欢迎来到88Point

88Point

【bđ kq】Khởi công Đại lộ Nam Sông Mã giai đoạn 2; Chấp thuận nhà máy thức ăn chăn nuôi 350 tỷ đồng

时间:2025-01-10 15:05:46 出处:La liga阅读(143)

Thanh Hóa khởi công Đại lộ Nam Sông Mã giai đoạn 2

Ngày 27/1,ởicôngĐạilộNamSôngMãgiaiđoạnChấpthuậnnhàmáythứcănchănnuôitỷđồbđ kq UBND TP. Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hoá khởi công xây dựng dự ánĐại lộ Nam Sông Mã giai đoạn 2 - đoạn từ đường ven biển, phường Quảng Châu đến điểm nối con đường Ký Ức, phường Quảng Tiến (TP. Sầm Sơn).

Các đại biểu nhấn nút khởi công dự án Đại lộ Nam Sông Mã giai đoạn 2.

Dự án Đại lộ Nam Sông Mã giai đoạn 2 đoạn từ đường ven biển, phường Quảng Châu đến điểm nối con đường Ký Ức, phường Quảng Tiến (TP. Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hoá) có quy mô chiều dài tuyến 1,9 km với tổng mức đầu tư 330,957 tỷ đồng. Đây là một trong những công trình được đầu tưxây dựng từ nguồn vốn theo cơ chế đặc thù của Nghị quyết số 7 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa, Nghị quyết số 298 của HĐND tỉnh Thanh Hoá về xây dựng và phát triển TP. Sầm Sơn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Phát biểu tại buổi lễ, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá Mai Xuân Liêm nhấn mạnh, dự án Tuyến đường Đại lộ Nam sông Mã giai đoạn 2 là dự án nằm trong danh mục các công trình thực hiện theo cơ chế đặc thù của tỉnh Thanh Hoá ban hành cho TP. Sầm Sơn.

Theo đó, việc đầu tư dự án nhằm từng bước để hoàn thành chiều dài và quy mô mặt cắt ngang tuyến đường Đại lộ Nam Sông Mã theo quy hoạch, hoàn thiện hệ thống giao thông đồng bộ, hiện đại, tạo thành mạng lưới giao thông hợp lý, đáp ứng lưu lượng giao thông, đảm bảo kết nối liên vùng thông qua tuyến đường bộ ven biển và các trục giao thông trong khu vực.

Theo kế hoạch, dự án sẽ hoàn thành và đưa vào khai thác sử dụng trong năm 2025. Để đạt được mục tiêu trên, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá Mai Xuân Liêm yêu cầu UBND TP. Sầm Sơn tập trung nguồn lực, bố trí kế hoạch vốn đáp ứng yêu cầu cho dự án. Tập trung chỉ đạo chủ đầu tư, nhà thầu thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ theo quy định đầu tư xây dựng; tổ chức thi công đảm bảo chất lượng, mỹ thuật, tiến độ, an toàn vệ sinh môi trường, an toàn lao động.

Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá cũng đồng thời yêu cầu nhà thầutrong quá trình thi công phải có các biện pháp bảo đảm an toàn giao thông cho người và phương tiện lưu thông trên tuyến thuận lợi, an toàn và không ảnh hướng đến tiến độ công trình; đồng thời phải đặc biệt quan tâm đến vấn đề vệ sinh môi trường khu vực, nhất là vào dịp cao điểm hè.

Trước đó, trong giai đoạn 1, dự án đầu tư xây dựng Đại lộ Nam sông Mã - giai đoạn 1 có quy mô đường cấp III, vận tốc thiết kế 60 km/h và được triển khai xây dựng tháng 7/2009. Chiều dài toàn tuyến 14,617 km (điểm đầu tại nút giao Nam Ngạn, TP Thanh Hóa; điểm cuối nối vào đường Vành đai phía Tây của thành phố Sầm Sơn), mặt cắt ngang tuyến từ 15 m đến 23,5 m. Tuyến đường được đưa vào khai thác năm 2016 đã rút ngắn thời gian di chuyển của các phương tiện từ Thanh Hóa đi thành phố biển và giảm ùn tắc cho QL 47.

Quảng Ngãi: Yêu cầu chủ đầu tư khẩn trương trình phê duyệt dự án gần 600 tỷ đồng

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Đặng Văn Minh ký công văn gửi các chủ thể có liên quan nhằm phối hợp triển khai thực hiện Dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 24B, đoạn từ Km23+050 đến Km29+800 qua địa bàn.

Dự án nâng cấp, mở rộng quốc lộ 24B có tổng vốn đầu tư gần 600 tỷ đồng.

Cụ thể, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi giao Sở Giao thông - Vận tải với vai trò là chủ đầu tư, khẩn trương đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện các thủ tục liên quan để trình Bộ Giao thông - Vận tải phê duyệt Dự án trong quý I/2024. Đồng thời, chủ động làm việc với Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND TP. Quảng Ngãi, UBND huyện Sơn Tịnh và các đơn vị liên quan để thực hiện các thủ tục liên quan đến công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định cư, đăng ký bổ sung danh mục dự án vào Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của thành phố Quảng Ngãi và huyện Sơn Tịnh.

Cùng với đó là chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành và đơn vị liên quan để lựa chọn hình thức quản lý dự án đầu tư xây dựng theo quy định. Trong quá trình triển khai thực hiện phải chủ động, tích cực phối hợp với các sở, ngành và đơn vị liên quan để thống nhất giải quyết các nội dung phát sinh thuộc trách nhiệm, thẩm quyền của mình; đối với các nội dung vướng mắc vượt thẩm quyền, kịp thời báo cáo, đề xuất UBND tỉnh xem xét, giải quyết theo quy định.

Chủ tịch Đặng Văn Minh giao Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Ngãi có trách nhiệm hướng dẫn, hỗ trợ Sở Giao thông - Vận tải và các địa phương liên quan trong quá trình thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng và giải quyết các vướng mắc thuộc trách nhiệm, thẩm quyền của đơn vị mình.

Hai địa phương có dự án đi qua là TP.Quảng Ngãi và huyện Sơn Tịnh có trách nhiệm phối hợp với Sở Giao thông - Vận tải trong quá trình thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định cư của Dự án; rà soát nhu cầu và quỹ đất của địa phương để dự kiến vị trí xây dựng các khu tái định cư phục vụ cho Dự án. Cũng như tổng hợp và trình bổ sung danh mục công trình, dự án vào Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thành phố Quảng Ngãi và huyện Sơn Tịnh theo đề nghị của Sở Giao thông vận tải.

Dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 24B, đoạn Km 23+050 đến Km29+800, tỉnh Quảng Ngãi được Bộ Giao thông - Vận tải phê duyệt chủ trương đầu tư vào tháng 12/2023, tại Quyết định số 1645/QĐ-BGTVT. Dự án có tổng mức đầu tư (dự kiến) gần 600 tỷ đồng, từ nguồn vốn đầu tư công trung hạn của Trung ương, do Sở Giao thông - Vận tải Quảng Ngãi làm chủ đầu tư.

Dự án có tổng chiều dài khoảng 6,75 km, thiết kế tuyến có quy mô đầu tư với 4 làn xe chạy theo tiêu chuẩn đường cấp III, tốc độ thiết kế 80 km/h. Dự kiến được triển khai thi công và hoàn thành trong năm 2025.

Dự án được đầu tư nhằm nâng cao năng lực khai thác để đáp ứng nhu cầu vận tải, kết nối liên vùng, giảm thiểu tai nạn giao thông, thúc đẩy phát triển kinh tếxã hội, bảo đảm an ninh - quốc phòng khu vực duyên hải Trung bộ; từng bước hoàn thiện quy hoạch phát triển mạng lưới giao thông vận tải và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ngãi và góp phần thực hiện mục tiêu Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 03/11/2022 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế, xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Bắc Trung bộ và duyên hải Trung bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

 Đường dây 500 kV mạch 3 dồn hết tốc lực để tăng điện cho miền Bắc

Chiều 27/1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn công tác đi thị sát hiện trường, kiểm tra tiến độ thi công các Dự án đường dây 500 kV mạch 3 từ Quảng Trạch (Quảng Bình) đến Phố Nối (Hưng Yên), động viên và tặng quà cán bộ, công nhân, người lao động trên công trường.

Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra bản đồ hướng tuyến đường dây 500 kV mạch 3 đoạn Quảng Trạch - Phố Nối

Dự án đường dây 500 kV mạch 3 kéo dài gồm 4 dự án thành phần, có chiều dài 514 km nối từ Quảng Trạch (Quảng Bình) tới Phố Nối (Hưng Yên) với tổng vốn đầu tư khoảng 23.000 tỷ đồng. Các dự án này đều đã khởi công vào tháng 10/2023 và tháng 1/2024. Dự án này được Thủ tướng yêu cầu phải hoàn thành vào tháng 6/2024, để tăng cung ứng, giảm thiếu điện cho miền Bắc.

Những ngày cận Tết nguyên đán 2024 này, tại vị trí 201 địa bàn xã Châu Sơn, huyện Quỳnh Phụ, Thái Bình có hàng chục kỹ sư, công nhân và máy móc hoạt động, thi công lắp đặt hạng mục đào, đúc móng.

Không khí thi công sôi động, "3 ca 4 kíp" làm việc xuyên ngày, xuyên đêm để đảm bảo tiến độ thi công, chung mục tiêu hoàn thành toàn bộ dự án vào tháng 6/2024.

Kiểm tra thi công tại vị trí 201 (xã Châu Sơn, huyện Quỳnh Phụ, Thái Bình) thuộc dự án thành phần 500 kV Nam Định 1 - Phố Nối, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị chính quyền địa phương hỗ trợ tối đa giải quyết thủ tục, giải phóng mặt bằng để nhanh chóng bàn giao mặt bằng sạch cho chủ đầu tư.

Đồng thời đề nghị các địa phương cùng phía chủ đầu tư Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia (EVNNPT) huy động nguồn lực từ doanh nghiệp, người dân tham gia để đẩy nhanh tiến độ dự án, đảm bảo chất lượng công trình điện cấp bách này.

Theo báo cáo của Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia (EVNNPT) - chủ đầu tư dự án - hiện 4 dự án thành phần đã xong khâu chuẩn bị và được Thủ tướng chấp thuận chủ trương đầu tư. Chuyển đổi mục đích sử dụng rừng các dự án và báo cáo đánh giá tác động môi trường cũng được các bộ chuyên ngành thẩm định, phê duyệt.

Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) Đặng Hoàng An cho biết đây là công trình năng lượng quan trọng, cấp bách, đi qua nhiều địa phương và phải thực hiện trong thời gian ngắn, khoảng một năm.

