88Point88Point

【bang xep hang serie b】Không ai muốn mua đậu phụ để được ăn… thạch cao

Đó là ý kiến của PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (Viện Công nghệ sinh học và thực phẩm,ôngaimuốnmuađậuphụđểđượcănthạbang xep hang serie b ĐH Bách khoa HN) khi trao đổi với PV  Chất lượng Việt Namxung quanh việc nhiều cơ sở sản xuất vì lợi nhuận đã độn thêm thạch cao để gia tăng khối lượng đậu phụ.

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh cho rằng đậu phụ độn thạch cao là một hành vi gian lận thương mại

Thời kỳ bao cấp, do điều kiện kinh tế khó khăn nên một số người nảy ra sáng kiến trong quy trình sản xuất đậu phụ sẽ cho thêm thạch cao vào nhằm tăng khối lượng, số lượng của đậu phụ, ví dụ 1 ki-lo-gam đậu thì cho thêm 3 lạng thạch cao. Với cách độn thạch cao này, số người có cơ hội được ăn đậu phụ sẽ nhiều hơn.

Hiện nay đời sống của nhân dân đã đổi khác, đậu phụ được cho là một loại thức ăn rẻ tiền, tiện dụng nên việc sử dụng thạch cao trong sản xuất đậu nhằm tăng lợi nhuận của các cơ sở sản xuất là một hành vi gian lận thương mại cần bị lên án.

Thạch cao là loại phụ gia nằm trong danh mục các chất phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm (quyết định số 3742/2001/QĐ-BYT ngày 31.8.2001 của bộ Y tế) nên người dùng có thể sử dụng thạch cao như một chất phụ gia (liều lượng ít) song chẳng ai sử dụng thạch cao để làm phụ gia sản xuất đậu. Thực tế, trong quy trình sản xuất đậu phụ, thạch cao được sử dụng với tư cách một nguyên liệu, một chất độn làm tăng khối lượng sản phẩm từ đó gia tăng lợi nhuận của người bán nên hoàn toàn trái với quy định.

Thạch cao được khai thác từ nhiều nguồn khác nhau, trong đó có việc đào từ lòng đất, bản chất nó là một thứ sa khoáng và khả năng bị nhiễm những loại kim loại nặng là rất cao. Khi người làm đậu sử dụng loại thạch cao thô này để làm chất độn cho đậu phụ thì người tiêu dùng ăn phải sẽ có nguy cơ bị nhiễm chất độc từ các loại kim loại nặng lẫn trong thạch cao.

Thạch cao trong xây dựng hay thạch cao thực phẩm thì đều không được phép sử dụng để gian dối trong sản xuất đậu phụ

Thạch cao tinh là loại đã được tinh chế kỹ, nó có khả năng hòa toa cao hơn do đã loại bỏ hết các tạp chất. Nó không gây độc nhưng cũng chẳng có chất gì bổ béo, chỉ có tác dụng khiến đậu phụ nặng và cứng hơn. Đó là còn chưa kể tới việc thạch cao độn trong đậu phụ sẽ khiến người ăn đầy bụng, không tiêu hóa được. Mặt khác, loại thạch cao tinh này có giá thành khá đắt, đắt hơn đậu tương (nguyên liệu làm đậu phụ) nên chẳng dại gì mà người ta lại sử dụng loại nguyên liệu đắt để độn vào thứ rẻ hơn. Do vậy, nguy cơ cao là người sản xuất đậu phụ sẽ chọn cách sử dụng loại thạch cao thô hoặc các loại thạch cao giá rẻ được chế biến qua loa, chưa được tinh chế kỹ và chắc chắn điều này sẽ gây ra những tác hại khó lường cho sức khỏe người tiêu dùng.

Từ đó có thể thấy dù là thạch cao trong xây dựng hay thạch cao thực phẩm thì cũng không được phép sử dụng để gian dối trong việc sản xuất đậu phụ. Người tiêu dùng muốn bìa đậu họ mua phải mềm mại, khi rán lên thì xốp nhẹ, có vị béo ngậy của đậu tương chứ không muốn mua đậu phụ để rồi được ăn… thạch cao. Chuyện này cũng giống như việc bạn uống cà phê thì luôn muốn được uống cà phê nguyên chất chứ không hề muốn uống cà phê trộn đậu tương.

Có một số cách để phân biệt được đậu phụ thường và đậu phụ trộn thạch cao như sau:

- Đậu phụ có thạch cao thì trông bìa đậu cứng và đầy đặn, đậu không có thạch cao thì mềm, hơi xốp và lõm, khi ấn vào bìa đậu sẽ chảy nước.

- Đậu có thạch cao khi rán sẽ không ngót đi bao nhiêu còn nếu đậu không có thạch cao thì tóp lại, ruột mềm, xốp, khi ăn có vị béo ngậy của đậu tương.

Lam Phong(ghi)

赞(6)
未经允许不得转载:>88Point » 【bang xep hang serie b】Không ai muốn mua đậu phụ để được ăn… thạch cao