Chiều ngày 17/5,ếtđịnhbấtngờtrongphiênxétxửnhómgíbillcướptàisảnhận định bóng đá chính xác hôm nay TAND TP Hà Nội mở phiên tòa xét xử phúc thẩm cựu đại úy Lê Thị Hiền (40 tuổi, trú quận Cầu Giấy, Hà Nội) và đồng phạm về tội cướp tài sản.
Sau khi xem xét, HĐXX cấp phúc thẩm quyết định bác kháng cáo của bị cáo Lê Thị Hiền, buộc cựu đại úy chấp hành hình phạt 7 năm tù vì tội Cướp tài sản.
HĐXX cấp phúc thẩm chấp nhận kháng cáo xin giảm nhẹ tội của các bị cáo Nguyễn Minh Trang, Nguyễn Phương Trang và Trần Minh Hiếu. Theo đó tuyên phạt Minh Trang: 5 năm tù; Minh Hiếu: 3 năm 6 tháng tù và Phương Trang: 2 năm 6 tháng tù, cho hưởng án treo, thử thách 5 năm.
Đối với 12 bị cáo trong vụ án, dù không có kháng cáo, nhưng để đảm bảo sự công bằng, HĐXX cấp phúc thẩm đã giảm nhẹ hình phạt cho họ mỗi người 1 năm tù.
Trước đó, ngày 24/9/2022, TAND quận Đống Đa (Hà Nội) tuyên phạt cựu đại úy Lê Thị Hiền, người từng gây náo loạn tại Sân bay Tân Sơn Nhất gần 4 năm trước mức án 7 năm tù vì tội Cướp tài sản.
Sau bản án sơ thẩm, bị cáo Hiền kháng cáo xin giảm nhẹ tội. Tại phiên tòa phúc thẩm, người này cho rằng, mức án 7 năm tù mà tòa án cấp sơ thẩm tuyên bị cáo là quá nặng, mong được xem xét giảm nhẹ.
“Trong quá trình bị giam giữ, bị cáo rất ăn năn hối lỗi, xin HĐXX xem xét giảm nhẹ tội cho bị cáo để còn cải tạo, sớm được trở về nuôi con nhỏ”, lời khai của bị cáo Lê Thị Hiền.
Bị tòa án sơ thẩm tuyên mức án 5 năm tù vì tội Cướp tài sản, bị cáo Trần Minh Hiếu kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.
Luật sư của Hiếu cho hay, Hiếu là sinh viên có hoàn cảnh gia đình khó khăn, đã phải đi làm thêm ở quán Magic Lounge để đỡ cha mẹ. Khi biết quán sử dụng chiêu “gí bill", cậu sinh viên chưa kịp nghỉ đã bị bắt.
Trước khi diễn ra phiên tòa phúc thẩm, người bị hại có đơn xin giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo Hiếu và xác nhận mình không bị Hiếu đe dọa.
Bào chữa cho bị cáo Hiếu, luật sư cho rằng, hình phạt 5 năm tù giam đối với bị cáo là quá nặng, không công bằng khi Hiếu chỉ là đồng phạm giản đơn, hành vi mờ nhạt. Bản thân bị cáo do mới đi làm nên chỉ nghe theo sự sắp xếp của các nhân viên khác, sai lầm phạm phải của bị cáo là do nhận thức về pháp luật của bị cáo còn hạn chế.
Trong vụ án này, bị cáo Nguyễn Phương Trang khi phạm tội chưa đủ 15 tuổi. Sau khi bị tòa án cấp sơ thẩm tuyên mức án 3 năm 6 tháng tù, Trang kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.
Trình bày phần bào chữa cho bị cáo Trang, luật sư Hoàng Minh Hiển cho rằng, khi phạm tội, bị cáo đang ở độ tuổi còn non nớt, nhận thức chưa tới và bị người trưởng thành sử dụng, lôi kéo, sử dụng lao động trái pháp luật.
Cho rằng bị cáo có hoàn cảnh đặc biệt, là người bị hạn chế về khả năng nhận thức, rối loạn hành vi, được chỉ định điều trị dài ngày và bị người trưởng thành lôi kéo, dụ dỗ, sử dụng vào việc phạm tội, luật sư Hoàng Minh Hiển đề nghị HĐXX cấp phúc thẩm áp dụng điểm c, khoản 1, điều 357 sửa bản án sơ thẩm và giảm nhẹ tội cho bị cáo, cho Trang được hưởng án treo để bị cáo có thể tiếp tục đi học.
Bị tòa án cấp sơ thẩm tuyên mức án 7 năm tù, bị cáo Nguyễn Thị Minh Trang kháng cáo xin giảm nhẹ tội.
Theo bản án sơ thẩm, năm 2019, Vũ Anh Hoàng (SN 1991, ở Quảng Ninh), Nguyễn Đức Thăng (SN 1992, ở Hà Nội) và Lê Thị Hiền cùng góp vốn ban đầu khoảng hơn 2 tỷ đồng để mở quán Magic Lounge (trong đó bị cáo Hiền góp 20%). Địa chỉ quán ở phố Tôn Đức Thắng, kinh doanh đồ uống, bóng cười.
Đến tháng 3/2020, Hoàng, Thăng, Hiền ký hợp đồng thuê Nguyễn Thị Minh Trang (SN 1993, ở Hà Đông, Hà Nội) lên chương trình hoạt động cho quán Magic.
Sau khi ký hợp đồng, Trang tuyển nhân sự và lên quy trình vận hành, hoạt động của quán Magic qua Facebook cho nhóm cổ đông.
Trong đó có nội dung cách thức hoạt động tìm kiếm khách qua mạng xã hội Tinder đưa về quán. Nếu thấy khách có tiền, họ sẽ tìm cách đẩy thêm đồ ăn (hoa quả, đồ uống, rượu, bia), bóng cười… để khách phải thanh toán hoặc phải để lại tài sản có giá trị.
Để hoàn thành hợp đồng, Trang áp dụng cách thức dùng nữ nhân viên booking của quán lên các trang mạng xã hội: Tinder, Badoo… để hẹn hò, làm quen, lôi kéo khách đến quán rồi đưa các dịch vụ của quán (đồ ăn, đồ uống, bóng cười...) lên, sau đó nhân viên bỏ trốn để khách ở lại thanh toán tiền.
Trang cũng cho thành lập đội bảo an gồm các nhân viên nam trong nhóm booking có nhiệm vụ như đội bảo kê để đánh, ép khách nếu không chịu trả tiền. Cách thức này trong quán gọi là “gí bill”.
Để đảm bảo doanh số như thỏa thuận, Trang yêu cầu các nhân viên booking nữ dùng các ứng dụng hẹn hò trên mạng xã hội làm quen với khách nam rồi lôi kéo khách đến quán.
Trước khi khách đến, nhân viên booking sẽ gọi đồ, bày sẵn ra bàn. Sau khi khách đến chơi được một lúc, các nhân viên booking sẽ bỏ trốn để lại khách. Tiếp đó nhân viên của quán sẽ bắt khách phải trả số tiền này, nếu không có tiền khách phải để lại tài sản.
Khách nào không chịu trả tiền sẽ có các nam nhân viên ra nói chuyện, đe dọa, ép trả tiền, ép để lại tài sản có giá trị.
Cáo buộc cho rằng, với mô hình hoạt động như trên, các bị cáo đã thực hiện 4 vụ cướp tài sản của khách tại quán.