Hiện 226 gói thầu về xây lắp, cung cấp cột thép, dây dẫn, vật tư thiết bị đã được chủ đầu tư đấu thầu, ký hợp đồng với các nhà thầu thi công. Một số dự án thành phần tiến hành song song giải phóng mặt bằng và thi công. Chẳng hạn, dự án đường dây 500kV Nam Định I – Thanh Hóa hoàn thành 22% đúc móng và thi công đồng thời tại 15 vị trí móng trụ khác.

"Chủ đầu tư sẽ bám sát các chỉ đạo, tập trung mọi nguồn lực, cùng các bên triển khai các hạng mục công việc song song và phấn đấu đưa dự án vận hành trong tháng 6", ông An nói và cho biết thêm, như công tác đền bù chưa duyệt xong, nhưng chúng tôi cùng thảo luận trước với tỉnh, với dân tạm ứng tiền trước để bà con giao mặt bằng thi công. Bà con giao mặt bằng khá nhiều rồi, có mặt bằng là làm.

Thủ tướng cũng kiểm tra tiến độ thi công tại vị trí móng cột 13 thuộc địa bàn xã Nghĩa Hồng, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định; vị trí 41 xã Thượng Kiệm, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình; vị trí 100 trên địa bàn Xã Hà Hải, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hoá thuộc dự án Đường dây 500kV Nam Định I - Thanh Hóa.

Ông yêu cầu EVN và EVNNPT phải phấn đấu hoàn thành dự án trong tháng 6/2024 với tinh thần chỉ bàn làm, không bàn lùi, "vượt nắng thắng mưa"; "ăn tranh thủ, ngủ khẩn trương"; “thi công 3 ca 4 kíp”; “làm việc xuyên lễ, xuyên Tết”.

Ý thức được đây là công trình trọng điểm quốc gia, ông Bùi Quang Cảnh, Giám đốc Công ty TNHH MTV xây lắp điện 4 (đại diện đơn vị thi công) cho biết, đã huy động lực lượng đông đảo trên công trường và sẵn sàng làm xuyên Tết để đảm bảo tiến độ đặt ra.

Đồng thời ông Bùi Quang Cảnh, cũng đề nghị các địa phương hỗ trợ, tạo điều kiện về giải phóng mặt bằng các vị trí móng, hành lang tuyến. Bởi, khi triển khai dựng cột và kéo dây, tốc độ giải phóng mặt bằng là quan trọng nhất, theo ông Cảnh.

“Khi tham gia vào dự án đường dây 500kV mạch 3, chúng tôi quán triệt tinh thần đối với toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty, từ văn phòng đến đơn vị sản xuất đều theo chủ trương làm việc xuyên Tết. Ở thời điểm Tết, tuỳ từng vị trí và khối lượng công việc sẽ sắp xếp đủ số lượng công nhân làm việc, số lượng sẽ không giảm nhiều so với ngày thường.

Chúng tôi đã giao bộ phận Công đoàn thực hiện đầy đủ các chế độ đãi ngộ cho công nhân, người lao động của mình để họ yên tâm làm việc”, ông Cảnh nói.

Trước thực tế khối lượng công việc còn lại nhiều, EVNNPT cũng đã kiến nghị Thủ tướng cho phép UBND các tỉnh chấp thuận chủ trương chuyển đổi mục đích sử dụng diện tích rừng thuộc phạm vi móng cột.

Cùng đó, chủ đầu tư cũng kiến nghị Chính phủ giao UBND các tỉnh quyết định chủ trương về tác động vào rừng để làm đường và các công trình tạm phục vụ thi công mà không chờ sửa đổi, bổ sung Nghị định 156.

Với các địa phương, EVNNPT kiến nghị tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh chấp thuận chủ trương chuyển đổi mục đích sử dụng rừng thuộc thẩm quyền của tỉnh trong tháng 1/2024, và bàn giao mặt bằng các vị trí móng, hành lang tuyến trong tháng 2 và 3.

Đấu thầu trạm dừng nghỉ cao tốc Mai Sơn - Quốc lộ 45: Lộ diện 6 ứng viên tiềm năng

Cục trưởng Cục Đường cao tốc Việt Nam vừa ký Quyết định số 21/QĐ - CĐCTVN về việc phê duyệt kết quả đánh giá sơ bộ về năng lực, kinh nghiệm của nhà đầu tư Dự án đầu tư xây dựng và vận hành Trạm dừng nghỉ Km329+700 thuộc Dự án thành phần Mai Sơn - Quốc lộ 45 trên tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông.

Ảnh minh hoạ.

Đây là một trong 7 dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020 đang được các đơn vị trực thuộc Bộ GTVT tiến hành lựa chọn nhà đầu tư các trạm dừng nghỉ trên tuyến.

Được biết, có tới 7 nhà đầu tư độc lập và liên danh nhà đầu tư nộp hồ sơ quan tâm tới Dự án đầu tư xây dựng và vận hành Trạm dừng nghỉ Km329+700, cao tốc Mai Sơn - Quốc lộ 45, trong đó có 6 nhà đầu tư, liên danh nhà đầu tư được đánh giá là đạt kết quả đánh giá sơ bộ năng lực, kinh nghiệm.

Các đơn vị này gồm: Công ty cổ phần Tập đoàn Xuân Khiêm; Công ty cổ phần Tập đoàn Thịnh Vượng Land - Công ty TNHH Thương mại Hồng Hải; Công ty cổ phần Quản lý và Khai thác bến xe Thanh Hóa - Công ty cổ phần Anh Phát Petro; Tổng công ty Phát triển Hạ tầng và Đầu tư tài chính Việt Nam - CTCP; Tập đoàn xăng dầu Việt Nam - Công ty Xăng dầu Thừa Thiên Huế; Công ty cổ phần Đầu tư du lịch T&T - Công ty cổ phần 19-5 Thanh Hoá - doanh nghiệp tư nhân Trung Phương.

Cũng tại Quyết định số 21, Cục trưởng Cục Đường cao tốc Việt Nam đã phê duyệt áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi trong nước theo quy định tại Điều 4 của Thông tư 01/2023/TT-BGTVT ngày 7/3/2023 của Bộ GTVT đối với Dự án đầu tư xây dựng và vận hành Trạm dừng nghỉ Km329+700, cao tốc Mai Sơn – Quốc lộ 45.

“Kết quả đánh giá sơ bộ năng lực, kinh nghiệm nêu trên không phải là cơ sở để thay thế việc đánh giá năng lực, kinh nghiệm của nhà đầu tư trong bước đấu thầurộng rãi lựa chọn nhà đầu tư theo quy định của pháp luật về đấu thầu”, Cục trưởng Cục Đường cao tốc Việt Nam khẳng định.

Dự án đầu tư xây dựng và vận hành Trạm dừng nghỉ Km329+700, cao tốc Mai Sơn - Quốc lộ 45 có mục tiêu xây dựng 1 cặp trạm dừng nghỉ được bố trí hai bên tại lý trình Km 329+700, tại xã Đông Hòa, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa.

Trong đó, trạm bên phải tuyến có tổng diện tích khoảng 39.184 m2 gồm diện tích đoạn vuốt nối với đường cao tốc khoảng 2.493 m2; diện tích xây dựng đường gom hoàn trả khoảng 6.691m2; diện tích đất lưu không, taluy khoảng 5.500 m2; diện tích xây dựng các phân khu chức năng của trạm khoảng 24.500 m2 .

Trạm bên trái tuyến có tổng diện tích khoảng 32.473 m2 (Không có đường gom) gồm: diện tích đoạn vuốt nối với đường cao tốc khoảng 2.473 m2; diện tích đất lưu không, taluy khoảng 5.500 m2; diện tích xây dựng các phân khu chức năng của trạm khoảng 24.500 m2.

Giá trị sơ bộ chi phí thực hiện Dự án (m1) là 199.688.568.000 đồng (sơ bộ chi phí thực hiện dự án (m1) không bao gồm chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, tiền thuê đất). Tiến độ tổng thể dự kiến 18 tháng kể từ ngày ký kết hợp đồng, trong đó thời gian hoàn thành các hạng mục công trình dịch vụ công dự kiến 12 tháng.

Lâm Đồng phê duyệt 13 cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm năm 2023

UBND tỉnh Lâm Đồng vừa phê duyệt danh sách cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm năm 2023 gồm 13 cơ sở. 13 cơ sở này, gồm: Công ty TNHH Sợi Đà Lạt; Công ty cổ phần Bình Điền Lâm Đồng; Công ty cổ phần Cấp nước Sài Gòn Đan Kia; Công ty TNHH Lang Hanh; Công ty TNHH MTV Nhôm Lâm Đồng - TKV; Công ty cổ phần Cấp thoát nước Lâm Đồng; Công ty TNHH Thực phẩm ASUZAC DALAT; Nhà máy gạch ngói Lâm Viên; Công ty TNHH Gạch Hiệp Thành; Công ty cổ phần Bia Sài Gòn - Lâm Đồng; Công ty TNHH TM&DV Trường Hoàng Lâm Đồng; Công ty TNHH Dalat Hasfarm; chi nhánh Công ty cổ phần bất động sản Việt Nhật tại TP. Đà Lạt;

UBND tỉnh giao Sở Công thương chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương tổ chức quản lý hoạt động sử dụng năng lượng các cơ sở sử dụng năng lượng theo quy định của Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả và Nghị định số 21/2011/NĐ-CP ngày 29/3/2011 của Chính phủ.

Sở Công thương chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc tổ chức kiểm tra, rà soát, cập nhật lập danh sách cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm trên địa bàn tỉnh; tổng hợp trình phê duyệt, gửi Bộ Công thương trước ngày 1 tháng 2 hằng năm.

UBND các huyện, thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc chỉ đạo các phòng, ban liên quan tại địa phương thông báo cho các cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm trên địa bàn theo danh sách này và tổ chức quản lý, theo dõi thực hiện các chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đối với các cơ sở. Các cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm trong danh sách trên có trách nhiệm thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo quy định.

Đà Nẵng đẩy mạnh thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp

Ban quản lý Khu công nghệ cao và các khu công nghiệp Đà Nẵng (DHPIZA) cho biết, trong năm 2023, đã có 18 Dự án đầu tư được chấp thuận chủ trương đầu tư và chứng nhận đăng ký đầu tư vào khu công nghệ cao và các khu công nghiệp trên địa bàn Thành phố.

Thành phố Đà Nẵng đã thu hút được 526 dự án đầu tư vào các khu công nghiệp.

Trong đó, có 4 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng vốn đăng ký đầu tư là hơn 136 triệu USD và 14 dự án trong nước với tổng vốn đăng ký đầu tư hơn 2.490 tỷ đồng.

Lũy kế, Thành phố Đà Nẵng đã thu hút được 526 dự án đầu tư vào Khu công nghệ cao, khu công nghệ thông tin tập trung - giai đoạn 1 và các Khu công nghiệp.

Trong đó, có 400 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đầu tư là hơn 31.538 tỷ dồng và 126 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư hơn 2.051 triệu USD.

