您现在的位置是:Ngoại Hạng Anh >>正文
【kết quả bóng đá qatar hôm nay】Xuất khẩu thuỷ sản tránh phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu
Ngoại Hạng Anh7631人已围观
简介Lo đầu vào cho sản xuất để giảm phụ thuộc nhập khẩu Nhập khẩu các mặt hàng đầu vào cho sản xuất xuất ...
Lo đầu vào cho sản xuất để giảm phụ thuộc nhập khẩu Nhập khẩu các mặt hàng đầu vào cho sản xuất xuất khẩu khởi sắc Tránh phụ thuộc nguồn nhập khẩu |
Nuôi tôm hùm xuất khẩu còn phụ thuộc nhiều vào con giống nhập khẩu. Ảnh: N.Hiền |
Chủ động nguyên liệu từ nuôi biển
Thông tin trên được các diễn giả đề xuất tại Hội nghị “Thực trạng cung ứng con giống, thức ăn, vật tư nuôi biển; truy xuất nguồn gốc sản phẩm và giải pháp phát triển bền vững nuôi biển Việt Nam” được tổ chức vào cuối tuần qua, nhằm thúc đẩy nuôi trồng xuất khẩu (XK) hải sản.
Theo thống kê, Việt Nam có trên 1 triệu km2 diện tích vùng biển đặc quyền kinh tế, trong khi đó diện tích nuôi biển mới chỉ chiếm khoảng hơn 20% tổng diện tích nuôi trồng thủy sản cả nước. Nuôi biển còn rất nhiều dư địa để phát triển, nhưng đến nay vì nhiều lý do cả chủ quan và khách quan nên nuôi biển chưa khai thác hết tiềm năng và lợi thế tự nhiên vốn có. Theo báo cáo của Cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), năm 2022, diện tích nuôi biển của nước ta đạt hơn 256.000 ha, sản lượng đạt gần 750.000 tấn; năm 2023, sản lượng có thể đạt gần 800.000 tấn.
Để đảm bảo truy xuất nguồn gốc sản phẩm XK, ông Ngô Xuân Nam, Phó Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam khuyến nghị các doanh nghiệp XK sản phẩm thủy sản vào thị trường Trung Quốc cần lưu ý: Khoản 4 trong Quy định 248, doanh nghiệp phải tuân thủ các thỏa thuận do Hải quan Trung Quốc với cơ quan thẩm quyền quốc gia. Trong Quy định 249, ngoài những quy định về nhãn mác, tên hàng hóa, tên khoa học phải cung cấp thêm thông tin về phương thức sản xuất (đánh bắt hoặc nuôi); khu vực sản xuất, địa chỉ cụ thể vùng nuôi… |
Để tránh phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến cho rằng, trước bối cảnh nguồn lợi thủy sản ngày càng suy giảm, phát triển nuôi biển theo hướng công nghiệp hiện đại, bền vững là một trong những nhiệm vụ trọng tâm đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đặt ra.
Đánh giá về nguồn nguyên liệu thủy sản từ nuôi biển, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho biết, đây là một lĩnh vực có rất nhiều tiềm năng với diện tích mặt biển trên 1 triệu km2. Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đã ban hành Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22/10/2018 về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045. “Bên cạnh đó, Thủ tướng Chính phủ cũng đã có Quyết định 1664/QĐ-TTg ngày 4/10/2021 phê duyệt Đề án phát triển nuôi trồng thủy sản trên biển đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, trong đó đặt mục tiêu sản lượng thủy sản đến năm 2025 đạt 850.000 tấn nhưng hết năm 2022, chúng ta đã đạt được 740.000 tấn và sẽ sớm về đích mục tiêu 850.000 tấn”, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho biết.
Là địa phương có diện tích nuôi biển phục vụ XK hải sản lớn trong cả nước, ông Trần Hòa Nam, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa cho biết, nghề nuôi trồng thủy sản trong đó có nuôi biển đóng vai trò quan trọng đối với lĩnh vực thủy sản của Việt Nam cũng như sự phát triển kinh tế - xã hội tại Khánh Hòa. Diện tích nuôi biển của Việt Nam đạt 85.000ha với 8,9 triệu m³ lồng, với tổng sản lượng gần nuôi 750.000 tấn/năm góp phần mang lại kim ngạch XK năm 2022 đạt 11 tỷ USD. Các đối tượng nuôi chính trên biển tại Khánh Hòa là cá chẽm, cá bớp, cá chim vây vàng, tôm hùm… trong đó tôm hùm là đối tượng nuôi có giá trị kinh tế cao được khách du lịch và các thị trường nhập khẩu nước ngoài ưa thích.
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho biết, mặc dù có nhiều khó khăn trong 2 năm vừa qua, nhưng có thể nói ngành thủy sản vẫn đứng vững. Hết tháng 10/2023, sản lượng đã đạt 7,4 triệu tấn, tăng trưởng trên 3%, trong khi đó năm 2022 lĩnh vực thủy sản đã tăng trưởng 4,88%, trở thành một trụ cột quan trọng trong tăng trưởng của ngành nông nghiệp (với tỷ trọng gần 30%).
