当前位置:首页 > World Cup > 【lich bong da cup fa】Năng lượng tái tạo ở Việt Nam có thật “nhanh, nhiều, tốt, rẻ”

【lich bong da cup fa】Năng lượng tái tạo ở Việt Nam có thật “nhanh, nhiều, tốt, rẻ”

2025-01-08 17:04:11 [Cúp C2] 来源:88Point
.

“Cân bằng nguồn cung điện cho nền kinh tế với sự chủ động và giá hợp lý” là thách thức lớn đặt ra với không chỉ ngành điện trong quá trình xây dựng Quy hoạch điện VIII hiện nay.

Việt Nam hiện đứng trước yêu cầu cấp bách chuyển dịch dần từ các nguồn năng lượng truyền thống,ănglượngtáitạoởViệtNamcóthậtnhanhnhiềutốtrẻlich bong da cup fa hóa thạch như than, dầu, khí tự nhiên... sang các nguồn năng lượng tái tạo, khí hóa lỏng (LNG) để tránh phụ thuộc vào một nguồn. Nghị quyết số 55-NQ/TW, ngày 11/2/2020 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 cũng xác định mục tiêu “sử dụng hiệu quả các nguồn năng lượng tái tạo”.

Với Việt Nam, cơ cấu nguồn của hệ thống cung cấp năng lượng điện hiện tại là nhiệt điện than chiếm 35,2%; thủy điện (35,9%), tuabin khí (12,6%), năng lượng tái tạo (điện gió, mặt trời, áp mái, sinh khối) 12,6%; điện chạy dầu (2,1%); điện nhập khẩu và từ nguồn khác chưa tới 2%.

Tuy nhiên, do năm nay nước ít, nên nhiệt điện than được huy động đã chiếm xấp xỉ 60% sản lượng điện sản xuất, thủy điện là 24% và tua bin khí là 15,2%. Các nguồn điện từ năng lượng tái tạo (điện gió, mặt trời...) chiếm khoảng 5% sản lượng điện; các nguồn nhiệt điện dầu, nhập khẩu năng lượng khác là 2,3%.

Dẫu vậy, xanh - sạch cũng đi kèm với các điều kiện, không đơn giản như việc nói muốn là điện sẽ tuôn trào và thoả mãn được yêu cầu “nhanh, nhiều, tốt, rẻ”.

Trên thực tế, sự phát triển ồ ạt điện mặt trời, gió trong thời gian qua đã tạo ra thách thức mới trong vận hành hệ thống điện. Do công suất phát của loại hình năng lượng này không ổn định, khó dự báo chính xác và chỉ phát vào ban ngày (từ 6 đến 18h hàng ngày, đạt đỉnh vào 12h trưa với điện mặt trời), nên đòi hỏi hệ thống cung cấp điện phải có dự phòng lớn.

Cũng theo tính toán, khi năng lượng tái tạo chiếm tỷ trọng 20% tổng nguồn điện, thì việc vận hành hệ thống sẽ đối diện với nhiều thách thức mới về tính ổn định so với các nguồn điện truyền thống. Bên cạnh đó, với cao điểm tiêu thụ điện buổi sáng và chiều tối trên hệ thống hiện gần tương đương nhau, nên nếu có 6.452 MW điện mặt trời trên hệ thống như đang hoạt động, đáp ứng được nhu cầu điện ở cao điểm sáng, thì điều đó cũng đồng nghĩa phải có sẵn bằng ấy công suất nguồn điện khác thay thế điện mặt trời để đáp ứng cao điểm tối nếu không muốn cắt điện. Thế nhưng, khi hơn 6.000 MW nguồn điện khác nằm im lúc “mặt trời toả sáng”, thì chi phí đầu tưban đầu vẫn phải tính vào giá thành sản xuất điện của toàn hệ thống.

Từ chỗ chỉ đặt mục tiêu 850 MW điện mặt trời vào năm 2020 và 1.200 MW tới năm 2030, khoảng 800 MW điện gió vào năm 2020 và tăng lên mức 2.000 MW vào năm 2025 trong Quy hoạch điện VII và VII điều chỉnh, sau 3 năm qua, đã có hơn 23.000 MW điện gió và điện mặt trời được bổ sung vào quy hoạch điện. Ngoài ra, còn có hơn 10.000 MW điện mặt trời được Bộ Công thương thẩm định xong và đang yêu cầu Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tính toán phương án giải toả nguồn điện với mục tiêu bổ sung sớm vào quy hoạch.

Như vậy, so với tổng công suất 58.000 MW nguồn điện được xây dựng trong khoảng 70 năm qua của cả hệ thống, có thể thấy, đầu tư vào năng lượng tái tạo đã bùng nổ bất ngờ. 

Đại biểu Quốc hội, ông Đỗ Văn Sinh từng tính toán, với 4.960 MW mặt trời đi vào vận hành trước ngày 1/7/2019, EVN đã phải mua điện với giá 9,35 UScents/kWh, chênh lệch hơn 890 triệu USD (tương đương 20.000 tỷ đồng) nếu so với giá mua điện gió. Còn nếu so mức giá 9,35 UScents/kWh với giá 7,09 UScents/kWh sau ngày 1/7/2020, thì con số chênh lệch cũng lên tới 3,667 tỷ USD (tương đương 80.000 tỷ đồng).

Điều đáng nói là chỉ có số ít nhà đầu tư điện mặt trời được hưởng số tiền chênh lệch này từ thị trường gồm hơn 97 triệu dân Việt Nam.

Ở đây có một điều cần nhắc tới, đó là tất cả tấm pin mặt trời hiện phải nhập khẩu, chủ yếu từ Trung Quốc. Còn điện gió, ngoài việc trong nước chỉ góp được một vài chi tiết và phải nhập khẩu hầu như toàn bộ thiết bị, thì phần lớn nhà thầuthi công điện gió ngoài khơi hiện nay đến từ Trung Quốc, bởi nhà thầu nội không đủ năng lực. Nghĩa là, Việt Nam càng phát triển năng lượng tái tạo ở giai đoạn hiện tại, thì đối tác nước ngoài là người được hưởng lợi nhiều nhất từ bán thiết bị và thi công. 

Nhìn ra thế giới, năm 2019, Đức là nước được ngưỡng mộ khi có tỷ lệ năng lượng tái tạo tham gia hệ thống điện lên tới 60%, nhưng ít ai biết rằng, Chính phủ Đức đã phải bù lỗ 27 tỷ Euro cho hoạt động này. Bởi vậy, vấn đề đặt ra là, nếu tăng tỷ lệ năng lượng tái tạo lên cao, thì Việt Nam sẽ bù đắp ra sao?

Đây là vấn đề cần đặt ra một cách nghiêm túc, xem xét trên nhiều góc độ, tính toán một cách đầy đủ, chi tiết, từ đó có sự lựa chọn thích hợp và tổng thể ở tầm vĩ mô, thay vì suy nghĩ giản đơn rằng, năng lượng tái tạo là sản phẩm “nhanh, nhiều, tốt, rẻ”.

(责任编辑:La liga)

推荐文章
热点阅读