Hiện trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng có Khu công nghệ cao Đà Nẵng với tổng diện tích đất 1.128,4ha; Khu công nghệ thông tin tập trung - giai đoạn 1 với tổng diện tích đất 131,1ha và 6 Khu công nghiệp, với tổng diện tích đất 1.066,52ha.

Theo Ban quản lý Khu công nghệ cao và các khu công nghiệp Đà Nẵng, mục tiêu trong giai đoạn 5 năm 2021-2025 sẽ thu hút nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước vào Khu công nghệ cao, Khu công nghệ thông tin tập trung và các Khu công nghiệp trên địa bàn thành phố đạt 1 tỷ USD. Lựa chọn được ít nhất 1 nhà đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp mới là KCN Hòa Cầm - giai đoạn 2, KCN Hòa Ninh và KCN Hòa Nhơn.

Ngoài ra, sẽ nỗ lực hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật các phân khu chức năng, điều chỉnh quy hoạch và mở rộng Khu công nghệ cao Đà Nẵng để đạt mục tiêu phát triển Khu công nghệ cao đến năm 2025 đóng góp vào GRDP của Thành phố Đà Nẵng, đạt tối thiểu 10% theo Đề án tổng thể phát triển Khu công nghệ cao Đà Nẵng đến năm 2030…

Triển khai thí điểm một số chính sách đặc thù về đầu tư xây dựng công trình đường bộ

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 16/NQ-CP triển khai Nghị quyết số 106/2023/QH15 ngày 28/11/2023 của Quốc hội thí điểm một số chính sách đặc thù về đầu tư xây dựng công trình đường bộ.

Ảnh minh hoạ. (Nguồn: Internet)

Theo Nghị quyết, UBND các tỉnh Thái Bình, Cao Bằng chịu trách nhiệm trình cấp thẩm quyền xem xét, quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư các Dự án tương ứng với các nội dung quy định tại Phụ lục I của Nghị quyết số 106/2023/QH15. Việc lập, thẩm định, phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư, triển khai các dự án thực hiện theo quy định hiện hành.

UBND các tỉnh được giao làm cơ quan chủ quản đầu tư dự án đường bộ tại Điều 3 của Nghị quyết số 106/2023/QH15, trước ngày 15/02/2024, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất giao cơ quan chủ quản để tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định cá biệt giao UBND cấp tỉnh được làm cơ quan chủ quản, được sử dụng ngân sách địa phương và vốn hợp pháp khác đầu tư dự án đường quốc lộ, đường cao tốc đối với các dự án tại Phụ lục II của Nghị quyết số 106/2023/QH15; giao một UBND cấp tỉnh được làm cơ quan chủ quản, được sử dụng ngân sách địa phương này hỗ trợ địa phương khác thực hiện hoạt động đầu tư công đối với các dự án tại Phụ lục III của Nghị quyết số 106/2023/QH15.

Bảo đảm năng lực hoạt động xây dựng của cơ quan, tổ chức và năng lực hành nghề hoạt động xây dựng của các cá nhân tham gia thực hiện dự án theo quy định của pháp luật về xây dựng như đã cam kết. 

Bố trí toàn bộ kế hoạch vốn để thực hiện các dự án theo quy định để hoàn thành các dự án, dự án thành phần đúng tiến độ như đã cam kết. Trường hợp phát sinh các yếu tố làm tăng quy mô, tổng mức đầu tư dự án, địa phương chịu trách nhiệm bố trí vốn ngân sách địa phương và các nguồn vốn hợp pháp khác (đối với phần tăng thêm) để triển khai hoàn thành dự án theo đúng tiến độ đã cam kết. 

Chịu trách nhiệm quản lý, khai thác, bảo trì đối với tuyến đường bộ trong quá trình đầu tư nâng cấp, mở rộng.  

Đối với các dự án chưa đủ thủ tục đầu tư tại Phụ lục II, Phụ lục III của Nghị quyết số 106/2023/QH15, sau khi được Thủ tướng Chính phủ giao làm cơ quan chủ quản nêu tại khoản 1 Điều này, các địa phương hoàn thiện thủ tục đầu tư trong thời gian có hiệu lực của Nghị quyết số 106/2023/QH15.

Thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ được giao theo quy định tại Luật Đầu tư công, Luật Xây dựng và pháp luật có liên quan; thực hiện chức năng, nhiệm vụ của cơ quan được giao làm cơ quan chủ quản thực hiện đầu tư dự án; kiểm tra, giám sát, thanh tra bảo đảm không để xảy ra việc trục lợi chính sách, lợi ích nhóm, thất thoát, lãng phí; chịu trách nhiệm về đề xuất Thủ tướng Chính phủ quyết định giao UBND cấp tỉnh làm cơ quan chủ quản.  

Chịu trách nhiệm toàn diện trong việc triển khai dự án bảo đảm tiến độ, chất lượng

Các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao tập trung triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp liên quan quy định tại Nghị quyết này; trường hợp cần thiết, chủ động, kịp thời hướng dẫn cụ thể việc thực hiện. 

Theo dõi, đánh giá, giám sát kết quả thực hiện theo lĩnh vực quản lý; báo cáo định kỳ 6 tháng, hàng năm kể từ ngày Nghị quyết số 106/2023/QH15 có hiệu lực và báo cáo tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 106/2023/QH15 trước tháng 8 năm 2025 gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, báo cáo các cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị quyết 106/2023/QH15.  

Đề cao trách nhiệm, nhất là trách nhiệm người đứng đầu trong lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức, triển khai thực hiện các nội dung, chính sách quy định tại Nghị quyết của Quốc hội.  

Khẩn trương chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc phạm vi quản lý triển khai thực hiện; làm tốt công tác hướng dẫn, tuyên truyền về các chính sách đặc thù tại Nghị quyết số 106/2023/QH15; tuyệt đối không để xảy ra tình trạng "xin-cho", gây khó khăn, phiền hà, tiêu cực đối với người dân, doanh nghiệp; chủ động phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan xử lý những vướng mắc phát sinh.  

Thường xuyên giám sát, kiểm tra, đôn đốc, có biện pháp xử lý nghiêm khắc đối với tập thể, cá nhân gây khó khăn, nhũng nhiễu người dân và doanh nghiệp; trì trệ, thiếu trách nhiệm trong thực thi công vụ.

Chịu trách nhiệm toàn diện trong việc triển khai dự án bảo đảm tiến độ, chất lượng, hiệu quả, khả thi, đồng bộ.

UBND các tỉnh/thành phố hướng dẫn nhà thầu thi công thực hiện lập hồ sơ đăng ký khu vực, công suất, khối lượng, phương pháp, thiết bị và kế hoạch khai thác trước khi tiến hành khai thác. 

Căn cứ điều kiện thực tế để xem xét, hướng dẫn nhà thầu thi công quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị quyết số 106/2023/QH15 tự lập đánh giá tác động tới lòng, bờ, bãi sông đối với mỏ cát, sỏi lòng sông nằm ở đoạn sông, suối có nguy cơ sạt lở cao bảo đảm tuân thủ quy định về quản lý cát, sỏi lòng sông và bảo vệ lòng, bờ, bãi sông. Nhà thầu thi công chịu trách nhiệm đối với kết quả đánh giá.

Thực hiện theo thẩm quyền tại Điều 26 Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 09/02/2021 của Chính phủ đối với giá vật liệu xây dựng thông thường tại mỏ giao nhà thầu thi công khai thác theo cơ chế đặc thù quy định tại Điều 4 Nghị quyết số 106/2023/QH15.

Đà Nẵng đưa vào sử dụng cùng lúc 3 dự án giao thông trọng điểm

Ngày 30/1, Ban Quản lý các Dự án cơ sở hạ tầng ưu tiên và Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông Đà Nẵng tổ chức khánh thành tuyến đường ĐT.601, tuyến đường ĐH 2 (từ xã Hòa Nhơn đi xã Hòa Sơn) và tuyến đường Vành đai phía Tây 2 (đoạn từ đường số 8 Khu công nghiệp Hòa Khánh đến đường tránh Hải Vân – Túy Loan).

Đường Vành đai phía Tây 2 kết nối Cảng Liên Chiểu với các khu công nghiệp Liên Chiểu, Hòa Khánh. Công trình (đoạn từ đường số 8 KCN Hòa Khánh đến đường tránh Hải Vân - Túy Loan) đã khởi công từ ngày 27/12/2019. Việc hoàn thành đoạn tuyến này sẽ kết nối Cảng Liên Chiểu với các khu công nghiệp Liên Chiểu, Hòa Khánh, nâng cao chất lượng sống và điều kiện đi lại của người dân ở khu vực phía Bắc.

Còn tuyến đường ĐT.601 là dự án giao thông huyết mạch nối 3 xã Hòa Sơn, Hòa Liên và Hòa Bắc (huyện Hòa Vang).

Công trình nâng cấp, cải tạo đường ĐT.601 có tổng chiều dài 35,681 km, điểm đầu giao với đường ĐT.602, đi qua các xã Hòa Sơn, Hòa Liên, Hòa Bắc huyện Hòa Vang, điểm cuối giáp với địa phận tỉnh Thừa Thiên Huế. Công trình được khởi công tháng 5/2020 với 4 gói thầu xây lắp chính. Dự án có tổng mức đầu tư 725 tỷ đồng từ nguồn ngân sách của TP.

Tuyến ĐH 2 kết nối các địa bàn phía Bắc với Trung Tâm Hành chính huyện và khu vực dân cư phía Nam, Tây Nam của huyện Hòa Vang.

Điểm đầu của tuyến ĐH 2 giao với Quốc lộ 14G, điểm cuối giao với đường ĐT602. Đây cũng là một trong những tuyến giao thông huyết mạch, phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân các xã trên địa bàn huyện Hòa Vang, giúp kết nối các khu vực dân cư phía Bắc với Trung Tâm Hành chính huyện và khu vực dân cư phía Nam, Tây Nam của huyện Hòa Vang. Tuyến đường này kết nối các tuyến đường hiện trạng trong mạng lưới đường giao thông của thành phố với tuyến cao tốc Hòa Liên – Túy Loan và Đà Nẵng – Quảng Ngãi.

Chủ tịch TP.Đà Nẵng, ông Lê Trung Chinh cho biết các công trình giao thông được khánh thành đều là những công trình động lực trọng điểm của thành phố, góp phần hết sức quan trọng trong thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội khu vực phía tây thành phố.

Theo Chủ tịch Thành phố Đà Nẵng, đây đều là những công trình gặp nhiều khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng và bố trí tái định cư. Khi có hơn 2.500 hộ dân bị ảnh hưởng. Trong đó tuyến đường ĐH2 có số hộ dân bị ảnh hưởng lớn nhất với hơn 1.200 hộ, tuyến đường ĐT601 là gần 1.000 hộ và tuyến đường Vành đai phía Tây 2 (giai đoạn 1) là hơn 330 hộ.

