Ngày 25/6,ựuTổnggiámđốcVECMaiTuấnAnhxinđượchưởngábóng đá hạng 2 nhật bản TAND Cấp cao tại Hà Nội mở phiên tòa phúc thẩm xét xử vụ sai phạm xảy ra tại dự án cao tốc Đà Nẵng- Quảng Ngãi.
Trước đó, hồi tháng 10/2023, ông Mai Tuấn Anh (cựu Chủ tịch HĐTV, Tổng giám đốc Tổng công ty đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam – VEC) bị TAND TP Hà Nội tuyên phạt mức án 42 tháng tù về tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng".
Hội đồng xét xử (HĐXX) cấp sơ thẩm cho rằng, các bị cáo là cựu lãnh đạo VEC, được phân công trực tiếp phụ trách dự án ở từng giai đoạn, thời điểm khác nhau, nhưng với vai trò và nhiệm vụ tương tự nhau. Mỗi bị cáo phải chịu trách nhiệm về tổng thể thiệt hại; chịu trách nhiệm về thiệt hại dự án trong thời gian mình làm nhiệm vụ.
Cựu Tổng giám đốc VEC Mai Tuấn Anh đã buông lỏng quản lý, không có biện pháp kiểm tra, kiểm soát chất lượng thi công dự án cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, gây thiệt hại cho Nhà nước với hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Bị cáo phải chịu trách nhiệm tương ứng với thiệt hại đã gây ra.
Tại phiên tòa phúc thẩm, cựu Tổng giám đốc VEC đã kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt và xin được hưởng án treo.
Trình bày tại tòa, ông Mai Tuấn Anh cho rằng, bản án sơ thẩm đã kết luận đúng người, đúng tội và bị cáo nhận thấy mình có trách nhiệm khi để xảy ra sai phạm. Tuy nhiên, bị cáo mong HĐXX cấp phúc thẩm xem xét lại nội dung “phải liên đới chịu trách nhiệm thiệt hại” mà tòa án cấp sơ thẩm đã tuyên đối với bị cáo.
Theo lời khai của ông Mai Tuấn Anh, về mặt kỹ thuật, tuyến đường của dự án cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi được khai thác đúng quy chuẩn quốc tế, nhưng sau một thời gian có xuất hiện hư hỏng, có thể do khiếm khuyết chất lượng công trình…
Bị cáo mong tòa án cấp phúc thẩm xem xét các tài liệu, các văn bản mà bị cáo chỉ đạo cấp dưới về công tác kiểm tra, cùng các tình tiết giảm nhẹ khác như gia đình có công với cách mạng, vợ chồng bị cáo tự nguyện tham gia nhiều công tác thiện nguyện… để cân nhắc xem xét giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho bị cáo.
9 bị cáo khác là kỹ sư vật liệu, giám đốc ban điều hành, giám đốc chất lượng… kháng cáo xin giảm hình phạt, xin hưởng án treo về tội “Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng”. Trong khi đó, 5 nhà thầu kháng cáo do không đồng ý với bản án về phần trách nhiệm bồi thường.
Về dân sự, trước đó HĐXX cấp sơ thẩm buộc Tổng Công ty xây dựng số 1 phải bồi thường hơn 47 tỷ đồng; Tập đoàn Sơn Đông (Trung Quốc) phải bồi thường 129 tỷ đồng, Tập đoàn Giang Tô (Trung Quốc) phải bồi thường hơn 85 tỷ đồng; Tập đoàn Lotte E&C (Hàn Quốc) phải bồi thường 127 triệu đồng; Tập đoàn Posco E&C (Hàn Quốc) phải bồi thường hơn 71 tỷ đồng.
Theo HĐXX cấp sơ thẩm, các nhà thầu có trách nhiệm thi công công trình, tạo ra sản phẩm theo hợp đồng với chủ đầu tư; tư vấn giám sát. Việc chủ đầu tư có lỗi trong quản lý, giám sát thi công cũng không làm giảm đi trách nhiệm của nhà thầu đối với chất lượng công trình…
Tại phiên tòa phúc thẩm, một số luật sư cho rằng cần có mặt giám định viên, tư vấn giám sát. Nhưng theo HĐXX cấp phúc thẩm, nội dung kết luận giám định đã có trong hồ sơ vụ án, việc vắng mặt của những người này không ảnh hưởng tới phiên tòa.