bật của nhiệm kỳ khoá XII và thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử của 35 năm đổi mới, làm cho đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”.
“Kết quả đạt được đặc biệt có ý nghĩa khi hầu hết các nước trên thế giới chìm trong khủng hoảng và suy thoái kinh tế”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh.
Thủ tướng nhấn mạnh: “Chưa nhiệm kỳ nào chúng ta ký kết, tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA) như nhiệm kỳ này (hiện 14 đã thực thi, một sắp thực thi - RCEPT) mở ra một không gian mới để phát triển đất nước, để chúng ta thực hiện chủ trương đa phương hóa, đa dạng hóa với hợp tác, hội nhập quốc tế. Cộng đồng quốc tế đánh giá rất cao khi cho rằng Việt Nam là một ví dụ thành công đặc biệt trong phòng chống Covid-19 và phát triển kinh tế.
“Quy mô nền kinh tế hiện đứng ở vị trí thứ 40 trên thế giới, đã vượt Singapore và Malaysia. Nhiều định chế dự báo, đến năm 2035, Việt Nam là nền kinh tế đứng thứ 19 trên thế giới. Việt Nam đứng thứ 3 trên thế giới về chỉ số kỳ vọng kinh tế. Ficht nhận định, năm 2021, Việt Nam tăng 8,6% thay vì 8,1% như dự báo trước đó”, Thủ tướng thông tin thêm.
(责任编辑:La liga)
- Giá xăng dầu đồng loạt tăng trong kỳ điều hành ngày 2/1
- IMF ‘bật đèn xanh’ cho gói cứu trợ 50 tỷ USD cho Argentina
- Thái Lan hỗ trợ hơn 50 triệu USD xây kho chứa gạo để ổn định giá
- Chế biến thủy sản xuất khẩu vào EU phải đăng ký cơ sở sơ chế cung cấp nguyên liệu
- Clip CSGT Lâm Đồng dọn đá sạt lở trên đèo Bảo Lộc trước khi hy sinh
- Trải nghiệm thế giới mì cao cấp Reevaland với nguyên liệu tươi
- Gạo xuất khẩu bật tăng cả lượng và kim ngạch
- 'Hòn đảo chết' ở Nhật Bản có nhà hàng đầu tiên
- Hoa Lư khiếu nại gói thầu 35 nghìn tỷ, ACV báo cáo Thủ tướng trước ngày 22/8
- 5 bước làm bánh cupcake hoa hồng cho Ngày của Mẹ 2022
- 12 cung hoàng đạo thứ 4 ngày 27/11/2024: Ma Kết chậm mà chắc, Kim Ngưu chớ sốt ruột
- Những câu status ngày Cá tháng Tư ý nghĩa, hài hước nhất 2022
- Ngày 3/1: Giá cao su thế giới đồng loạt giảm, trong nước đi ngang
- Trắc nghiệm tình yêu hàng ngày 11/11/2024: Khám phá con người thật của bạn khi yêu
- Quốc lộ nối Đà Lạt
- Xuất khẩu ớt sang Hàn Quốc cần nghiêm quy định về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật
- 10 Franc Thụy Sĩ được bình chọn là tờ tiền giấy đẹp nhất thế giới
- Thương vụ sáp nhập giữa hai đại gia AT&T và Time Warner có thể lên tới 85 tỷ USD
- Samsung thu được lợi nhuận khủng trong quý 2 nhờ Galaxy S7
- EC khởi xướng điều tra chống lẩn tránh thuế đối với thép không gỉ cán nguội