Ngoài ra, các công trình này được thi công trong điều kiện bị ảnh hưởng của thời tiết mưa bão bất lợi kéo dài, dịch bệnh Covid-19 trong năm 2020 và 2021, tuyến đi qua địa hình đồi núi phức tạp, trải dài...

Tuy nhiên, với sự chỉ đạo quyết liệt của Thành ủy, giám sát đồng hành hỗ trợ của Hội đồng nhân dân thành phố; sự quyết tâm, nỗ lực của các cấp, các ngành cùng với sự chia sẻ, hỗ trợ của nhân dân, đến nay các công trình đã được hoàn thành toàn bộ các hạng mục và phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân trước dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.

“Các dự án này hoàn thành sẽ góp phần hết sức quan trọng trong thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội khu vực phía tây thành phố”, ông Lê Trung Chinh khẳng định.

Hoàn thiện sớm Quy hoạch tuyến ga đường sắt đầu mối tại Hà Nội và TP.HCM

Cục Đường sắt Việt Nam sẽ phải hoàn thiện Báo cáo giữa kỳ Đồ án Quy hoạch đường sắt đầu mối Hà Nội và Quy hoạch đường sắt đầu mối TP.HCM gửi Bộ GTVT trước ngày 5/2/2024.

Ga đường sắt Hà Nội.

Đây là chỉ đạo mới nhất của ông Nguyễn Danh Huy, Thứ trưởng Bộ GTVT đối với Cục Đường sắt Việt Nam và 2 đơn vị tư vấn là Liên danh Tổng công ty Tư vấn thiết kế GTVT và Trung tâm Tư vấn đầu tư phát triển GTVT (TDSI); Liên danh Công ty Tư vấn thiết kế GTVT phía Nam và Trung tâm Tư vấn đầu tư phát triển GTVT (TDSI) đối với tiến độ hoàn thiện hồ sơ báo cáo giữa kỳ quy hoạch tuyến ga đường sắt đầu mối khu vực TP. Hà Nội và TP.HCM.

Theo lãnh đạo Bộ GTVT, quy hoạch tuyến, ga đường sắt khu vực đầu mối TP. Hà Nội, TP.HCM là các đồ án quy hoạch khó, phức tạp, có ảnh hưởng lâu dài đến phát triển đường sắt tại các tỉnh, thành phố liên quan nên các đơn vị tư vấn, cơ quan lập quy hoạch cần tập trung nhân lực nghiên cứu kỹ lưỡng, bảo đảm chất lượng, tiến độ.

Cục Đường sắt Việt Nam cần rà soát hồ sơ các quy hoạch thống nhất từ số liệu đầu vào, số liệu khảo sát, tính toán, kiểm toán quy mô tuyến, ga đường sắt,... bảo đảm kết cấu, nội dung hồ sơ phù hợp với Điều 13 Nghị định số 56/NĐ-CP ngày 24/6/2019 của Chính phủ, Thông tư số 33/2021/TT-BGTVT ngày 15/12/2021 của Bộ GTVT; rà soát tiếp thu các Thông báo kết luận đầu kỳ về quy hoạch.

Lãnh đạo Bộ GTVT lưu ý, dự báo nhu cầu vận tải cần xác định cụ thể luồng hàng, luồng khách với điểm đi, điểm đến, khối lượng vận tải trên từng khu đoạn, từng ga làm cơ sở tính toán phương án chạy tàu, diện tích các ga.

Hiện nay quan điểm thiết kế quy hoạch đường sắt đầu mối Hà Nội và TP.HCM có sự khác biệt, vì vậy lãnh đạo Bộ GTVT đề nghị các đơn vị liên quan bổ sung phân tích, so sánh phương án khai thác kết hợp tàu khách quốc gia và đường sắt đô thị (tàu khách quốc gia vào trung tâm, đường sắt đô thị khai thác trên các tuyến vành đai và hướng tâm) và phương án không kết hợp tàu khách quốc gia và đường sắt đô thị để lựa chọn phương án tổ chức chạy tàu tối ưu, phù hợp điều kiện thực tế từng đô thị.

Các ga phải xác định được quy mô, diện tích cụ thể, có dự trữ tương lai làm cơ sở để xác định chỉ giới, thỏa thuận địa phương. Bố trí các khu chức năng phải đáp ứng được năng lực cần thiết, yêu cầu tổ chức tác nghiệp và có kiểm toán để đảm bảo tính khả thi. Bổ sung phương án kết nối các tuyến đường sắt đô thị, đường sắt vùng và đường sắt chuyên dùng với các ga đường sắt quốc gia, đặc biệt là các ga hành khách, hàng hóa lớn.

Đối với quy hoạch đường sắt đầu mối Hà Nội, Thứ trưởng Bộ GTVT đề nghị làm rõ chức năng, nhiệm vụ ga Ngọc Hồi, xác định cụ thể khu vực dành cho đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị để quản lý; tính khả thi khi kết hợp 6 tuyến đường sắt (tốc độ cao, Bắc - Nam hiện hữu, vành đai phía Đông và phía Tây, đường sắt đô thị số 1, số 6) vào khu tổ hợp Ngọc Hồi; bổ sung phương án so sánh trường hợp bố trí khu vực Phú Xuyên cho ga hàng hóa, khu lắp ráp và phát triển công nghiệp.

Các đơn vị tư vấn cần bổ sung lập luận không khai thác đường sắt tốc độ cao từ ga Ngọc Hồi vào ga Hà Nội vào đồ án quy hoạch, trong đó lưu ý nếu tập trung các tuyến đường sắt đô thị, đường sắt tốc độ cao, đường sắt quốc gia trong một hành lang là rất khó khăn, ga Hà Nội là khu vực hạn chế phát triển không gian đô thị.

Đồng thời nghiên cứu đánh giá khả năng đáp ứng năng lực thông qua khi đề xuất kết hợp tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng với đường sắt vành đai phía Đông (đoạn Thạch Lỗi - Lạc Đạo), tránh ùn tắc vận tải đường sắt trong tương lai; so sánh phương án đầu tư khổ lồng và phương án đầu tư đường đơn khác khổ, trong đó lưu ý việc GPMB khu vực Hà Nội rất khó khăn nên cần tính toán dài hạn từ góc độ quản lý đô thị, quản lý quỹ đất; làm rõ cơ sở đề xuất đến năm 2050 chưa đầu tư tuyến đường sắt vành đai phía Tây.

Đối với quy hoạch đường sắt đầu mối TP.HCM, Cục Đường sắt Việt Nam và 2 đơn vị tư vấn tiếp tục làm rõ tính pháp lý, sự phù hợp với quy hoạch trong việc bổ sung các đoạn tuyến: Thủ Thiêm - Tân Kiên, Hòa Hưng - Tân Kiên và Cẩm Mỹ - Trảng Bom. Bổ sung so sánh, đánh giá phương án tuyến kết nối: Thủ Thiêm - Tân Kiên; Thủ Thiêm - Hòa Hưng, Hòa Hưng - Tân Kiên để phân tích, so sánh đánh giá, lựa chọn phương án tối ưu; làm rõ tính khả thi của việc quy hoạch (khả năng bố trí quỹ đất, ảnh hưởng đến các Dự án trong khu vực, đường sắt đô thị, kinh nghiệm quốc tế), chạy tàu hành khách quốc gia vào trung tâm đô thị TP.HCM.

Thứ trưởng Bộ GTVT yêu cầu Cục Đường sắt Việt Nam và 2 đơn vị tư vấn làm rõ phương án quy hoạch kết nối các tuyến đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị và đường bộ với khu ga (Thủ Thiêm, An Bình, Tân Kiên, Bình Triệu, Hòa Hưng và Trảng Bom, Tân Chánh Hiệp,...); bổ sung quy hoạch tuyến nhánh kết nối ga Bình Triệu với đường sắt TP.HCM - Tây Ninh (đoạn Bình Triệu - Gò Dưa theo Quy hoạch mạng lưới đường sắt đã phê duyệt).

“Giao Cục Đường sắt Việt Nam chỉ đạo Tư vấn rà soát các Thông báo kết luận trước đây, tiếp thu toàn bộ các ý kiến xác đáng tại cuộc họp để hoàn thiện Báo cáo giữa kỳ Đồ án Quy hoạch đường sắt đầu mối Hà Nội và Quy hoạch đường sắt đầu mối TP.HCM gửi Bộ GTVT trước ngày 5/2/2024 để triển khai các thủ tục tiếp theo, làm cơ sở hoàn chỉnh báo cáo cuối kỳ”, ông Nguyễn Danh Huy yêu cầu.

Việt Nam và Philippines thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực mới

Đề nghị Việt Nam tiếp tục duy trì ổn định việc xuất khẩu gạo sang Philippines là thông điệp được Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Philippines Francisco Tiu Laurel Jr. nhấn mạnh tại buổi làm việc với Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên hôm 29/1.

Có thể nói, hợp tác trong lĩnh vực thương mại gạo là một điểm sáng trong quan hệ thương mại Việt Nam - Philippines. Philippines hiện là thị trường tiêu thụ gạo hàng đầu của Việt Nam với lượng gạo xuất khẩu gạo sang Philippines năm 2023 đạt 3,1 triệu tấn (tương đương 1,75 tỷ USD), chiếm trên 38% tổng lượng gạo xuất khẩu của cả nước. Bên cạnh những lợi ích về thương mại, việc Việt Nam xuất khẩu gạo sang Philippines cũng đóng góp vào nỗ lực bảo đảm an ninh lương thực của Chính phủ Philippines.

Nhân chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng thống Philippines tại Hà Nội từ 29 đến 30/1 vừa qua, Bộ Công thương Việt Nam và Bộ Nông nghiệp Philippines đã ký Bản ghi nhớ về hợp tác thương mại gạo. Đây là một văn kiện quan trọng, đưa ra những định hướng lớn và một số hoạt động phối hợp giữa hai bên nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác trong lĩnh vực thương mại gạo trong giai đoạn 5 năm tới.

Theo các chuyên gia ngoại giao, không chỉ riêng lĩnh vực thương mại gạo, nhìn một cách tổng thể, Việt Nam và Philippines có rất nhiều điểm thuận lợi để phát triển quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư, đặc biệt sau chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam của Tổng thống Philippines Ferdinand Romualdez Marcos Jr. và Phu nhân.

“Đây là một cột mốc trong quan hệ song phương Phillipines - Việt Nam và sẽ đóng góp vào việc làm sâu sắc thêm mối quan hệ giữa hai nước. Chuyến thăm lần này sẽ giúp gắn bó mật thiết hơn nữa mối quan hệ giữa Tổng thống với các nhà lãnh đạo cấp cao nhất của Việt Nam”, Đại sứ Philippines tại Việt Nam Meynardo Los Banos Montealegre khẳng định.

