Đó là những chia sẻ của doanh nhân Nguyễn Ngọc Thành,ânNguyễnNgọcThànhChiếntranhchotôibảnlĩnhđốidiệntháchthứtỷ số bóng đá ngoai hang anh Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Công ty Công ty cổ phần Xây dựng và Phát triển Đầu tư Hải Phòng (CDI) trong cuộc trò chuyện với chúng tôi vào những ngày cuối tháng Tư, khi cả nước đang hướng về kỷ niệm 39 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Doanh nhân Nguyễn Ngọc Thành đã được tặng Bằng khen của Thủ tướng chính phủ năm 1996; Cúp vàng “Doanh nhân văn hóa” năm 2008; Giải thưởng Bạch Thái Bưởi và Danh hiệu “Doanh nhân Đất Việt thế kỷ 21” năm 2008.
Đưa CDI trở thành thương hiệu
Nhập ngũ năm 1970, sau 5 năm tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ, ông ra quân, tiếp tục sự nghiệp học tập và đến năm 1982, ông về công tác tại Liên hiệp các xí nghiệp Xây lắp Hải Phòng (là đơn vị tiền thân của Công ty CDI ngày nay). Năm 1992, xí nghiệp giải thể và thành lập lại lấy tên là Công ty Xây lắp số 8, ông Nguyễn Ngọc Thành được bổ nhiệm làm Giám đốc Công ty. Vào thời điểm này, Công ty chỉ làm nhiệm vụ thầu xây dựng công trình, với số vốn được giao ban đầu là 365 triệu đồng. Năm 2007, Công ty chuyển thành Công ty CP Xây dựng và Phát triển đầu tư Hải Phòng (CDI). Dưới sự lãnh đạo của ông, đến nay, Công ty CDI không những hoàn thành trách nhiệm bảo toàn vốn mà đã nâng vốn hoạt động của DN lên gấp 300 lần so với số vốn ban đầu. CDI đã nhận được nhiều danh hiệu cao quý như: Huân chương Lao động hạng Ba, Huy chương vàng ngành xây dựng Việt Nam, Cúp thương hiệu vàng Việt Nam, Siêu cúp thương hiệu mạnh và phát triển bền vững, Top 500 thương hiệu hàng đầu Việt Nam… Cá nhân ông cũng nhận được nhiều danh hiệu và phần thưởng cao quý khác và hiện đang giữ chức Phó chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam.
Ông Nguyễn Ngọc Thành cho biết, một trong những bước nhảy vọt của công ty chính là việc chuyển đổi mô hình từ công ty nhà nước sang hoạt động theo công ty cổ phần. Lúc bấy giờ, Công ty gần như bắt đầu bằng con số 0, nguồn vốn quá ít ỏi, không có tích lũy. Đứng trước sự lựa chọn khó khăn, hoặc xóa bỏ sạch những cái cũ để xây dựng mới, hoặc kế thừa và phát triển, quyết định cuối cùng của ông là lựa chọn phương án kế thừa và phát triển. “Với sự lựa chọn này đòi hỏi chúng tôi phải phải xử lý tốt những xung đột giữa cái cũ và cái mới, giữa tồn tại và phát triển. Quá trình giải quyết xung đột ấy đã đem lại cho chúng tôi sức mạnh, khẳng định con đường mình lựa chọn hoàn toàn đúng đắn”, ông Thành cho biết. Hiện nay, bên cạnh phát triển công tác nhận thầu xây lắp, ông còn định hướng DN tập trung thực hiện các dự án đầu tư trong lĩnh vực xây dựng nhà ở và khu đô thị. Đến nay, Công ty đã trực tiếp đầu tư nhiều dự án trong đó có một số dự án tiêu biểu như: Khu biệt thự Lạch Tray, Khu chung cư Cát Bi, Khu nhà ở Lam Sơn, Khu đô thị Cựu Viên , Khu chung cư Bắc Sơn – Kiến An –Hải Phòng... Ngoài Hải Phòng, Công ty đang vươn tầm ra nhiều địa phương khác trong cả nước.
Doanh nhân Nguyễn Ngọc Thành (đứng thứ 2 từ trái sang)
Mặt trận kinh doanh: Cần sự dũng cảm
chụp cùng đồng đội ngày 30-4-1975 (Ảnh do nhân vật cung cấp).
39 năm sau ngày kết thúc chiến tranh, người con trai gốc Hà Nội năm ấy nay đã trở thành một doanh nhân thành đạt. Với ông Nguyễn Ngọc Thành, chiến tranh có thể lấy đi của người lính nhiều thứ, nhưng bù lại, môi trường quân ngũ, sự ác liệt, gian khổ của chiến tranh đã cho những người lính, trong đó có ông sự trưởng thành vượt bậc, đó là sự dũng cảm, bản lĩnh đối diện với thách thức với ý chí quyết chiến quyết thắng, giúp ông vượt qua những khó khăn trên mặt trận kinh tế.
