【nhận định monchengladbach】Thách thức mới của Chính phủ Hy Lạp

时间:2025-01-11 05:02:00来源:88Point 作者:Ngoại Hạng Anh

thach thuc moi cua chinh phu hy lap

Trong khi các chủ nợ của Hy Lạp muốn không ngừng gây sức ép với Athen,áchthứcmớicủaChínhphủHyLạnhận định monchengladbach thì Chính phủ Hy Lạp cũng thừa hiểu rằng họ không thể cắt giảm lương và việc làm của đội ngũ công chức. Chính vì vậy, một cuộc đối đầu cứng rắn mới lại nảy sinh.

Với một chính phủ liên minh rất dễ đổ vỡ như của Hy Lạp, sẽ không có chuyện có những đòi hỏi bổ sung như mong muốn của "Bộ ba" trên. Thủ lĩnh đảng Xã hội Pasok (ủng hộ chính phủ liên minh) Evangelos Venizelos nhấn mạnh không có chuyện sa thải công chức trong bộ máy nhà nước. Vấn đề công chức của Hy Lạp không phải ở số lượng, mà là ở tính hiệu quả của họ.

Cho dù Chính phủ hiện hành của Hy Lạp đã đồng ý thúc đẩy quá trình tư nhân hóa và đấu tranh chống lãng phí, trốn thuế, và dù Thủ tướng Antonis Samaras đã bổ nhiệm Bộ trưởng Tài chính Yiannis Stournaras, được xem là nhân vật cần thiết cho những cải cách cơ cấu, nhưng đường lối của Chính phủ Hy Lạp vẫn đang trái ngược với sự trông đợi của các chuyên gia quốc tế.

Đường lối đó có thể được tóm tắt trong ba từ "không": không sa thải, không giảm lương và cho về hưu, không có những điều chỉnh bổ sung về các thỏa ước lao động. Điều đó không có gì đáng ngạc nhiên, bởi đó là quan điểm của ba đảng đang tham gia chính phủ liên minh. Nếu liên minh này bị phá vỡ, những cuộc bầu cử mới lại diễn ra. Ngoài ra, Chính phủ Hy Lạp muốn có thời gian hơn hai năm để làm lành mạnh hóa nền tài chính của họ và tiến tới điều chỉnh ngân sách vào năm 2016, thay vì năm 2014. Họ cũng muốn giảm khoản nợ công 50 tỷ euro được tài trợ cho các ngân hàng trong kế hoạch tái cấp vốn.

Thứ trưởng Tài chính Hy Lạp Christos Staikouras cho rằng việc điều chỉnh chính sách, vốn cho thấy thiếu tính hiệu quả về tài chính và bất công về mặt xã hội, đang được xem là một chủ đề gây tranh cãi. Trong năm nay, Hy Lạp sẽ phải thông qua một gói giải pháp mới nhằm tiết kiệm thêm 11,5 tỷ euro vào năm 2012 và 2013. Tuy nhiên, với chính phủ liên minh rất mong manh, việc triển khai công việc trên thực tế bị hạn chế.

Nhận thức được việc cần phải thay đổi, cuối tuần qua, các nhà lãnh đạo kinh tế và tài chính của Hy Lạp đã có cuộc họp nhằm thông qua một chiến lược cải cách, tạo dựng lòng tin, chủ yếu dựa trên hai điểm: tăng cường tiến trình tư nhân hóa trong mùa Hè này và triển khai cải cách cơ cấu mạnh mẽ theo đề xuất của "Bộ ba". Trong số các biện pháp nêu ra, có một số biện pháp như đóng cửa một số cơ quan công quyền, chuẩn bị dự luật về thuế, áp dụng những thay đổi đã được thông qua trên thị trường lao động, giảm chi tiêu trong lĩnh vực y tế, mở cửa thị trường.

Nhiệm vụ của "Bộ ba" sẽ kết thúc ngày 22-7 và các cuộc thương lượng nhằm cập nhật kịp thời "Thỏa thuận đã ký hồi tháng 3 bởi Chính phủ Papadémos" sẽ chỉ bắt đầu từ ngày 24-7. Thời gian luôn gây sức ép với Hy Lạp: Ngày 20-8 sẽ đến hạn Hy Lạp phải trả nợ trái phiếu được ECB mua.

Các chủ nợ hiện giữ quan điểm rất cứng rắn cho rằng Hy Lạp phải tôn trọng các điều kiện đặt ra mà không được kéo dài sự chậm trễ. Thành viên ban lãnh đạo ECB Jorg Asmussen đã lên tiếng cảnh báo việc chậm trả nợ dẫn tới nhiều nguy cơ: tỷ lệ nợ của nước này vào năm 2020 có thể vượt ngưỡng 120%, mức giới hạn trước khi tuyên bố phá sản.

Bích Liên

相关内容
推荐内容