Đảm bảo truy xuất nguồn gốc
Hiện nay, nuôi biển đã hình thành được một số vùng nuôi công nghiệp, giống cũng phong phú và đó là những tiềm năng cần được khai thác trong bối cảnh mới, làm giảm khai thác, tăng nuôi trồng theo chuỗi khép kín. Tuy nhiên, vẫn còn một số vấn đề cần khắc phục của nuôi biển hiện nay, như về giống còn chưa chủ động, giống giả, kém, không rõ nguồn gốc, nhập lậu còn nhiều. Về thức ăn, vẫn dùng cua, cá là chính gây ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó, quy mô nuôi còn nhỏ lẻ, manh mún, chưa có quy hoạch tổng thể, điều này tạo ra khó khăn cho giao mặt nước biển. Chưa kể, thu hoạch, chế biến cũng chưa tạo ra giá trị giá tăng lớn.
Liên quan đến mặt hàng tôm hùm, ông Trần Công Khôi, Trưởng phòng Giống và Thức ăn thủy sản, Cục Thủy sản cho biết, tôm hùm giống đang phụ thuộc nhiều vào nguồn tôm nhập khẩu từ Indonesia, Philippines, Myanmar, Srilanka, Singapore. Năm 2022, số lượng con giống nhập về là 81 triệu con; 6 tháng đầu năm 2023, con số này là 59 triệu. Tuy nhiên, ngành tôm hùm gặp một số khó khăn như một số nước cấm xuất khẩu nên nguồn nhập khẩu từ Malaysia nhiễm bệnh đốm trắng gây ra do virus - WSSV. Riêng với tôm hùm, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề cập đến các yêu cầu của Trung Quốc về con giống và đề nghị các đơn vị liên quan cần tập trung nghiên cứu và tháo gỡ.
Chỉ ra một số bất cập trong nguồn nguyên liệu từ nuôi biển, ông Trần Hòa Nam đánh giá, hoạt động nuôi biển của Khánh Hòa nói riêng và Việt Nam nói chung hiện nay chủ yếu là nuôi gần bờ; nuôi với quy mô nhỏ lẻ, vật liệu lồng bè nuôi bằng gỗ truyền thống độ bền thấp, không ổn định, sử dụng thức ăn tươi… đang gây ô nhiễm môi trường và chồng chéo với việc sử dụng diện tích mặt nước với các ngành kinh tế khác dẫn tới hiệu quả không cao; công tác quản lý con giống chưa thực sự hiệu quả đặc biệt là đối với con giống tôm hùm và giống nuôi biển nhập khẩu dẫn tới khó khăn trong công tác quản lý, truy xuất nguồn gốc tôm hùm và sản phẩm nuôi biển đáp ứng yêu cầu thị trường hiện nay.
Phó Chủ tịch Hiệp hội nuôi biển Việt Nam Lê Bền chia sẻ, với yêu cầu ngày càng cao của nhiều thị trường nhập khẩu, trong đó có bảng kê khai carbon yêu cầu các doanh nghiệp phải hoạt động một cách có trách nhiệm hơn trong bảo vệ môi trường. Điều này đặt ra vấn đề cân đối giữa sinh kế và bảo vệ môi trường, trong đó tập trung vào các hộ nuôi nhỏ lẻ. Giải pháp mà ông Bền đưa ra là phải xây dựng được các cụm công nghiệp nuôi trồng trên biển, tạo tiền đề cho nuôi biển xa bờ, giải quyết được vấn đề môi trường, về đầu tư ban đầu cho các hộ nuôi nhỏ lẻ.
Tags:
相关文章
90 triệu dân, 128 triệu thuê bao di động
Ngoại Hạng AnhDân số Việt Nam hiện có hơn 90 triệu người nhưng lại có đến hơn 128 triệu thuê bao di động. Trong đó ...
阅读更多Phường Bình Thắng: Thống nhất lập danh sách sơ bộ 45 người ứng cử đại biểu HĐND phường
Ngoại Hạng AnhThực hiện các bước của quy trình bầu cử, Ủy ban Bầu cử phường Bình Thắng, TP.Dĩ An đã phối hợp với B ...
阅读更多Hạnh phúc của người cộng sản
Ngoại Hạng AnhTrên cơ sở ý tưởng của Bhutan (một vương qu ...
阅读更多
热门文章
最新文章
友情链接
- U20 nữ Triều Tiên tạo 'địa chấn' tại World Cup
- Nhận định bóng đá Liverpool vs Bournemouth: Salah, Diaz bùng nổ
- Công Phượng về Việt Nam thi đấu
- Rodri về Tây Ban Nha chữa chấn thương, nguy cơ nghỉ hết mùa
- Thanh Hóa đội mưa như trút, đánh bại CLB Công an Hà Nội
- Bảng xếp hạng V.League 2024
- Á quân giải Hạng Nhất chiêu mộ thêm tuyển thủ Việt Nam
- Lịch thi đấu bóng đá Cúp C1 hôm nay 19/9: Atalanta đấu Arsenal
- Đại tiệc Champion League trở lại trên TV360 cùng hệ gói cước mới siêu hấp dẫn
- Trực tiếp bóng đá HAGL 2