Theo đó, giá ngũ cốc giảm nhờ sản lượng thu hoạch ở các nước xuất khẩu hàng đầu như Kazakhstan và Ukraine được cải thiện, giá ngũ cốc trong tháng 6 đã giảm 3% so với tháng 5. Giá bắp xuất khẩu cũng giảm do dự kiến sản lượng bắp ở Argentina và Brazil sẽ tăng cao. Sản lượng ngũ cốc toàn cầu dự kiến sẽ đạt mức kỷ lục. Theo FAO dự báo sản lượng ngũ cốc toàn cầu năm 2024 có thể đạt 2,854 tỷ tấn, tăng 0,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, mặc dù giá lúa mì và bắp giảm, giá gạo vẫn tăng nhẹ do nguồn cung toàn cầu bị ảnh hưởng bởi các hạn chế xuất khẩu của Ấn Độ - quốc gia chiếm 40% sản lượng gạo trên thế giới. Bên cạnh đó, với việc nông dân đẩy mạnh trồng lúa mì và bắp sau khi giá tăng cao do xung đột tại Ukraine đã ghi nhận một mùa vụ thắng lợi. Lượng xuất khẩu lúa mì của Nga cũng được phân bố rải rác khắp thị trường quốc tế, góp phần ổn định giá lúa mì. Oxford Economics nhận định giá lương thực có thể sẽ giảm trong thời gian tới do nguồn cung dồi dào từ các vụ mùa bội thu. Tuy nhiên, vẫn còn một số lo ngại về các vấn đề trên toàn cầu sẽ ảnh hướng tới giá lương thực trong thời gian tới. Cụ thể, các cuộc xung đột, hạn hán, biến đổi khí hậu vẫn đang đe dọa an ninh lương thực ở nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là Yemen, Dải Gaza, Sudan. Cùng với đó là biến đổi khí hậu khiến năng suất cây trồng giảm, đẩy giá một số mặt hàng lên cao và có thể dẫn đến tình trạng lạm phát vĩnh viễn đối với một số thực phẩm. Ngoài ra, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, giá dầu ô liu trong năm 2024 đã lên mức cao nhất trong 20 năm qua. Và biến đổi khí hậu cũng khiến giá cam ở Brazil, ca cao ở Tây Phi, ô liu ở Nam Âu hay cà phê ở Việt Nam tăng cao. Nhìn chung, giá lương thực thế giới tháng 6/2024 đã ổn định sau 3 tháng tăng liên tiếp, mang đến nhiều tín hiệu tích cực cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, vẫn còn một số rủi ro tiềm ẩn có thể ảnh hưởng đến giá lương thực trong thời gian tới.
|