您现在的位置是:Cúp C1 >>正文
【keo cai 5】Xoá bỏ các hủ tục ảnh hưởng đến phụ nữ và trẻ em gái
Cúp C125人已围观
简介VHO- Hiện vẫn còn tồn tại nhiều tập tục văn hóa có hại, còn gọi là các “hủ tục” đã và đang diễn ra t ...
VHO- Hiện vẫn còn tồn tại nhiều tập tục văn hóa có hại,ábỏcáchủtụcảnhhưởngđếnphụnữvàtrẻemgákeo cai 5 còn gọi là các “hủ tục” đã và đang diễn ra tại vùng dân tộc thiểu số (DTTS), có ảnh hưởng lớn đến vấn đề phát triển của phụ nữ và trẻ em gái.
Ngày 22.6, Hội LHPN Việt Nam đã tổ chức Hội thảo “Xóa bỏ các tập tục văn hóa có hại cho sức khỏe, thực hiện nếp sống văn hóa mới”. Đây là một trong các hoạt động được tổ chức trong khuôn khổ Hội thi Dân vũ và thể dục thể thao phụ nữ toàn quốc năm 2023.
Tại Hội thảo, các đại biểu chỉ ra rằng, nhiều phụ nữ và trẻ em gái DTTS đang phải đối mặt với nhiều quan niệm, hủ tục lạc hậu ảnh hưởng đến việc thụ hưởng quyền con người như tục “kéo vợ” hay “kéo dâu” của đồng bào DTTS ở phía Bắc bị biến tướng sang hình thức “cướp vợ”, “bắt vợ”. Bên cạnh đó, tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết vẫn diễn biến phức tạp.
Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Nguyễn Thị Minh Hương phát biểu
Theo số liệu điều tra thực trạng kinh tế - xã hội 53 DTTS năm 2019 của Tổng cục Thống kê, Tây Nguyên có tỷ lệ tảo hôn cao nhất. Năm 2018, con số này là 27,5%; tiếp theo là Trung du và miền núi phía Bắc là 24,6% và Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung là 22,4%. Tỷ lệ người DTTS kết hôn cận huyết thống năm 2018 là 5,6%.
Tục thách cưới của một số dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên diễn ra phổ biến, vật thách cưới này thường là trâu, bò, chum ché, vàng, tiền, thường cao so với điều kiện kinh tế thực tại của gia đình nhà gái. Những hủ tục lạc hậu trên đã tác động tiêu cực đến phụ nữ và trẻ em.
Phát biểu tại Hội thảo, bà Nguyễn Thị Minh Hương, Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam cho rằng, các tập tục văn hoá có hại nêu trên gây hậu quả là ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lý người phụ nữ khi cơ thể người mẹ chưa phát triển hoàn thiện. Các cháu gái chưa sẵn sàng về mặt tâm sinh lý để mang thai và sinh con, điều này dễ xảy ra tình trạng người mẹ tử vong sau khi sinh hoặc rối loạn tâm lý hậu sinh. Đây còn là nguyên nhân làm gia tăng tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em DTTS, tăng tỷ lệ tử vong ở trẻ em DTTS dưới 1 tuổi và dưới 5 tuổi, tăng tỷ lệ tử vong của bà mẹ DTTS liên quan đến thai sản. Bên cạnh đó, phụ nữ DTTS kết hôn sớm thường ít có cơ hội tiếp cận với vấn đề đào tạo nghề.
Thực tế cho thấy, phụ nữ và trẻ em gái kết hôn sớm, thường bỏ dở việc học hành, hạn chế việc tiếp thu những tri thức tiên tiến, hiện đại, ảnh hưởng đến việc phát triển nhân cách, tài năng. Các em phải lao động từ sớm để trang trải cho cuộc sống gia đình, gây khó khăn trong bảo đảm các quyền của trẻ em; là đối tượng dễ bị kẻ xấu lợi dụng, dụ dỗ lừa lao động, hoặc là nạn nhân của tội phạm buôn bán người. Theo Cục trưởng Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội (Bộ LĐ,TB&&XH) từ năm 2013-2019, Việt Nam có 3.476 người là nạn nhân của các vụ mua bán người, trong đó chủ yếu là phụ nữ và trẻ em (trên 90%), đa số là người DTTS.
Toàn cảnh hội thảo
Các hủ tục trên gây ra sức ép lớn đến việc thực hiện bình đẳng giới đối với phụ nữ, làm hạn chế sự phát triển toàn diện của phụ nữ và trẻ em các dân tộc. Đồng thời các hủ tục lạc hậu cũng góp phần tác động đến sự phát triển lâu dài của vùng DTTS.
Bà Nguyễn Thị Minh Hương cho rằng, sự hiện diện của tập tục lạc hậu, bắt nguồn từ chức năng xã hội của tập tục đó và trình độ nhận thức của cộng đồng. Mỗi tập tục đều có chức năng xã hội riêng, ví dụ như tục tảo hôn ngoài chức năng gia đình, duy trì nòi giống, còn có chức năng kinh tế, giải quyết vấn đề thiếu lao động, đồng thời sớm tái sản xuất nguồn nhân lực. Tục kết hôn cận huyết, có chức năng để duy trì, thắt chặt quan hệ anh em họ hàng và bảo toàn kinh tế dòng họ (tránh để người và của cải thất thoát sang dòng họ khác); tục cúng bái khi ốm đau, có chức năng để chữa bệnh; tục cúng giải hạn để cầu sức khỏe bình an… Do đó sự tồn tại của bất kỳ tập tục nào cũng đều có ý nghĩa giá trị nhất định đối với cộng đồng đó. Tập tục chỉ thay đổi, mất đi khi nó không còn giá trị và người dân nhận thức rõ những ảnh hưởng tiêu cực của nó đến cộng đồng, mong muốn xóa bỏ.