Trong những năm qua, hợp tác thương mại là điểm sáng trong quan hệ hai nước. Kim ngạch thương mại song phương năm 2023 đạt 7,8 tỷ USD, trong đó, Việt Nam xuất khẩu 5,15 tỷ USD và nhập khẩu 2,65 tỷ USD. Philippines hiện là đối tác thương mại lớn thứ 16 của Việt Nam trên thế giới và thứ 6 trong ASEAN. Hai bên phấn đấu sớm đưa kim ngạch thương mại song phương đạt 10 tỷ USD.

Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Cộng hòa Philippines Lại Thái Bình cho biết, 10 tỷ USD không phải là con số quá lớn, nhất là khi so sánh với thương mại song phương của Việt Nam với các đối tác chủ chốt khác.

Tuy nhiên, theo Đại sứ Lại Thái Bình, xét từ quy mô, tiềm năng và tốc độ phát triển giao thương hai nước hiện nay, 10 tỷ USD là một mục tiêu vừa tầm để phấn đấu, thông qua các hoạt động xúc tiến thương mại, thúc đẩy kết nối giao thông, kết nối cơ chế thanh toán cũng như kết nối về pháp lý, viễn thông; đồng thời tìm kiếm cơ hội trong việc mở cửa thị trường cho các mặt hàng mới, song song với việc thu hút và khuyến khích doanh nghiệp hai nước tìm hiểu cơ hội, mở rộng đầu tư tại thị trường của nhau.

Về đầu tư, Philippines có 92 Dự án đầu tư tại Việt Nam, tổng vốn đăng ký 608 triệu USD, đứng thứ 31/143. Việt Nam có 5 dự án đầu tư sang Philippines, với tổng vốn gần 4 triệu USD.

Đại sứ Lại Thái Bình khẳng định, là hai nền kinh tế đang phát triển năng động bậc nhất tại khu vực, có lực lượng lao động trẻ và quy mô tầng lớp thu nhập trung bình gia tăng nhanh, thị trường tiêu thụ lớn và có thế mạnh trong sản xuất và thị hiếu tiêu dùng mang tính bổ sung cho nhau, quan hệ kinh tế - thương mại giữa hai nước sẽ tiếp tục phát triển thuận lợi, sớm hoàn thành mục tiêu đã được các lãnh đạo cấp cao hai nước đề ra.

Thời gian qua, hai bên đã tích cực trao đổi, tìm kiếm cơ hội và đẩy mạnh hợp tác trong các lĩnh vực mới như kinh tế số, kinh tế biển, phát triển xanh và bền vững, bảo vệ môi trường, kết nối chuỗi cung ứng… Thông qua chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng thống Ferdinand Romualdez Marcos Jr. đến Việt Nam, cơ hội mở rộng hợp tác về khí hậu, môi trường và hợp tác địa phương sẽ được gia tăng.

“Với nhu cầu, năng lực và điều kiện tương đồng, trong khung khổ quan hệ Đối tác chiến lược rất thuận lợi, hai bên có tiềm năng to lớn để trao đổi kinh nghiệm và bổ sung, hỗ trợ nhau, thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực mới, trực tiếp qua kênh song phương, cũng như trong các khung khổ đa dạng hiện nay của ASEAN”, Đại sứ Lại Thái Bình khẳng định.

Quảng Trị: Đầu tư nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi 350 tỷ đồng

UBND tỉnh Quảng Trị đã có quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư với dự án Nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi KIDOS.

Một góc thị trấn Hồ Xá, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị

Dự án do Công ty CP Xuất nhập khẩu và sản xuất thức ăn chăn nuôi KIDOS làm chủ đầu tư. Sản phẩm, dịch vụ cung cấp của dự án là thức ăn chăn nuôi cho gia súc gia cầm.

Dự án được thực hiện tại Khu quy hoạch Khu công nghiệp Tây Bắc Hồ Xá, thị trấn Hồ Xá, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị.

Quy mô diện tích đất dự kiến sử dụng của dự án là 20.939 m2. Trong đó, nhà máy được đầu tư với dây chuyền công nghệ và thiết bị hiện đại, công suất dự kiến của máy là 20 tấn viên/giờ với 1 dây chuyền sản xuất tương đương 100 nghìn tấn/năm.

Các hạng mục xây dựng dự án bao gồm: Xưởng có tháp máy (3.950 m2); nhà văn phòng, sảnh (463 m2); hồ nước điều hoà (88 m2); nhà nghỉ ca 1, khu nhà ăn, phòng nghỉ c 2, trực sản xuất (196 m2); trạm bơm phòng cháy chữa cháy, bể nước cứu hoả (48 m2); khu xử lý nước thải (200 m2); cây xanh, đường đi bộ, cổng hàng rào, trạm biến áp, trạm cân ô tô

Tổng mức đầu tư dự án 350 tỷ đồng. Trong đó vốn của nhà đầu tư là 70 tỷ đồng, vốn vay 280 tỷ đồng.

Dự kiến, dự án bắt đầu triển khai san ủi mặt bằng, xây dựng hạ tầng, nhà xưởng… Từ Quý III/2024. Đến Quý III/2025, dự án sẽ lắp đặt máy móc, thiết bị và đưa vào vận hành dây chuyền sản xuất nhà xưởng số 1.

Trong giai đoạn 2, dự án sẽ lắp đặt thêm các dây chuyền sản xuất mới, đầu tư thêm các hạng mục nhà xưởng, đường đi bộ, nhà nghỉ…Dự kiến đến Quý IV/2026, dự án sẽ đi vào hoạt động.

Trao đổi với PV, ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó chủ tịch UBND huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị cho biết, đây là dự án trong lĩnh vực sản xuất thức ăn chăn nuôi đầu tiên tại địa phương.

"Dự án được triển khai sẽ góp phần giải quyết công ăn việc làm cho nhiều người lao động địa phương. Bên cạnh đó, dự án dự kiến sử dụng nguồn nguyên liệu đầu vào là ngô, khoai, sắn… Do đó, sẽ tạo ra các “vệ tinh” về cung cấp nguyên liệu từ chính hoạt động trồng trọt sản xuất của bà con nông dân địa phương. Huyện rất mừng khi nhà đầu tư chọn địa phương là nơi triển khai dự án, tuy nhiên huyện cũng mong muốn nhà đầu tư thực hiện đúng cam kết về việc đảm bảo môi trường", ông Tuấn chia sẻ.

Được biết, Công ty CP Xuất nhập khẩu và sản xuất thức ăn chăn nuôi KIDOS có trụ sở tại thôn Lai Bình, xã Vĩnh Chấp, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị. doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư lần đầu vào ngày 21/7/2022, do bà Nguyễn Thị Hương (SN 1972, trú tại TP. Việt Trì, Phú Thọ) làm người đại diện pháp luật.

Bình Định đồng ý cho 2 doanh nghiệp khảo sát tiềm năng điện gió 

Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định vừa đồng ý chủ trương cho lắp đặt cột đo gió để nghiên cứu, khảo sát đánh giá tiềm năng gió của một số nhà đầu tư trên địa bàn huyện Vân Canh theo đề nghị của Sở Công thương (tại Văn bản số 38/SCT-QLNL, ngày 5/1/2024).

Cụ thể, Công ty Nexif Ratch Energy SE Asia Pte. Ltd được lắp đặt 1 cột đo gió với diện tích chiếm đất khoảng 100 m2 trên địa bàn xã Canh Liên để phục vụ cho việc nghiên cứu, khảo sát đánh giá tiềm năng gió trên khu vực với diện tích khoảng 1.368 ha.

Tương tự, Công ty TNHH Công nghệ Nam Hải được lắp đặt 2 cột đo gió để phục vụ cho việc nghiên cứu, khảo sát đánh giá tiềm năng gió trên 2 khu vực. Trong đó, khu vực 1 lắp đặt 1 cột đo gió với diện tích chiếm đất khoảng 100 m2, diện tích khảo sát khoảng 2.253 ha thuộc xã Canh Liên; khu vực 2 lắp đặt 1 cột đo gió với diện tích chiếm đất khoảng 100 m2, diện tích khảo sát khoảng 2.208ha thuộc các xã Canh Liên, Canh Hòa, Canh Thuận.

Theo UBND tỉnh Bình Định, diện tích các cột đo gió trên chỉ chiếm đất tạm thời. Thời gian cho khảo sát, nghiên cứu lắp đặt cột đo gió, đánh giá tiềm năng gió của các nhà đầu tư nêu trên là 18 tháng kể từ ngày được chấp thuận chủ trương.

Trước đó vào ngày 20/6/2023, tại Văn bản số 355/CV-NH, Công ty TNHH Công nghệ Nam Hải đề xuất với chính quyền tỉnh Bình Định về khảo sát, lắp đặt trụ đo gió và nghiên cứu lập Dự án đầu tư Nhà máy điện gió Vân Canh 1 và Vân Canh 2.

Theo danh mục các dự án điện gió trên bờ (gần bờ và trên đất liền) trên địa bàn tỉnh Bình Định triển khai trong thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, chỉ tính riêng tại huyện Vân Canh có 2 dự án điện gió gần bờ nằm trong Quy hoạch tỉnh Bình Định.

Bao gồm, Dự án Nhà máy Điện gió Vân Canh Bình Định (xã Canh Liên) có công suất lắp đặt 150 MW, sản lượng điện 433 triệu kWh/ năm, tổng vốn đầu tư 5.500 tỷ đồng, diện tích sử dụng đất có thời hạn 52,5 ha.

Dự án Nhà máy điện gió Vân Canh có công suất lắp đặt 450 MW, sản lượng điện 1.380 triệu kWh/ năm, tổng vốn đầu tư 15.862 tỷ đồng. Dự án này gồm Nhà máy Điện gió Vân Canh 1 (250 MW, 780 triệu kWh/ năm) có tổng vốn đầu tư 8.812 tỷ đồng, diện tích sử dụng đất có thời hạn 87,5 ha; Dự án Nhà máy Điện gió Vân Canh 2 (200 MW, 600 triệu kWh/ năm) có tổng vốn đầu tư 7.050 tỷ đồng, diện tích sử dụng đất có thời hạn 70 ha.

Xác định tổng mức đầu tư sơ bộ dự án cao tốc Cam Lộ - Lao Bảo

Ngày 31/1, Ban QLDA Đầu tư Xây dựng tỉnh Quảng Trị đã có văn bản báo cáo UBND tỉnh Quảng Trị hồ sơ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đường bộ cao tốc Cam Lộ - Lao Bảo theo phương thức đối tác công tư PPP.

Việc đầu tư dự án cao tốc Cam Lộ - Lao Bảo sẽ giúp giảm tải áp lực cho tuyến Quốc lộ 9 hiện nay

Theo đó, báo cáo dựa trên cơ sở hồ sơ đề xuất Dự án do Công ty TNHH Tập đoàn Sơn Hải lập và hoàn thiện theo chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Trị tại Thông báo số 629/TB-TU ngày 12/12/2023; ý kiến tham gia thẩm định của các Sở, ngành liên quan.

