các nhà khoa học,ầnđảmbảoổnđịnhtàikhoávàkhảnăngchịusốkết quả bống đá hôm nay các nhà quản lý đã phân tích, đánh giá, nhìn nhận một cách toàn diện về bức tranh nợ công của Việt Nam, đồng thời đề xuất nhiều giải pháp nâng cao hiệu quả và quản lý nợ công.
Số liệu được tính theo quy định pháp luật hiện hành
Công bố số liệu về nợ công tại hội thảo, Phó Cục trưởng Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại Bộ Tài chính Võ Hữu Hiển cho biết, huy động nợ công trong giai đoạn 2011 đến 2015 được hơn 2,7 triệu tỷ đồng, bình quân 14% GDP, chiếm khoảng 44% tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội, tốc độ tăng bình quân hàng năm ở mức nhanh 16,7%/năm.
Tỷ lệ nợ công đến cuối năm 2015 ở mức 62,2% GDP, nợ của Chính phủ ở mức 50,3% GDP, nợ nước ngoài của quốc gia ở mức 43,1% GDP.
Đánh giá chung, công tác quản lý nợ công về cơ bản đáp ứng các mục tiêu đề ra, góp phần huy động nguồn lực cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội.
Cơ cấu nợ công đến cuối năm 2015 bao gồm nợ chính phủ chiếm 80,8% dư nợ, nợ được chính phủ bảo lãnh chiếm 17,8% và nợ chính quyền địa phương chiếm 1,4%.
Trong cơ cấu nợ chính phủ, tỷ trọng nợ trong nước tăng từ 39% năm 2011 lên 75% năm 2015 và nợ nước ngoài giảm tương ứng từ 61% năm 2011 xuống còn 43% năm 2015. Bên cạnh đó, tỷ lệ các khoản vay ODA, vay ưu đãi trong cơ cấu nợ nước ngoài của chính phủ vẫn duy trì ở mức cao (trên 94%).
Đối với nợ trong nước của Chính phủ chủ yếu huy động thông qua hình thức phát hành trái phiếu Chính phủ, chiếm 78% tổng nguồn dư nợ trong nước của Chính phủ, lãi suất phát hành trung bình năm 2015 là 6%/năm với kỳ hạn trung bình 6,96%/năm.
Đối với dư nợ nước ngoài của Chính phủ, 94% các khoản nợ là các khoản vay ODA, vay ưu đãi có kỳ hạn dài và lãi suất ưu đãi, 6% còn lại là các khoản vay với điều kiện vay thương mại. Lãi suất trung bình của các khoản vay nước ngoài của Chính phủ tại thời điểm 31/12/2015 khoảng 1,7%/năm với kỳ hạn trung bình là 12,3% năm.
Cục trưởng Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại Trương Hùng Long khẳng định, những số liệu Bộ Tài chính đưa ra là chính xác, tính đúng theo quy định pháp luật về nợ công hiện hành của Việt Nam. Việc tổ chức huy động và sử dụng vốn vay đã được triển khai trên cơ sở các chủ trương của Đảng, các nghị quyết của Quốc hội và chỉ đạo của Chính phủ.
Việc sử dụng vốn vay chưa hiệu quả
Tại hội thảo, nhiều ý kiến đều cho rằng nợ công ở Việt Nam đang trong ngưỡng an toàn, phạm vi nợ công ở Việt Nam là phù hợp. Tuy nhiên, cũng có nhiều ý kiến lo ngại phạm vi nợ công của Việt Nam là chưa phù hợp, chưa phản ánh đúng thực chất; nợ công đang tăng nhanh, sử dụng nợ công đang có nhiều biểu hiện không hiệu quả và nợ công đang có nguy cơ tiềm ẩn nhiều rủi ro cho cả trước mắt và lâu dài.