“Như vậy, để có thể xóa bỏ, giảm thiểu các tập tục văn hóa có hại – các hủ tục ảnh hưởng đến sức khỏe của phụ nữ, trẻ em gái DTTS, rất cần sự chung tay của nhiều cơ quan, ban ngành và sự thay đổi từ trong quan niệm của chính đồng bào và chị em các dân tộc”, Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam nhấn mạnh.
Tại Hội thảo, các đại biểu đến từ các cơ quan, ban ngành và Hội LHPN các tỉnh, thành phố trao đổi, chia sẻ và thảo luận những vấn đề đặt ra về cơ chế, chính sách, quy định, cũng như chỉ ra các vấn đề về tập tục đang diễn ra tại các địa bàn DTTS và những hoạt động của Hội LHPN nhiều tỉnh, thành phố nhằm thay đổi quan niệm, thái độ và hành vi đối với các tập tục văn hóa có hại cho sức khỏe, hạn chế sự phát triển cua phụ nữ, trẻ em gái DTTS. Qua đó đóng góp một tiếng nói nâng cao hiệu quả cũng như phát huy vai trò, sự phối hợp của các bộ, ban, ngành, đoàn thể trong đề xuất các giải pháp chính sách, pháp luật, cơ chế để giảm thiểu và đi đến xóa bỏ các hủ tục lạc hậu, giữ gìn những nét đẹp trong văn hóa truyền thống các tộc người.
Theo kết quả Điều tra thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS năm 2019, tỷ suất tử vong của trẻ em dưới 1 tuổi (IMR) của 53 DTTS năm 2019 là 22,13%. Các DTTS nói chung đều sinh sớm hơn so với mô hình chung của cả nước, trong đó phần lớn phụ nữ DTTS sinh con ở độ tuổi 20-24.
Tỉ lệ nữ DTTS đã qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật chỉ là 8,9%, thấp hơn nam giới DTTS và phụ nữ dân tộc Kinh; không có nền tảng kinh tế vững chắc, không đủ các điều kiện tốt nhất để chăm lo cho con của họ gây khó khăn trong thực hiện an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo, tạo ra lực cản đối với sự phát triển kinh tế, thực hiện tiến bộ công bằng xã hội và sự phát triển bền vững của vùng đồng bào DTTS.
Tags:
相关文章
Bắt quả tang 23 người sử dụng ma túy tại khách sạn ở Rạch Giá
Cúp C1Chiều 12/7, cơ quan CSĐT TP Rạch Giá (tỉnh Kiên Giang) cho biết, đã tạm giữ h&ig ...
【Cúp C1】
阅读更多Chuyên gia, nhà khoa học hiến kế phòng, chống dịch giai đoạn mới
Cúp C1Theo GS.TS. Nguyễn Văn Kính, Chủ tịch Hội Truyền nhiễm Việt Nam, dịch bệnh Covid-19 sẽ kéo dài với k ...
【Cúp C1】
阅读更多Chính phủ được chi 14,62 nghìn tỷ đồng tiền tiết kiệm cho phòng, chống dịch
Cúp C1Chiều 22/9, Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội về phương án sử dụng ngu ...
【Cúp C1】
阅读更多
热门文章
- Bắt nóng nghi phạm cướp tiệm vàng ở Hà Nội ngay khi vừa gây án
- Quy định đặc thù về thực hiện dân chủ tại doanh nghiệp nhà nước
- GSK và VNVC ký hợp tác đưa thêm nhiều vắc xin mới, số lượng lớn về Việt Nam
- Tổng Giám đốc Adidas: Việt Nam là đối tác tin cậy ngay cả trong lúc khó khăn
- Apple bị phá sản kế hoạch bán iPhone tân trang ở Ấn Độ
- Hơn 4 năm nhập 3 vụ án thành 1
最新文章
-
Đốt thực bì, cụ ông 74 tuổi bị chết cháy
-
Trình Quốc hội cho ý kiến về Luật Giá (sửa đổi) vào tháng 10/2022
-
Năm 2023: Thực hiện chính sách tài khóa mở rộng, trọng tâm, trọng điểm
-
Thủ tướng: Bệnh viện Chợ Rẫy Phnom Penh có “sứ mệnh lịch sử”
-
Samsung khẳng định vẫn dùng thương hiệu Galaxy Note cho điện thoại
-
Các trường hợp chấm dứt hợp đồng thuê quyền sử dụng đất
友情链接
- Prime Minister receives UAE Foreign Minister
- NA Chair stresses importance of elevating legislative system
- Việt Nam shows responsible engagement at ASEAN Chiefs of Defence Forces Meeting
- 54 people set to go on trial for repatriation flights scandal
- Greetings extended to Russian leaders on National Day
- Việt Nam looks to reinforce ties with UK, Hong Kong, Lithuania
- Việt Nam keen on promoting education
- Vietnamese leaders congratulate Philippines on Independence Day
- Vietnamese delegation active at 20th Shangri
- Việt Nam chairs annual meeting of Group of Friends of UNCLOS