Theo báo cáo, tên dự án được xác định: Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Cam Lộ - Lao Bảo theo phương thức đối tác công tư PPP.

Phạm vi dự án được xác định có điểm đầu tại Km12+050 tuyến cao tốc Cam Lộ - La Sơn (điểm giao cắt giữa đường tỉnh 579 với cao tốc Cam Lộ - La Sơn) thuộc địa phận huyện Triệu Phong; điểm cuối tại vị trí giao giữa đường Trần Phú và Quốc lộ 9 (Cửa khẩu Lao Bảo) thuộc địa phận huyện Hướng Hóa.

Tổng chiều dài tuyến khoảng 56 km. Địa điểm thực hiện dự án tại các huyện Triệu Phong, Cam Lộ, Đakrông, Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.

Dự án có tiêu chuẩn kỹ thuật là đường cao tốc tốc độ thiết kế 100km/h theo TCVN 5729:2012. Quy mô đầu tư dự án 4 làn xe hoàn thiện, tốc độ thiết kế 100 km/h, mặt cắt ngang 24,75 m. Tổng diện tích đất giải phóng mặt bằng theo quy mô hoàn chỉnh của dự án dự kiến khoảng 472,98 ha.

Sơ bộ tổng mức đầu tư dự án khoảng 14.187 tỷ đồng (đã bao gồm lãi vay). Hình thức đầu tư của dự án là đầu tư theo phương thức PPP - Hợp đồng BOT, có sự tham gia hỗ trợ của Nhà nước.

Phương án tài chính tư vấn lập, đề xuất dự án: Đề xuất tỷ lệ Nhà nước góp vốn lên đến 70% để thu hút nhà đầu  tư và tạo đột phá trong đầu tư giao thông bằng hình thức PPP. Thời gian thu hồi vốn là 28,5 năm.

Ban QLDA Đầu tư Xây dựng tỉnh Quảng Trị cho biết, về tỷ lệ vốn Nhà nước tham gia vào dự án, theo phương án đã được Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Trị thống nhất tại Thông báo kết luận số 629/TB-TU ngày 12/12/2023, vốn Nhà nước tham gia hỗ trợ vào dự án 70%, thời gian hoàn vốn là 28,5 năm. Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 2 Điều 69 Luật PPP thì tỷ lệ vốn Nhà nước tham gia dự án PPP không vượt quá 50% tổng mức đầu tư của dự án.

Do vậy, Ban QLDA Đầu tư Xây dựng tỉnh Quảng Trị đã đề nghị UBND tỉnh Quảng Trị, Sở Kế hoạch và Đầu tư báo cáo đề xuất Thủ tướng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho phép áp dụng cơ chế chính sách đặc thù (tương tự dự án tuyến cao tốc Đồng Đăng – Trà Lĩnh theo phương thức PPP vừa được Quốc hội áp dụng thí điểm thông qua tại Nghị quyết số 106/2023/QH15 ngày 28/11/2023).

Về nguồn vốn Nhà nước tham gia vào dự án, Ban QLDA Đầu tư Xây dựng tỉnh Quảng Trị cũng đề nghị UBND tỉnh Quảng Trị, Sở Kế hoạch và Đầu tư xem xét, đề xuất Trung ương quan tâm, hỗ trợ bố trí vốn đầu tư công ngân sách nhà nước từ nguồn vốn trung hạn giai đoạn 2021-2025 và 2026-2030 để tham gia vào dự án này.

Cũng theo báo cáo, do hiện nay dự án chưa xác định được nguồn vốn Nhà nước tham gia vào dự án, vì vậy, thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư thực hiện theo quy định tại Điều 12 Luật đối tác công tư PPP. Trong đó, cơ quan có thẩm quyền là UBND tỉnh Quảng Trị.

Trước đó, vào tháng 5/2022, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý giao UBND tỉnh Quảng Trị làm cơ quan có thẩm quyền triển khai thực hiện dự án này theo phương thức đối tác công tư (PPP) và yêu cầu UBND tỉnh Quảng Trị chịu trách nhiệm toàn diện về nội dung đề xuất.

Ngày 7/7/2022, Công ty TNHH Tập đoàn Sơn Hải (Tập đoàn Sơn Hải) đã có văn bản gửi UBND tỉnh Quảng Trị về việc xin đầu dự án đường bộ cao tốc Cam Lộ - Lao Bảo theo phương thức đối tác công tư, và cam kết tự bỏ kinh phí để thực hiện các thủ tục giai đoạn chuẩn bị đầu tư.

Theo đề xuất của Tập đoàn Sơn Hải, dự án xây dựng đường bộ cao tốc Cam Lộ - Lao Bảo có tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 13.726 tỷ đồng. Tuyến đường này khi hoàn thành sẽ là sự kết nối thuận lợi giữa biển Đông, Việt Nam với các nước Lào, Thái Lan, Myanmar và khu vực.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị Hà Sỹ Đồng cho biết, việc dự án được triển khai trong tương lai sẽ giúp phá thế độc đạo của Quốc lộ 9, cũng như đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu, hàng quá cảnh, tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại xuyên biên giới.

Hợp long cầu Bến Rừng nối Hải Phòng - Quảng Ninh

Chiều nay (31/1), sau hơn 20 tháng thi công, dự án đầu tư xây dựng cầu Bến Rừng nối huyện Thủy Nguyên, TP. Hải Phòng và thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh chính thức hợp long. Hiện, cầu đã hoàn thành hơn 95% khối lượng thi công.

Toàn cảnh cầu Bến Rừng. Ảnh: Đỗ Phương

Đây là công trình giao thông trọng điểm, hợp tác giữa 2 địa phương Quảng Ninh - Hải Phòng trong mục tiêu kết nối liên vùng, góp phần nâng cao năng lực phục vụ về giao thông, thúc đẩy mối quan hệ đoàn kết, gắn bó giữa nhân dân 2 địa phương, từng bước hoàn thiện mạng lưới giao thông Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.

Cầu có thiết kế dài 1.865,3 m, bề mặt rộng 21,5 m, 4 làn xe cơ giới và 2 làn hỗn hợp, cùng hạ tầng phụ trợ đồng bộ như dải an toàn, dải phân cách, hệ thống điện chiếu sáng, thiết bị an toàn giao thông..., với tổng mức đầu tư gần 2.000 tỷ đồng. 

Ông Đỗ Tuấn Anh, Tổng giám đốc Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông Hải Phòng cho biết, sau 20 tháng thi công (khởi công tháng 5/2022), đến thời điểm hiện tại, công trình cầu Bến Rừng đã chính thức hợp long. Đến nay, hạng mục đường dẫn 2 phía đã thực hiện lao lắp, đổ bê tông bản mặt cầu các nhịp. Hạng mục cầu chính giữa sông, hiện đã cơ bản thi công xong toàn bộ kết cấu bê tông gồm 3 trụ tháp chính, các đúc hẫng cân bằng. Hiện nhà thầu đã hoàn thành 380/380 cọc khoan nhồi, 39/39 mố - trụ. Ước khối lượng thực hiện khoảng 1.661/1.775 tỷ đồng (đạt 93,5% hợp đồng). Dự án sẽ hoàn thành toàn bộ vào ngày 30/4/2024.

Phía đường dẫn Quảng Ninh dài 2,2 km nối cầu Bến Rừng với nút giao Tỉnh lộ 338, đoạn qua xã Sông Khoai (thị xã Quảng Yên) cũng đang được đẩy nhanh thi công; nhịp dẫn cuối cùng phía Quảng Ninh nối cầu dẫn với cầu chính cũng đã hoàn thiện, hợp long. Hiện, đang thi công đường dẫn bờ phía bên Hải Phòng. Song song với công tác tổ chức thi công các hạng mục chính, hiện nhà thầu đã triển khai thi công hệ thống lan can, rải BTN, khe co giãn nhằm đảm bảo hoàn thiện đồng bộ các hạng mục.

Bến Rừng là cầu thứ ba kết nối tỉnh Quảng Ninh với Thành phố Hải Phòng, sau cầu Đá Bạc và Bạch Đằng. Cây cầu hoàn thành sẽ giúp người dân thị xã Quảng Yên và huyện Thủy Nguyên qua lại nhanh chóng, không phải chờ phà Rừng mất 30-60 phút, hoặc phải đi 40 km sang Quốc lộ 18 rồi vòng ra Quốc lộ 10 như trước kia. Công trình cầu Bến Rừng hoàn thành sẽ tạo động lực mới liên kết vùng, thúc đẩy kinh tế, văn hóa, xã hội giữa hai địa phương và thu hút nguồn nhân lực cho các khu công nghiệp.

Đối với dự án đầu tư xây dựng cầu Lại Xuân (Thuỷ Nguyên, Hải Phòng) và cải tạo, mở rộng đường tỉnh 352, sau gần 1 năm thi công, đến nay mới đạt khoảng 38% khối lượng do vướng mắc về giải phóng mặt bằng.

Dự án đầu tư xây dựng cầu Lại Xuân và cải tạo, mở rộng đường tỉnh 352 kết nối huyện Thủy Nguyên (TP. Hải Phòng) và thị xã Đông Triều (tỉnh Quảng Ninh) qua sông Đá Bạch được khởi công ngày 2/2/2023. Tổng mức đầu tư dự án gần 1.335 tỉ đồng từ nguồn ngân sách TP. Hải Phòng; tỉnh Quảng Ninh trả chi phí giải phóng mặt bằng trên địa bàn tỉnh này.

Quy mô dự án được xác định gồm xây dựng cầu Lại Xuân vượt sông Đá Bạch có chiều dài cầu khoảng 840 m, chiều rộng cầu rộng 12 m. Kết cấu bê tông cốt thép và bê tông cốt thép dự ứng lực; cải tạo, mở rộng đường tỉnh 352 với chiều dài hơn 14 km, mặt cắt ngang nền đường rộng 12 m. Theo đại diện Ban Quản lý dự án, đến nay, thi công xây dựng cầu Lại Xuân và đường dẫn hai đầu cầu đạt khoảng 38% khối lượng; việc cải tạo, mở rộng đường tỉnh 352 đạt 25% khối lượng.

Theo Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông Hải Phòng thì dự án bắt đầu thi công cọc khoan nhồi từ ngày 21/3/2023. Hiện nay, các nhà thầu đã hoàn thành 79/130 cọc khoan nhồi, đang thi công tại 6/16 vị trí mố trụ, đang thi công dầm đúc hẫng và dầm super T. Toàn công trường có gần 200 công nhân, thi công 2 ca/ngày.

Còn theo đại diện nhà thầu thi công, hiện nay, tiến độ giải phóng mặt bằng bờ thị xã Đông Triều đã bị chậm hơn 3 tháng so với kế hoạch. Ngoài ra, vướng mắc ở diện tích đất của Trại giam Xuân Nguyên (mặt bằng thi công 4 trụ, mố), Cục Quản lý Xây dựng và Doanh trại (Bộ Công an) đã kiểm tra thực địa ngày 23/11/2023 làm căn cứ giải quyết các thủ tục tiếp theo, dự kiến bàn giao mặt bằng trong quý I/2024, phấn đấu hoàn thành dự án trong tháng 10/2024.

Giao bổ sung hơn 30.683 tỷ đồng kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương

Phó thủ tướng Lê Minh Khái ký Quyết định số 117/QĐ-TTg về việc giao bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021 - 2025 từ nguồn dự phòng chung tương ứng với nguồn tăng thu ngân sách trung ương năm 2022.

Ảnh minh hoạ. (Nguồn: Internet)

Cụ thể, Phó thủ tướng giao bổ sung 30.683,441 tỷ đồng kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021 - 2025 từ nguồn dự phòng chung cho các bộ, cơ quan trung ương và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (các bộ, cơ quan trung ương và địa phương) tại các Phụ lục kèm Quyết định số 117/QĐ-TTg.

Đồng thời, Phó thủ tướng giao danh mục  Dự án và mức vốn ngân sách trung ương bố trí cho từng dự án đã đủ thủ tục đầu tư, đã báo cáo Quốc hội tại kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khoá XV cho từng dự án của các bộ, cơ quan trung ương và các địa phương tại Phụ lục kèm theo Quyết định số 117/QĐ-TTg.

Về việc triển khai thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021 - 2025, Phó thủ tướng yêu cầu các bộ, cơ quan trung ương và các địa phương căn cứ kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021 - 2025, danh mục dự án và mức vốn ngân sách trung ương trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 được giao thông báo hoặc quyết định giao kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 cho các cơ quan, đơn vị sử dụng vốn đầu tư công, chi tiết danh mục dự án và mức vốn ngân sách trung ương bố trí cho từng dự án theo quy định; sử dụng vốn ngân sách địa phương, huy động các nguồn vốn khác để đầu tư hoàn thành dự án đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng.

Khẩn trương hoàn thiện thủ tục đầu tư, bảo đảm đủ điều kiện bố trí kế hoạch vốn hàng năm theo quy định tại Điều 53 Luật Đầu tư công; đề xuất kế hoạch vốn năm 2024 để thực hiện dự án, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ tài chính trước ngày 28/2/2024 để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước khi báo cáo cấp có thẩm quyền theo quy định tại Nghị quyết số 112/2024/QH15 của Quốc hội.

Các bộ, cơ quan trung ương và các địa phương chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ, các cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm toán và cơ quan liên quan về tính chính xác của các nội dung, số liệu báo cáo, danh mục dự án và mức vốn bố trí cho từng dự án bảo đảm đúng quy định của pháp luật.

Các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chínhcăn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao về quản lý nhà nước đối với đầu tư công chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ, các cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm toán và cơ quan liên quan tính chính xác của các nội dung, số liệu báo cáo, giám sát thực hiện Quyết định này bảo đảm đúng quy định của pháp luật.

Quyết định cũng quy định rõ thời hạn báo cáo kết quả thực hiện và giải ngân kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025.

Theo quy định, báo cáo việc thông báo hoặc quyết định giao kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021 - 2025 cho các cơ quan, đơn vị sử dụng vốn đầu tư công về Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính trước ngày 10/2/2024.

Thời gian thực hiện và giải ngân kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 thực hiện theo quy định của Luật Đầu tư công, Nghị định số 40/2020/NĐ-CP ngày 6/4/2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đầu tư công, Nghị quyết của Chính phủ và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

TP.HCM kết thúc nghiên cứu khả thi tuyến metro nối vào sân bay Tân Sơn Nhất

Ban Quản lý đường sắt đô thị TP.HCM (MAUR) vừa có báo cáo giám sát, đánh giá thực hiện đầu tư đối với Dự án hỗ trợ kỹ thuật nghiên cứu khả thi tuyến metro nối đến sân bay Tân Sơn Nhất (tuyến metro số 4b- giai đoạn 1).

MAUR cho biết, Dự án hỗ trợ kỹ thuật nghiên cứu khả thi tuyến metro dẫn vào sân bay Tân Sơn Nhất (tuyến số 4b giai đoạn 1) sử dụng nguồn vốn viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Hàn Quốc thông qua ngân hàng Xuất nhập khẩu Hàn Quốc (KEXIM) được thực hiện từ năm 2017.

Tháng  11/2019, KEXIM đã nộp báo cáo cuối kỳ nghiên cứu khả thi Dự án này dựa trên kết quả nghiên cứu của Liên danh tư vấn Sambo (Hàn Quốc)

Tuy vậy, báo cáo cuối kỳ này vẫn chưa cập nhật kết nối tuyến 4b giai đoạn 1 với nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất. MAUR thông tin thêm rằng, cần nghiên cứu thêm quy hoạch khu vực xung quanh sân bay để có phương án thiết kế tối ưu nhất.

Do báo cáo nghiên cứu khả thi chỉ được thực hiện sau khi Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nên mọi công tác liên quan đến dự án hiện đang tạm ngưng. 

Hiện nay, MAUR đang thực hiện các thủ tục kết thúc dự án cho Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Giao thông - Vận tải và làm thủ tục kết thúc dự án trong năm 2024.

Tuyến metro số 4b, dài 3,2 km hướng tuyến đi từ ga Công viên Gia Định - Nguyễn Thái Sơn - Hồng Hà - sân bay Tân Sơn Nhất - Trường Sơn - Công viên Hoàng Văn Thụ - Ga Lăng Cha Cả.

Toàn bộ 3,2 km của dự án sẽ đi ngầm. Tổng mức đầu tư ước tính là  1,1 tỷ USD, dự kiến sẽ đầu tư theo hình thức PPP và vốn ODA.

Lãnh đạo tỉnh Quảng Bình đốc thúc tiến độ tái định cư cao tốc Bắc - Nam

Ngày 1/2, Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Bình Đoàn Ngọc Lâm đã đi kiểm tra tiến độ công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng dự án Xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam trên địa bàn huyện Lệ Thủy.

Theo báo cáo UBND huyện Lệ Thuỷ cho biết, Dự án Xây dựng đường bộ cao tốc Bắc - Nam đoạn đi qua địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình có chiều dài 31,952 km, ảnh hưởng đến 750 hộ gia đình, cá nhân, 8 tổ chức…

Tính đến nay, UBND huyện Lệ Thuỷ đã ban hành 96 quyết định thu hồi đất và 96 quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho 707 /750 hộ với số tiền 439,5 tỷ đồng (tương đương khoảng 200 ha với chiều dài 26,5 km/31,952 km), đạt 82%.

Bên cạnh đó, huyện Lệ Thuỷ cũng tiến hành chi trả cho 14 tổ chức và 707 hộ gia đình với số tiền 437,7 tỷ đồng 26 km/25,5 km; bàn giao mặt bằng cho Ban Quản lý Hồ Chí Minh (chủ đầu tư dự án) 25,56 km/31,952 km, đạt 80% - và là địa phương có tỷ lệ bàn giao mặt bằng dự án đường bộ cao tốc Bắc-Nam thấp nhất tỉnh.

Hiện nay, chiều dài còn lại mà huyện chưa bàn giao được cho chủ đầu tư là 6,392 km. Trong đó, chiều dài liên quan đến tái định cư là 4,81 km (xã Trường Thủy 1 km, thị trấn Nông trường Lệ Ninh 1,81 km và xã Phú Thủy 2 km).

Để phục vụ công tác tái định cư, trên địa bàn huyện Lệ Thuỷ có 3 khu tái định cư được triển khai xây dựng với diện tích 7,21 ha nhằm thực hiện tái định cư cho 94 hộ tại 3 xã, thị trấn: Trường Thủy, Phú Thủy, Lệ Ninh.

Trong đó, khu tái định cư Trường Thủy (diện tích 1,1 ha, tái định cư cho 10 hộ), hiện đang được nhà thầu thi công phần đường giao thông, san nền, hệ thống thoát nước. Tổng khối lượng đã thi công của khu tái định cư đạt khoảng 45%, còn lại 1 km của dự án điện mặt trời và các hộ chờ tái định cư.

Đối với khu tái định cư Phú Thủy (diện tích 1,92 ha/32 hộ), hiện nhà thầu đang thi công phần đường giao thông, san nền, hệ thống thoát nước. Tổng khối lượng đã thi công đạt khoảng 55%, còn lại 2,62 km, bao gồm tái định cư 2 km và 0,62 km đất nông nghiệp.

Riêng khu tái định cư Lệ Ninh (diện tích 4,2 ha/52 hộ), nhà thầu đang thi công phần đường giao thông, san nền, hệ thống thoát nước, tổng khối lượng đã thi công đạt khoảng 40%, còn 1,81 km (1,61 tái định cư và 0,2 km đất nông nghiệp) đang được điều chỉnh lại hồ sơ trích đo và đã lên phương án để công khai đối với phần đất nông nghiệp.

Bên cạnh đó, huyện Lệ Thuỷ hiện nay đã hoàn thành di dời đường dây điện cao thế và đang tiếp tục thực hiện di dời đường dây diện trung, hạ thế, viễn thông, trạm biến áp, trạm BTS (đạt 15% khối lượng), hệ thống đường dây viễn thông ( đạt 40% khối lượng).

Sau khi trực tiếp kiểm tra tiến độ thực hiện tại các khu tái định cư, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Bình Đoàn Ngọc Lâm cho rằng tiến độ bàn giao mặt bằng của huyện Lệ Thuỷ còn chậm, trong khi mốc hoàn thành bàn giao mặt bằng đã được lãnh đạo tỉnh xác định là chậm nhất vào ngày 28/2/2024. Đặc biệt, khối lượng thực hiện các khu tái định cư vẫn còn chậm, dẫn đến chưa bàn giao được đất cho người dân bị ảnh hưởng thuộc diện tái định cư.

Phó chủ tịch Đoàn Ngọc Lâm yêu cầu huyện Lệ Thủy chỉ đạo các đơn vị tập trung nhân lực, máy móc, phương tiên, tranh thủ thời gian, đẩy nhanh tiến độ thi công, hoàn thiện các khu tái định cư, sớm bàn giao mặt bằng để các hộ dân vào ở.

Bên cạnh đó, huyện Lệ Thuỷ cần xây dựng các phương án phù hợp để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc về mặt bằng của dự án. Tăng cường tuyên truyền, đối thoại cụ thể với từng trường hợp, vận động người dân chấp hành pháp luật liên quan đến chế độ, chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và có biện pháp xử lý đối với tổ chức, cá nhân làm ảnh hưởng tới tiến độ chung của Dự án Xây dựng Đường bộ cao tốc Bắc – Nam.

Giải ngân vốn đầu tư công tháng 1/2024 đạt 16.900 tỷ đồng

Theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đỗ Thành Trung, số vốn đầu tư công giải ngân trong tháng 1 đạt 2,58%, cao hơn so với cùng kỳ cả về số tương đối và số tuyệt đối.

Trả lời câu hỏi của phóng viên về tình hình phân bổ và giải ngân vốn đầu tư công tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ ngày 1/2, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đỗ Thành Trung cho biết, đầu tư công là một trong những nội dung Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ luôn có sự chỉ đạo quyết liệt, sát sao trong suốt thời gian qua. "Ngay từ đầu nhiệm kỳ, Chính phủ xác định, đầu tư công là một trong những lĩnh vực vừa hỗ trợ thúc đẩy phát triển kinh tế, vừa giúp đỡ tháo gỡ khó khăn, điểm nghẽn trong phát triển", ông Trung nhấn mạnh.

Những năm qua, Chính phủ đều giao 100% kế hoạch vốn đầu tư công sau khi Quốc hội quyết định, trước ngày 31/12 của năm trước đó.

Với kế hoạch vốn đầu tư công 657 nghìn tỷ đồng năm 2024, đến thời điểm hiện tại, Thủ tướng Chính phủ đã giao các bộ cùng các cơ quan Trung ương và địa phương tổng số vốn khoảng 97% (622 nghìn tỷ đồng), cao hơn năm 2023 (đầu năm chỉ đạt hơn 78%).

"Số vốn giao ngay từ đầu năm cao như vậy đã phản ánh ngay trong kết quả giải ngân tháng 1/2024. Trong tháng 1/2024, số giải ngân cả thuế theo số liệu của Bộ tài chính đạt 2,58%, cao hơn so với cùng kỳ cả về số tương đối và số tuyệt đối. Cùng kỳ chúng ta chỉ đạt 1,8%, số giải ngân 12.800 tỷ đồng. Riêng tháng 1/2024 đã đạt khoảng 16.900 tỷ đồng", Thứ trưởng Đỗ Thành Trung cho hay.

Theo ông Trung, kết quả này đạt được là nhờ quá trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ sát sao, xác định rõ vấn đề vướng mắc, khó khăn trong từng ngành, từng lĩnh vực, trong từng khâu của Dự án đầu tư công.

Đầu tư công không phải liên quan đến một luật mà là một chuỗi các quá trình hoạt động liên quan đến rất nhiều quy định pháp luật, từ đất đai đến môi trường, xây dựng, quản lý rừng, ngân sách… Những điểm nút này, vướng mắc, khó khăn chính là vấn đề Chính phủ tập trung giải quyết và đem lại kết quả ngay từ đầu năm rất đáng khích lệ.

Ông Trung dẫn chứng, ví dụ trong năm 2023, đối với các công trình dự án lớn về giao thông đường bộ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Chính phủ trình Quốc hội thông qua Nghị quyết 106 về cơ chế chính sách và các chính sách đặc thù đối với việc thực hiện các dự án giao thông đường bộ liên quan đến các quy định pháp luật khác nhau. Chính phủ đã ban hành ngay Nghị quyết 16 để cụ thể hóa triển khai.

Đây là những giải pháp cụ thể nhất cũng như là những hoạt động Chính phủ giao cho các cơ quan Trung ương, địa phương cùng các tổ công tác triển khai. Có thể nói, có những giải pháp chúng ta đã làm từ ngay đầu nhiệm kỳ và trong những năm 2021 - 2023 đến nay, và có những giải pháp đột phá để giải quyết các vướng mắc, đặc biệt là thể chế. Bên cạnh đó, giải quyết các vướng mắc, khó khăn trên thực tế như vấn đề nguồn đất, vật liệu thay thế...

Với những giải pháp này, lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư kỳ vọng sẽ giải quyết được khó khăn trong các dự án. Hiện nay, các dự án đầu tư công, đặc biệt là các dự án quan trọng quốc gia, dự án lớn có tính lan tỏa, liên kết vùng đã cơ bản được khắc phục.

"Đây là tiền đề để chúng ta có thể đẩy nhanh và hoàn toàn hy vọng, có niềm tin, cơ sở trong năm 2024 chúng ta có thể giải ngân được tốt vốn đầu tư công", ông Trung nhấn mạnh.

Đoàn đại biểu tỉnh Svay Rieng (Vương quốc Campuchia) đến thăm cảng Quốc tế Long An 

Ngày 01/02/2024, tại Cảng Quốc tế Long An, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Long An - Ông Nguyễn Minh Lâm, lãnh đạo các Sở, Ban, Ngành của tỉnh Long An cùng lãnh đạo Dongtam Group đã đón tiếp và làm việc với Đoàn Đại biểu tỉnh Svay Rieng, Vương quốc Campuchia do Ngài Peng Posa, Tỉnh trưởng tỉnh Svay Rieng làm Trưởng đoàn.

Đây là sự kiện có ý nghĩa quan trọng, mở ra mối quan hệ tốt đẹp giữa hai tỉnh Svay Rieng và tỉnh Long An nói riêng, Việt Nam và Campuchia nói chung. Qua đó, thúc đẩy nhiều cơ hội kết nối giao thương cho doanh nghiệp hai nước ngày càng thắt chặt và bền vững.Long An là một trong 2 tỉnh của Việt Nam có chung biên giới đường bộ với tỉnh Svay Rieng, có vị trí đặc biệt trong chiến lược kết nối giao thương giữa tỉnh Long An và Campuchia.

Tuy nhiên, theo Hiệp định quá cảnh hàng hóa giữa Chính phủ nước Cộng hòa XHCN Việt Nam và Chính phủ Hoàng gia Campuchia ký kết ngày 26/12/2013 tại Hà Nội, tỉnh Long An chỉ mới có một cửa khẩu Bình Hiệp, cũng chính là cửa khẩu Pray Vor của tỉnh Svay Rieng đủ điều kiện thực hiện nghiệp vụ hàng hóa quá cảnh.

Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp Việt Nam và từ Campuchia tìm đến Cảng Quốc tế Long An để tìm hiểu về hoạt động khai thác hàng quá cảnh, hàng trung chuyển từ Campuchia qua Cảng Quốc tế Long An, từ đây tiếp tục hải trình quốc tế đến các nước Châu Âu, châu Mỹ, hoặc ngược lại từ quá cảnh qua Cảng Quốc tế Long An đến Campuchia. “Điều này đã mở ra nhiều cơ hội để Cảng Quốc tế Long An tự tin đủ năng lực để tiếp nhận lượng hàng này ngay từ bây giờ.

Với vị trí địa lý thuận lợi, cơ sở hạ tầng hiện đại, trang thiết bị tiên tiến nhất trên thế giới, cùng đội ngũ nhân sự có trình độ chuyên môn, Cảng Quốc tế Long An đã và đang tiếp nhận nhu cầu của các doanh nghiệp có hàng hóa quá cảnh, hàng trung chuyển từ Cambodia sang Việt Nam và ngược lại thông qua 2 ưu thế về kết nối giao thông đường bộ và đường thủy”, bà Ngô Thị Thanh Vy, Thành viên HĐQT, Phó Tổng Giám đốc, Công ty Cổ phần Quản lý & Khai thác Cảng Quốc tế Long An cho biết.

Tỉnh trưởng tỉnh Svay Rieng chia sẻ: “Tôi tin rằng nếu tính toán đúng đắn Dự án, Cảng Quốc tế Long An sẽ là cầu nối quan trọng, mở rộng giao thương, trao đổi qua lại các hàng hóa giữa hai nước, mang lại cho người dân, doanh nghiệp hưởng lợi về vận tải, trong đó về đường thủy, tạo động lực cho thúc đẩy phát triển kinh tế. Song song đó, hai bên sẽ cử đoàn công tác chuyên môn Giao thông và Vận tải để khảo sát, kiến nghị phù hợp lên các Bộ, ngành có thẩm quyền liên quan theo đúng pháp lý. Chúng tôi rất cảm ơn Lãnh đạo tỉnh Long An, Cảng Quốc tế Long An đã tiếp đón đoàn chu đáo”.

Nhân chuyến thăm và làm việc tại Cảng Quốc tế Long An, Đoàn đã có cuộc gặp gỡ và giao lưu với lãnh đạo các Bộ, Ban, ngành tỉnh Long An; đại diện Lãnh đạo Dongtam Group và Cảng Quốc tế Long An. Bên cạnh đó, Đoàn tham quan hệ sinh thái Cảng Quốc tế Long An, như: Cầu Cảng, Hệ thống nhà kho, Khu Công nghiệp, Khu Dịch vụ, Khu Đô thị, Công trình cột cờ cao nhất Đông Dương.

Nhân dịp Tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam, Trưởng đoàn tỉnh Svay Rieng chúc mừng năm mới đến Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Long An nhân dịp Xuân Giáp Thìn 2024; chúc cho 2 tỉnh Long An và Svay Rieng ngày càng đoàn kết, cùng duy trì hòa bình, hữu nghị và hợp tác phát triển. Chúc cho hai nước Việt Nam – Campuchia phát triển mối quan hệ hữu nghị truyền thống tốt đẹp hướng đến kỷ niệm 57 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (24/06/1967 - 24/06/2024).

Dongtam Group là tập đoàn đa ngành, hoạt động trong nhiều lĩnh vực, trong đó sản xuất và kinh doanh Vật liệu xây dựng là ngành cốt lõi trong gần 55 năm qua, bên cạnh khai thác đầu tư bất động sản - Khu công nghiệp, Giáo dục và nhiều lĩnh vực tiềm năng khác. Trong những năm gần đây, Dongtam Group mở rộng đầu tư và khai thác Cảng biển, cung cấp các dịch vụ Logistics. Trong đó, Cảng Quốc tế Long An với diện tích 147 ha, thuộc hệ sinh thái khu công nghiệp – cảng biển – đô thị dịch vụ với tổng diện tích toàn dự án là 1.935 hecta, đóng vai trò mắt xích quan trọng trong chuỗi giao thương hàng hóa khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long. 

Cảng Quốc tế Long An hiện có 7 cầu cảng với chiều dài liên tục cầu cảng là 1.670m  và 1 triệu m2 kho bãi lưu trữ hàng hóa đưa vào hoạt động, có khả năng tiếp nhận tàu lên đến 100.000 DWT, công suất khai thác có quy mô 3 triệu TEU và 10 triệu tấn hàng tổng hợp. Cảng đã và đang cung cấp đầy đủ các Dịch vụ Cảng biển và Logistics trọn gói như khai thác hàng tổng hợp, Container, Dịch vụ lưu Kho-Bãi, Giao nhận Hàng hóa Quốc tế, Vận chuyển thủy bộ, Đại lý hải quan. 

分享到:

温馨提示:以上内容和图片整理于网络,仅供参考,希望对您有帮助!如有侵权行为请联系删除!

友情链接: