Trước lo ngại về việc liệu thuế XK vào các quốc gia TPP giảm xuống có đồng nghĩa với khả năng ngành dệt may bị kiện "bán phá giá" thường xuyên hơn hay không,ảnăngdệtmaybịkiệnbánphágiálàrấtíslna vs hà tĩnh ông Phí Ngọc Trịnh, Phó giám đốc Công ty May Hồ Gươm cho rằng “khả năng ngành dệt may bị kiện bán phá giá là rất ít vì nguồn nguyên phụ liệu hiện nay chủ yếu NK từ bên ngoài, Việt Nam chỉ tham gia vào chuỗi giá trị bằng tiền nhân công và một số phụ liệu ít giá trị nên việc này khó xảy ra”.
Liên quan đến hạn chế của ngành dệt may trước TPP, ông Trịnh cho rằng quy tắc “xuất xứ từ sợi” là rào cản đối với các DN, bởi sản xuất vải sợi hiện nay là điểm yếu lớn nhất của ngành dệt may Việt Nam. “Công ty May Hồ Gươm cũng gặp những khó khăn với quy tắc xuất xứ từ sợi vì việc tìm kiếm các nhà cung cấp vải nội địa hoặc các nước thành viên TPP là rất khó. Các thị trường xuất khẩu chính của May Hồ Gươm là Mỹ (55%) và Châu Âu (khoảng 35%). Hiện nay tỷ lệ nội địa hóa của May Hồ Gươm khoảng 30% - 40 %, chủ yếu là nhân công, một số các phụ liệu cơ bản như chỉ thùng, túi, hạt chống ẩm, một số nhãn mác, thẻ bài...”, ông Trịnh cho hay.
Hiện có nhiều DN nước ngoài đã đầu tư với quy mô rất lớn vào Việt Nam để đón đầu TPP như như Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore và thậm chí là các các doanh nghiệp Mỹ. DN ngoại có lợi thế về vốn, đơn hàng, thị trường nên sẽ tạo ra rất nhiều khó khăn cho DN Việt Nam. Vì vậy, DN Việt Nam cần cố gắng rất nhiều để tìm ra các lợi thế của riêng mình để cạnh tranh với DN ngoại.
Về vấn đề này, dưới góc độ chuyên gia, GS.TS Nguyễn Mại lo ngại nếu để các DN FDI làm chủ các dự án này sẽ rất thiệt cho các DN nội, khi chúng ta phải đánh đổi rất nhiều lợi ích trong đàm phán để tham gia TPP.
“Tôi đồng ý với kiến nghị của Hiệp hội dệt may rằng, ngành may mặc nên dành cho các DN trong nước bởi suất đầu tư rất thấp, chỉ cần một vài triệu USD đã có thể hình thành một xí nghiệp, thu hút nhiều lao động, thậm chí có thể tổ chức sản xuất tại nhà. Thu hút FDI vào ngành may mặc cũng phải theo hình thức liên doanh để DN Việt Nam được hưởng lợi ích thỏa đáng”, GS.TS Nguyễn Mại kiến nghị. Đồng thời, Nhà nước cũng cần hỗ trợ Hiệp hội Dệt may để thực hiện nhanh chóng các dự án mà họ đang triển khai nhưng gặp khó khăn về vốn và mặt bằng, nhằm làm cho đầu từ vào dệt may giữa các DN nước ngoài và trong nước được cân bằng hơn.