当前位置:首页 > Nhận Định Bóng Đá

【nhận định kèo ngoại hạng anh】Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng: Cần sự chia sẻ và đồng thuận trong xây dựng chính sách tài chính

bo truong dinh tien dung can su chia se va dong thuan trong xay dung chinh sach tai chinh

Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng phát biểu tại tổ.

2 nguyên nhân gây khó ngân sách Trung ương

Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho biết,ộtrưởngĐinhTiếnDũngCầnsựchiasẻvàđồngthuậntrongxâydựngchínhsáchtàichínhận định kèo ngoại hạng anh những năm trước, NSTW chiếm 60-65% tổng thu ngân sách. Trong giai đoạn 2011-2016, có 13 địa phương điều tiết về Trung ương. Đến giai đoạn 2017-2020 có 16 địa phương điều tiết về Trung ương (thêm 3 tỉnh Quảng Nam, Hưng Yên và Hải Dương).

Bộ Tài chính đánh giá, sở dĩ mấy năm gần đây, NSTW gặp khó khăn bắt nguồn từ 2 nguyên nhân chính là dầu thô và thuế XNK. Dầu thô giai đoạn trước chiếm 27-30% tổng thu ngân sách. Giai đoạn vừa qua giá dầu thô rất biến động, cùng với đó lượng không tăng. Lúc cao lên tới 110 USD/thùng, nhưng giai đoạn 2016 bắt đầu biến động, 2016 xuống còn 44 USD/thùng, có lúc 33 USD/thùng, trong khi đó giao dự toán là 60 USD/thùng. Riêng dầu thô giảm so dự toán gần 16 USD/thùng, nếu so với những năm 2014-2015 (hơn 110 USD/ thùng thì giảm khoảng 50 USD/thùng), giá dầu giảm sâu và giảm đột ngột. Do vậy từ chỗ chiếm tỷ trọng khoảng 27% thì 2017 dầu thô trong dự toán thu còn 3,5% dự toán.

Cùng với đó, thuế XNK - khoản thu điều tiết về trung ương 100% lại giảm. Việc tham gia các Hiệp định thương mại tự do (FTA) dẫn đến cắt giảm thuế quan liên tục, nhất là trong năm 2017-2018 cắt giảm thuế quan sâu. Mặc dù thu thuế XNK đảm bảo dự toán, thậm chí tăng so với dự toán nhưng số tuyệt đối không tăng, có nghĩa là tỷ trọng giảm xuống.

Trước tình hình đó, Chính phủ chủ trương thực hiện một bước cơ cấu lại ngân sách theo tinh thần Đại hội Đảng XII và Nghị quyết 07/NQ-TƯ của Bộ Chính trị. Thu nội địa đã tăng đạt hơn 80% trong tổng thu ngân sách. Vai trò của NSTW chiếm hơn 56% (từ 65% giảm xuống còn 56%), theo Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng là “còn nhiều bất cập”.

Trong khi đó, thuế Thu nhập doanh nghiệp (TNDN) của Việt Nam hiện nay mức thuế phổ thông là gần 20% cộng thêm nhiều ưu đãi về hàng hóa, sản phẩm, lĩnh vực và địa bàn... đã khiến thực tế mức thu thuế TNDN những năm vừa qua chỉ được trên 15% chứ không được đến 20% như mức phổ thông. Riêng khu vực đầu tư nước ngoài chỉ được hơn 10%.

“Chúng ta áp dụng ưu đãi cho các dự án lớn, các vùng... DN đầu tư nước ngoài tận dụng được, còn DN trong nước còn khó khăn. Đây là những vấn đề ảnh hưởng rất lớn tới NSTW. Đây là thực tế, tới đây chúng tôi sẽ rà soát lại” - Bộ trưởng Bộ Tài chính cho hay.

Để cơ cấu lại ngân sách, theo Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng, Bộ Tài chính đã nghiên cứu 1 luật sửa 6 luật, Thủ tướng đã cơ bản đồng ý, nhưng do sửa nhiều luật quá phức tạp nên Bộ sẽ chia thành 2-3 luật, có luật sẽ sửa một cách căn cơ như Luật thuế GTGT, TNDN và TTĐB.

Tuy nhiên, người đứng đầu ngành Tài chính cũng chia sẻ thêm “tâm tư” của người làm chính sách. Ông cho biết, những chính sách mới trong chủ trương đã có nhưng triển khai rất khó khăn, nhất là trong tuyên truyền, vận động.

Ví như Luật thuế Tài sản, được nêu trong Nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, trong Chiến lược cải cách thuế 2011-2015 và gần đây nhất là tại Nghị quyết 07 của Bộ Chính trị, Nghị quyết 25 của Quốc hội... đều yêu cầu có giải pháp nghiên cứu ban hành thuế tài sản. Mặc dù mới chỉ đưa ra lấy ý kiến, cần dư luận góp ý, Bộ sẽ tiến hành tiếp thu điều chỉnh, sau đó mới lấy ý kiến bộ ngành và trình Bộ Tư pháp thẩm định; sau đó đưa lên trình Chính phủ, Chính phủ thông qua mới đưa lên trình Quốc hội bổ sung vào chương trình xây dựng luật pháp lệnh...

Theo Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng, nếu thực hiện được dự án luật này cũng là cho nhiệm kỳ sau. Trong quá trình xây dựng dư luận đóng góp ý kiến, cơ quan soạn thảo sẽ lắng nghe và tiếp thu giải trình. Trong quá trình xây dựng chính sách rất cần sự đồng thuận, chia sẻ và đóng góp ý kiến để cơ quan soạn thảo thực hiện tốt các chủ trương, nghị quyết của Đảng, Quốc hội và Chính phủ.

Nợ thuế có khả năng thu hồi đang giảm dần

Trước nhận định của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội về tình trạng người nộp thuế kê khai thiếu doanh thu, xác định chi phí sai từ đó tính toán thuế GTGT, TNDN, lợi nhuận còn lại nộp ngân sách sai, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng khẳng định vấn đề này đúng nhưng phải nhìn nhận chính xác hơn.

Hiện nay, ngành Tài chính đang thực hiện cơ chế chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm. Thuế là do DN tự tính, tự khai, tự nộp và tự chịu trách nhiệm, sau đó cơ quan Thuế hậu kiểm. Hải quan cũng tương tự, thông quan trước rồi kiểm tra sau. Khâu kiểm tra, thanh tra sau là khâu phải làm quyết liệt.

Bộ trưởng thống kê, riêng thanh tra, kiểm tra sau về thuế, năm 2016 xử lý tăng thu từ thuế và phí là trên 12.000 tỷ đồng, năm 2017 tăng thu 19.000 tỷ đồng. Qua hậu kiểm mới thấy được ý thức người nộp thuế, đồng thời cơ quan quản lý cũng cần phải bổ sung các giải pháp để làm tốt hơn, mạnh tay hơn để xử lý.

Một điểm nữa Bộ trưởng cho rằng chưa hợp lý trong báo cáo thẩm tra là thống kê nợ đọng thuế năm 2017 là 73.000 tỷ đồng, tuy giảm so với 2016 nhưng còn lớn, chiếm 7,6% tổng thu nội địa và đề nghị làm rõ trách nhiệm.

Theo Bộ trường, ngành Tài chính đã và đang làm rất quyết liệt vấn đề này. Hiện nay, thuế nợ đọng có khả năng thu chỉ chiếm dưới 5% tổng thu, còn lại là thuế không có khả năng thu. Có một vấn đề là cơ chế phạt chậm nộp 0,3%/ngày, nhân lên mỗi ngày số nợ thuế lại cộng thêm 5-600 tỷ đồng ở đây.

“Chúng tôi đã có đề án trình Quốc hội xin hướng tháo gỡ phần nợ đọng của các DN đã "chết", "mất tích", bỏ trụ sở,... Chính phủ cũng đã có chỉ đạo đưa vào sửa Luật Quản lý thuế và Bộ Tài chính đang triển khai” - Bộ trưởng nói.

分享到: