设为首页 - 加入收藏   
您的当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh > 【du doan psg】Tối ưu hóa lợi ích cho doanh nghiệp trong kiểm tra chuyên ngành 正文

【du doan psg】Tối ưu hóa lợi ích cho doanh nghiệp trong kiểm tra chuyên ngành

来源:88Point 编辑:Ngoại Hạng Anh 时间:2025-01-25 11:36:34

Chuyển mạnh sang hậu kiểm

Theốiưuhóalợiíchchodoanhnghiệptrongkiểmtrachuyênngàdu doan psgo đánh giá của Bộ Tài chính, xuất phát từ những thống kê của Tổng cục Hải quan, có một số kết quả nổi bật đáng kể đến như triển khai thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ cải cách công tác kiểm tra chuyên ngành; đơn giản hóa, cắt giảm thủ tục kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu; cắt giảm đáng kể các mặt hàng phải kiểm tra chuyên ngành.

Thủ tục kiểm tra chuyên ngành được cải cách đơn giản hơn tạo thuận lợi cho doanh nghiệp.
Thủ tục kiểm tra chuyên ngành được cải cách đơn giản hơn tạo thuận lợi cho doanh nghiệp.

Thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch hành động thúc đẩy Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN, cải cách công tác kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và tạo thuận lợi thương mại giai đoạn 2018 – 2020, đến nay các bộ, ngành đã sửa đổi, bổ sung 29/38 văn bản; ban hành 48/60 danh mục hàng hóa kèm mã số HS; hoàn thành ban hành quy chuẩn, tiêu chuẩn hoặc loại bỏ khỏi danh mục hàng hóa nhóm 2 và danh mục hàng hóa được phép nhập khẩu cho 22/22 nhóm hàng. Bên cạnh đó, đã loại bỏ 3 nhóm hàng phế liệu khỏi danh mục phế liệu được phép nhập khẩu phục vụ sản xuất của Bộ Tài nguyên và Môi trường; loại bỏ 2 nhóm hàng khỏi danh mục hàng hóa nhóm 2 phải kiểm tra chất lượng của Bộ Y tế.

Bà Bùi Kim Thùy - Đại diện cấp cao Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN tại Việt Nam:

Quản lý rủi ro thực chất tốt cho cả cơ quan quản lý và doanh nghiệp

Thay vì kiểm tra từng container hàng, từng lô hàng thì nay cơ quan quản lý sẽ thực hiện kiểm tra theo từng nhóm mặt hàng. Nếu thực hiện quản lý rủi ro một cách thực chất nhất thì sẽ tạo thuận lợi cho cả cơ quan quản lý và doanh nghiệp.

Việc áp dụng nguyên tắc quản lý rủi ro trong công tác kiểm tra chuyên ngành thể hiện thông qua nhiều văn bản quy phạm pháp luật về quản lý và kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu đã được sửa đổi, bổ sung theo hướng: tăng đối tượng được miễn kiểm tra; áp dụng miễn giảm kiểm tra chất lượng đối với hàng hóa đã có 3 lần nhập khẩu đạt yêu cầu; thay đổi phương thức kiểm tra an toàn thực phẩm từ kiểm tra chặt đối với tất cả các lô hàng nhập khẩu sang áp dụng 3 phương thức kiểm tra chặt, thông thường, giảm.

Tuy nhiên, việc triển khai vẫn còn một số tồn tại hạn chế như: hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động kiểm tra chuyên ngành chưa đồng bộ, thống nhất; đã áp dụng quản lý rủi ro nhưng chưa hiệu quả; chưa áp dụng công nhận lẫn nhau, thừa nhận lẫn nhau; chưa áp dụng truy xuất nguồn gốc; trình tự, thủ tục kiểm tra còn qua nhiều bước, quá mức cần thiết, không thống nhất, còn chồng chéo; kiểm tra nhiều nhưng phát hiện kết quả rất thấp; chi phí cao.

Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) đang kiến nghị các bộ, ngành tiếp tục hoàn thiện, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chuyên ngành, kiểm tra chuyên ngành, danh mục hàng hóa thuộc diện kiểm tra chuyên ngành kèm theo mã HS đang được các bộ, ngành sửa đổi, bổ sung; khẩn trương triển khai việc sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật, danh mục hàng hóa thuộc diện kiểm tra chuyên ngành kèm theo mã HS chưa được triển khai.

Tăng quyền của người nhập khẩu

Cùng với việc triển khai Kế hoạch nói trên, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 99/NQ-CP về đẩy mạnh phân cấp quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực.

Ông Nguyễn Hải Minh - Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam:

Cộng đồng doanh nghiệp mong chờ quy định mới được thông qua

Thay vì phải đi các cơ quan khác nhau để làm thủ tục như trước, đến nay, doanh nghiệp chỉ cần làm thủ tục với một đầu mối. Điều này sẽ giảm được rất nhiều thời gian và chi phí. Do vậy, cộng đồng doanh nghiệp rất mong chờ nghị định mới về kiểm tra chuyên ngành được thông qua. Chắc chắn, đó sẽ là cú hích lớn cho hoạt động của doanh nghiệp và sự phát triển kinh tế của Việt Nam. Đồng thời, sẽ góp phần nâng cao hình ảnh của Việt Nam trong quá trình thực hiện các cam kết quốc tế.

Đặc biệt, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 38/QĐ-TTg phê duyệt Đề án cải cách mô hình kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu. Theo đó, cơ quan hải quan làm đầu mối kiểm tra chuyên ngành, các bộ, ngành thực hiện hậu kiểm và thực hiện 7 nội dung cải cách hoạt động kiểm tra chuyên ngành tại cửa khẩu.

Để triển khai chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, đến nay, Tổng cục Hải quan đã hoàn thành việc xây dựng dự thảo nghị định mới về quản lý lĩnh vực này với nhiều nội dung đặc biệt quan trọng liên quan thiết yếu tới hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp, trình Bộ Tài chính trình Chính phủ xem xét.

Một điểm đáng chú ý trong dự thảo là việc tăng quyền của người nhập khẩu, trong đó, người nhập khẩu được lựa chọn cơ quan kiểm tra, được lựa chọn tổ chức chứng nhận và giám định. Doanh nghiệp có thể tra cứu tình trạng hàng hóa trên Cơ chế một cửa quốc gia để chủ động thực hiện.

Theo Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, 92% doanh nghiệp được lấy ý kiến đã nhất trí với dự thảo nghị định. Dự thảo đang được lấy ý kiến của các bộ ngành để trình Chính phủ thông qua vào quý II/2022.

Bà Phạm Thị Ngọc - Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Sữa Việt Nam:

Thống nhất một đầu mối sẽ thuận lợi và minh bạch

Việc kiểm tra chuyên ngành được tập trung triển khai qua một đầu mối là cơ quan hải quan rất thuận lợi cho doanh nghiệp, vì đảm bảo được sự minh bạch, công khai, thuận lợi và dễ thực hiện. Nhiều chứng từ trong hồ sơ kiểm tra chất lượng và an toàn thực phẩm sẽ được cắt giảm. Các phương thức kiểm tra sẽ dựa trên nguyên tắc quản lý rủi ro của hàng hóa và mức độ tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp.

热门文章

1.0567s , 7235.2734375 kb

Copyright © 2025 Powered by 【du doan psg】Tối ưu hóa lợi ích cho doanh nghiệp trong kiểm tra chuyên ngành,88Point  

sitemap

Top