Còn theo đại diện của Bộ Tài chính, chi phí huy động vốn có xu hướng tăng khi Việt Nam trở thành nước có thu nhập trung bình. Hơn nữa, việc huy động, sử dụng vốn vay còn dàn trải, chưa hiệu quả; các công cụ quản lý nợ còn thiếu, chưa đảm bảo chủ động; công tác quản lý nợ công còn phân tán, thiếu sự đồng bộ giữa các bộ, ngành, địa phương, gây khó khăn cho việc thống nhất quản lý nợ công, chủ động trả nợ, giám sát và kiểm soát rủi ro các chỉ tiêu an toàn nợ công theo quy định của pháp luật.
Đóng góp vào công tác quản lý nợ công trong thời gian tới, nhiều đại biểu cho rằng, nợ công chịu sự ảnh hưởng của nhân tố như: Bội chi ngân sách, tăng trưởng GDP, lãi suất, lạm phát, tỷ giá cũng như các yếu tố kỹ thuật về quản lý nợ công. Chính vì vậy, Việt Nam cần phải hình thành cho được các phương thức quản lý nợ công hiệu quả trong một môi trường kinh tế vĩ mô dự báo sẽ còn nhiều biến động.
Trong khuyến nghị của mình, TS Lê Đăng Doanh cho rằng, cần xây dựng một lộ trình tái cơ cấu ngân sách nhà nước với những bước đi đồng bộ, thích hợp như: Tinh giảm bộ máy; thực hiện công khai minh bạch; thực hiện trách nhiệm giải trình, trách nhiệm cá nhân đối với chi tiêu công, đầu tư công; sửa đổi, bổ sung quy định về đầu tư công, mua sắm công, cắt giảm chi tiêu thường xuyên.
PGS. TS Vũ Sỹ Cường – Học viện Tài chính khuyến nghị, tiếp tục cơ cấu lại nợ công tăng tỷ trọng vốn vay dài hạn để giảm áp lực trả nợ ngắn hạn. Xem xét việc xây dựng các chỉ tiêu an toàn nợ công phù hợp với thông lệ quốc tế và tình hình mới./.
Xem xét kỹ quan hệ giữa quyền lực với quản lý nợ công “Hiện nay, Việt Nam đang hội nhập sâu rộng, do vậy cần tiếp cận những giải pháp, phương pháp quản lý nợ theo thông lệ quốc tế ít rủi ro nhất. Hơn nữa, muốn bàn về vấn đề nợ thì trước hết phải bàn về ngân sách, toàn bộ mô hình tăng trưởng hiện nay”. TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam Đồng bộ hóa chuẩn mực thống kê về nợ công “Cần đồng bộ hóa chuẩn mực thống kê về nợ công để nhìn nhận rõ hơn về thực trạng nợ công, xác định các vùng rủi ro, qua đó kiểm soát tốt hơn rủi ro nợ công. Đồng thời cần duy trì trần nợ công cố định, một cách nghiêm túc, để đưa và duy trì nợ công ở mức cho phép, kiểm soát rủi ro vĩ mô trong trung hạn. Nên coi đây là nghĩa vụ đối với Chính phủ (hay là ràng buộc phải có đối với bài toán tăng trưởng)”. Tiến sỹ Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách, Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội Tối ưu hoá chi phí và thời gian đáo hạn “Việt Nam cần xây dựng lại các vùng đệm tài khóa bằng việc hợp nhất tài khóa để ổn định và giảm dần nợ công thông qua việc kết hợp cân bằng giữa các công cụ thu chi. Bên cạnh đó tối ưu hóa chi phí và thời gian đáo hạn của danh mục nợ, bao gồm đẩy nhanh việc giải ngân ODA (biện pháp ngắn hạn), tìm kiếm các nguồn vốn thay thế trong nước và quốc tế”. Ông Sebastian Eckaradt, chuyên gia kinh tế Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam Nhìn thẳng, làm thật, nói thật “Cần xây dựng báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội nói chung và cân đối ngân sách nói riêng, bao gồm cả trung ương và địa phương theo tinh thần “nhìn thẳng vào sự thật, làm rõ sự thật, nói đúng sự thật”, chỉ ra những nguyên nhân lâu dài và trực tiếp dẫn đến tình trạng bội chi ngân sách ngày càng tăng, nợ công tăng lên nhanh” TS Lê Đăng Doanh |
Đức Minh