Sự dũng cảm ấy đã giúp ông có một quyết định táo bạo khi vào năm 2007, ông một mình bay sang Trung Quốc để thực hiện cuộc đàm phán cuối cùng với đối tác về dự án liên doanh của Công ty trong đầu tư xây dựng Khu đô thị Cựu Viên, khi mà trước đó sự hợp tác của hai bên đang trên bờ vực của sự đổ vỡ. Chuyến bay đó đã đi vào lịch sử của Công ty và là một trong những dấu ấn quan trọng, để lại nhiều cảm xúc trong cuộc đời doanh nghiệp của ông. “Cuộc đàm phán thành công, đường dây liên hệ giữa hai bên được nối trở lại, các văn bản được ký kết và 24 tiếng sau tôi lại có mặt trên chuyến bay trở về Việt Nam. Nó không chỉ là một chuyến bay thông thường như mọi chuyến bay khác, với tôi nó thật sự là một chuyến “cất cánh” lên bầu trời”. Bên cạnh sự dũng cảm, để thành công trong sự nghiệp, đặc biệt là ở vai trò người lãnh đạo, ông Thành cho rằng ngoài kiến thức về kinh tế, có chiến lược, chiến thuật, kỹ năng tiếp cận mục tiêu, người ta còn cần có sự hiểu biết về văn hóa, xã hội, sự nỗ lực cố gắng hết mình vì mục tiêu. Mặt trận kinh doanh cũng không kém phần gay go, ác liệt, một mất một còn, đòi hỏi người kinh doanh phải đấu tranh để giữ được mình cũng như đưa DN ngày càng phát triển.
Sự dũng cảm, nỗ lực, sáng tạo đã giúp ông đưa Công ty Công ty cổ phần Xây dựng và Phát triển Đầu tư Hải Phòng từ một trong những DN nhà nước không có gì nổi bật trở thành một trong những DN có nhiều thành tích như hiện nay.
Kỷ niệm đẹp nhất của cuộc đời
Trong suốt cuộc trò chuyện với chúng tôi, doanh nhân Nguyễn Ngọc Thành luôn nhắc đến quãng thời gian tham gia kháng chiến chống Mỹ với sự trân trọng và tự hào. Khi được hỏi về kỷ niệm sâu sắc nhất trong cuộc đời quân ngũ, doanh nhân Nguyễn Ngọc Thành cho biết, được tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử là kỷ niệm đẹp nhất, khoảnh khắc tự hào nhất, dấu ấn lịch sử đậm nét nhất đối với ông. Năm 1970, Nguyễn Ngọc Thành, khi ấy tròn 19 tuổi đã nhập ngũ, lên đường theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc. Ông được phiên chế vào Tiểu đoàn 530, Trung đoàn 5, Sư 320, chiến đấu ở chiến trường miền Đông Nam bộ.
Ông cho biết, đơn vị của ông được tiếp cận Sài Gòn ngay trong giây phút đầu tiên của ngày 30-4. trưa ngày 30-4, ông may mắn được cùng đơn vị tiếp quản Sài Gòn và Dinh Độc Lập. Cánh quân của ông được giao nhiệm vụ tiếp quản sân bay Tân Sơn Nhất.
Song có một điều vô cùng thú vị mà ít người biết được, chính là kỷ niệm rất đặc biệt của ông với đồng đội trong ngày 30-4 lịch sử ấy. “Có một kỷ niệm đáng quý là trong chiều ngày 30-4, vô tình tôi gặp lại 3 người lính cùng quê Hải Phòng trên đường phố Sài Gòn. Bốn anh em chúng tôi nhập ngũ cùng nhau, nhưng không cùng chiến đấu trong một đơn vị. Chúng tôi đã chụp ảnh cùng nhau tại bùng binh cột đồng hồ trên đường Nguyễn Huệ, ngay trước khách sạn Palace. 30 năm sau ngày giải phóng, cũng ngày 30-4 (năm 2005), lần này không phải không hẹn mà gặp, bốn người lính chúng tôi đã về lại đúng nơi mà chúng tôi đã chụp cùng nhau bức ảnh lịch sử ấy”. Trong bức ảnh, cũng tại chính nơi này năm xưa, bốn người lính trong đoàn quân "tiến về Sài Gòn" năm ấy, vẫn giữ nguyên đội hình như một kỷ luật nhà binh để ghi lại một kỷ niệm của thời gian.