【nhan dinh everton】Hướng mở cho rau an toàn
Theo phản ánh của người dân, trồng rau an toàn tốn nhiều công và chi phí hơn so với cách trồng rau truyền thống. Thế nhưng, bù lại các loại rau màu phát triển rất tốt, năng suất có thể tăng gần 1,5 lần so với trồng rau theo phương pháp truyền thống.
Để giúp sản xuất đạt hiệu quả, nông dân được cán bộ kỹ thuật tập huấn hướng dẫn kỹ thuật làm nhà lưới, sử dụng màng phủ sinh học, cách thức gieo hạt, quy trình kiểm soát lượng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, nước tưới, quản lý tình hình sâu bệnh, bảo đảm theo tiêu chuẩn sản xuất rau an toàn. Các loại rau được đưa vào trồng như: cải bẹ xanh, rau dền đỏ, rau muống, dưa leo...
Ông Mạc Ngọc Truyền, cán bộ Khuyến nông xã Lý Văn Lâm, cho biết, qua tập huấn kỹ thuật sản xuất rau an toàn và kiểm tra thực tế, ngành chuyên môn đã cấp 26 giấy chứng nhận cho các hộ đủ điều kiện sản xuất rau an toàn.
Nông dân xã Lý Văn Lâm thu hoạch rau trồng theo chuẩn VietGAP. |
Theo phản ánh của người dân, trồng rau an toàn tốn nhiều công và chi phí hơn so với cách trồng rau truyền thống. Thế nhưng, bù lại các loại rau màu phát triển rất tốt, năng suất có thể tăng gần 1,5 lần so với trồng rau theo phương pháp truyền thống.
Ông Hồ Văn Khởi, ấp Ông Muộn, chia sẻ: “Qua lớp hướng dẫn trồng rau an toàn, bà con mình trồng theo đúng quy cách. Rau sạch và rất an toàn, không ảnh hưởng đến sức khoẻ người tiêu dùng".
Hiện nay, TP Cà Mau chưa có địa điểm chuyên bán rau an toàn. Vì thế, rau sản xuất ra người nông dân tự tiêu thụ tại các chợ và người tiêu dùng thật khó phân biệt đâu là rau sạch, đâu là rau thường. Cũng chính vì vậy mà giá cả bán ra giữa các loại rau như nhau, điều này chưa khuyến khích để người dân mở rộng diện tích canh tác.
Chính vì thế, vấn đề cần giải quyết hiện nay không phải là sản xuất được rau sạch hay rau không sạch mà là làm thế nào chứng minh được sản phẩm ấy an toàn để người dân tin tưởng, yên tâm sử dụng. Bà Lưu Minh Thi, ấp Ông Muộn, phản ánh: “Nông dân chúng tôi cần có vốn để sản xuất rau sạch và cần có chỗ buôn bán ổn định để phân biệt được đâu là rau sạch, rau thường”.
Mô hình sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP đã minh chứng không những năng suất cao hơn, tăng thu nhập cho người sản xuất, mà còn tạo ra sản phẩm sạch góp phần bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng. Tuy nhiên, để mô hình này phát triển bền vững, thiết nghĩ, thời gian tới thành phố cần có sự đầu tư thoả đáng, không những chỉ giúp nông dân áp dụng những tiến bộ khoa học - kỹ thuật, tiếp cận với phương thức canh tác mới, mang lại hiệu quả kinh tế cao, mà cần xây dựng thương hiệu và cơ chế chính sách phát triển mạng lưới tiêu thụ sản phẩm, tạo ra sự kết nối giữa người sản xuất với người tiêu dùng.
Chủ tịch UBND xã Lý Văn Lâm Nguyễn Hạnh Phúc kiến nghị: “Ðể sản xuất rau an toàn theo hướng VietGAP, UBND xã kiến nghị tỉnh đầu tư cho xã 2 trạm bơm và 2 đập di động để chủ động điều tiết nước trong thời gian tới. Ðồng thời, đề nghị thành phố tập huấn cho các hộ dân để được chứng nhận đủ điều kiện sản xuất rau an toàn theo hướng VietGAP; kiến nghị các cấp nên tạo cho xã quy trình thực hiện thương hiệu rau an toàn để bán ra thị trường...”.
Một tín hiệu vui cho nông dân xã Lý Văn Lâm và người tiêu dùng, ngày 22/11/2016, Văn phòng UBND tỉnh có Thông báo số 1143/TB-VP truyền đạt ý kiến kết luận của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lê Văn Sử về mô hình sản xuất rau an toàn theo hướng VietGAP tại xã Lý Văn Lâm. Trong đó, có một số nội dung chủ yếu như: Ðề nghị Sở NN&PTNT phối hợp hướng dẫn cho các hộ dân sản xuất theo quy trình để được chứng nhận tiêu chuẩn VietGAP; giao UBND TP Cà Mau phối hợp với các đơn vị có liên quan tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng, bố trí các điểm trưng bày, tiêu thụ sản phẩm rau an toàn trên địa bàn… Ðây sẽ là điều kiện mở ra hướng phát triển mới, để sản phẩm rau an toàn cạnh tranh và đứng vững được trên thị trường, góp phần cho kinh tế nông nghiệp phát triển bền vững./.
Bài và ảnh: Ninh Hải