当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh > 【trận vallecano】Tận dụng tốt các FTA thế hệ mới, gạo Việt “phủ sóng” nhiều thị trường khó tính

【trận vallecano】Tận dụng tốt các FTA thế hệ mới, gạo Việt “phủ sóng” nhiều thị trường khó tính

2025-01-26 02:52:21 [Ngoại Hạng Anh] 来源:88Point
Vị thế mới của gạo Việt Nam Tập trung hỗ trợ doanh nghiệp khai thác tốt hơn các thị trường FTA
Lãnh đạo Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và UBND TP Cần Thơ chủ trì hội nghị
Lãnh đạo Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và UBND TP Cần Thơ chủ trì hội nghị

Sáng 26/4, tại Cần Thơ, Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND TP Cần Thơ tổ chức Hội nghị tổng kết về xuất khẩu gạo năm 2023, quý 1/2024 và bàn định hướng xuất khẩu gạo trong thời gian tới.

Nhiều tín hiệu tích cực

Chia sẻ tại Hội nghị ông Nguyễn Anh Sơn, Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, tính đến hết quý 1/2024, xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt trên 2,18 triệu tấn, tương đương gần 1,43 tỷ USD, giá trung bình 653,9 USD/tấn; tăng 17,6% về lượng, tăng 45,5% về kim ngạch và tăng 23,6% về giá so với quý 1/2023.

Xuất khẩu gạo của Việt Nam trong quý 1/2024 vẫn tiếp tục chiếm lĩnh các thị trường trọng điểm có nhu cầu tiêu thụ lớn về sản lượng. Trong đó, Philippines vẫn là thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam chiếm 46,4% trong tổng lượng và chiếm 45,5% trong tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của cả nước; xuất khẩu gạo sang Indonesia đứng thứ 2, tăng 199,7% về lượng, tăng 308,8% về kim ngạch và tăng 36,4% về giá so với cùng kỳ năm 2023; xuất khẩu gạo sang thị trường Malaysia cũng tăng 28,8% về lượng, tăng 60,6% kim ngạch và tăng 24,7% về giá so với quý 1/2023.

Đánh giá chung tình hình xuất khẩu gạo thời gian qua, ông Nguyễn Anh Sơn nhận định, các thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo đã tận dụng tốt cơ hội thị trường từ các FTA thế hệ mới, cơ cấu thị trường dần chuyển dịch tích cực theo hướng đa dạng hóa. Bên cạnh các thị trường truyền thống như Trung Quốc, Philippines, hay châu Phi, gạo Việt Nam đã mở rộng sang các thị trường “khó tính” như châu Âu… với giá trị cao tuy khối lượng chưa lớn. Điều này cho thấy chất lượng gạo của Việt Nam ngày càng gia tăng và đáp ứng được yêu cầu khắt khe từ các thị trường khó tính đồng thời cho thấy sự tận dụng tốt ưu đãi của các FTA.

Bên cạnh đó, thương nhân cũng tận dụng tốt cơ hội trong những thách thức từ thị trường thương mại lương thực toàn cầu để trở thành nguồn cung thay thế ở nhiều thị trường tiềm năng như Mỹ, Canada, Chile.

Quan sát chặt diễn biến thị trường

Đánh giá về triển vọng năm 2024, ông Sơn chỉ ra nhiều yếu tố tác động lên ngành lúa gạo Việt Nam như tình trạng xâm nhập mặn tại ĐBSCL, căng thẳng địa chính trị khu vực và toàn cầu… Theo đó, mặc dù xuất khẩu những tháng đầu năm 2024 có tín hiệu tích cực, vẫn cần quan sát, đánh giá nhu cầu nhập khẩu của các thị trường lớn của Việt Nam như Hoa Kỳ và EU do vẫn còn chịu ảnh hưởng bởi lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp tăng, kinh tế vĩ mô chưa ổn định hoàn toàn. Đồng thời, tận dụng tốt cơ hội ở một số quốc gia, khu vực khác ở châu Á, châu Phi; có kế hoạch phù hợp để đáp ứng trường hợp nhu cầu tiêu dùng gia tăng trở lại, dự kiến phục hồi rõ rệt hơn trong nửa sau của năm 2024.

Về phía Bộ Công Thương, sẽ tiếp tục tháo gỡ khó khăn thị trường, linh hoạt tổ chức, triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại; tăng cường công tác thông tin thị trường. Bộ sẽ phát huy vai trò của hệ thống Thương vụ, chi nhánh Thương vụ tại các quốc gia, vùng lãnh thổ để theo dõi, bám sát diễn biến tình hình thị trường để kịp thời đề xuất các biện pháp xử lý, chủ động có biện pháp ứng phó khi có diễn biến bất thường, thúc đẩy xuất khẩu gạo.

Bộ Công Thương cũng đề nghị về phía Hiệp hội, thương nhân bên cạnh đảm bảo an ninh lương thực, cần nghiêm túc duy trì chế độ báo cáo, cung cấp thông tin theo quy định tại Nghị định số 107/2018/NĐ-CP, Thông tư số 30/2018/TT-BCT để phục vụ công tác điều hành xuất khẩu gạo.

Đồng thời, tuân thủ các quy định của pháp luật trong hoạt động tiêu thụ gạo trong và ngoài nước, đặc biệt đối với việc đảm bảo đầy đủ các chứng từ, hồ sơ truy xuất nguồn gốc đầy đủ trong quá trình từ thu mua đến chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu, đảm bảo không gian lận thương mại, giữ gìn hình ảnh thương hiệu, uy tín gạo Việt Nam. Tăng cường giám sát, quản lý chặt chẽ chất lượng gạo xuất khẩu theo yêu cầu của thị trường nhập khẩu đặc biệt lưu ý các vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm do các thị trường nhập khẩu ngày càng siết chặt các quy định đảm bảo an toàn thực phẩm đối với sản phẩm nhập khẩu (Trung Quốc, Philippines).

Ông Nguyễn Anh Sơn cũng đề nghị Hiệp hội Lương thực Việt Nam, thông qua trao đổi với các thương nhân, doanh nghiệp hội viên và các đối tác liên quan, chủ động tìm hiểu và thông tin tới Bộ Công Thương những yếu tố cần lưu ý từ các thị trường gạo thế giới, đặc biệt với các thông tin dự báo chính sách, động thái của Chính phủ các nước liên quan đến hoạt động nhập khẩu gạo.

Đồng thời, nghiên cứu chủ động tìm kiếm, mở rộng thị trường nhằm đa dạng hóa thị trường, tránh để lệ thuộc vào một thị trường trong đó tận dụng ưu đãi từ các Hiệp định thế hệ mới mang lại như các khu vực thị trường mới như châu Mỹ (Peru, Mexico), EU.

(责任编辑:Nhà cái uy tín)

推荐文章
热点阅读