【kq alaves】Gói 30.000 tỷ: Không thiếu tiền, chỉ thiếu nhà

Bộ Xây dựng cho biết,óitỷKhôngthiếutiềnchỉthiếunhàkq alaves tính đến trung tuần tháng 7/2013, mới có 2 doanh nghiệp (DN) được ký hợp đồng tín dụng từ gói tín dụng ưu đãi 30.000 tỷ đồng là Công ty cổ phần Vicoland (chủ đầu tư Dự án nhà ở xã hội tại tỉnh Thừa Thiên - Huế), với số tiền 117,7 tỷ đồng và Công ty cổ phần Tư vấn - Thương mại - Dịch vụ Địa ốc Hoàng Quân (chủ đầu tư dự án chuyển đổi sang nhà ở xã hội tại TP.HCM) với số tiền 540 tỷ đồng.

Dự án nhà thu nhập thấp tại Huế của CTCP Vicoland

Số tiền đã được giải ngân cho Công ty cổ phần Vicoland là 34 tỷ đồng.

Đối với hộ gia đình, cá nhân, tính đến trung tuần tháng 7/2013, các ngân hàng thương mại đã giải ngân được khoảng 11 tỷ đồng cho 56 khách hàng.

Theo ông Đỗ Đức Duy, Chánh văn phòng, đồng thời là người phát ngôn Bộ Xây dựng, lý do chủ yếu dẫn đến việc giải ngân nguồn vốn diễn ra chậm là do DN tại các địa phương không có “hàng” để bán.

“Thời gian trước đây, các DN chỉ chú trọng đầu tư nhà ở thương mại cao cấp, có quy mô lớn và giá bán cao, nên quỹ nhà ở xã hội và nhà ở thương mại có quy mô dưới 70 m2, giá bán dưới 15 triệu đồng/m2 tại các địa phương đến thời điểm hiện nay rất khan hiếm. Đối với trường hợp hộ gia đình, cá nhân được vay vốn phải bảo đảm điều kiện có hợp đồng mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội hoặc thuê, mua nhà ở thương mại có quy mô dưới 70 m2, giá bán dưới 15 triệu đồng/m2 đã ký với chủ đầu tư sau ngày 7/1/2013 (thời điểm Nghị quyết 02/NQ-CP có hiệu lực thi hành). Quy định này đòi hỏi các chủ đầu tư dự án phải có sản phẩm để người dân lựa chọn, ký kết hợp đồng trước khi thực hiện thủ tục vay vốn, nên không thể giải ngân tùy tiện”, ông Duy cho biết.

Theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam, sau khi Thông tư 07/2013/TT-BXD của Bộ Xây dựng và Thông tư 11/2013/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước có hiệu lực, Bộ Xây dựng đã có văn bản đề xuất 30 danh mục dự án nhà ở xã hội và dự án chuyển đổi nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội để Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng thương mại được giao triển khai việc cho vay theo quy định.

Các dự án này đều đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định, cụ thể là đã được cấp có thẩm quyền chấp thuận đầu tư, hoặc đã có quyết định cho phép chuyển đổi từ nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội; có quyết định phê duyệt dự án; có đất sạch và giấy phép xây dựng.

Cũng theo Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam, để thúc đẩy giải ngân, Bộ Xây dựng đã có văn bản gửi 5 ngân hàng thương mại được giao triển khai gói tín dụng ưu đãi (BIDV, Vietcombank, VietinBank, Agribank và MHB). Hiện các ngân hàng đã nhận được nhiều hồ sơ xin vay và đang tích cực triển khai thẩm định để cho vay.

Tuy nhiên, để đẩy nhanh tiến độ giải ngân, trước mắt, các DN cần tập trung tạo nguồn cung để đủ điều kiện ký hợp đồng với khách hàng

“Chỉ sau khi khách hàng đã ký hợp đồng với chủ đầu tư, việc giải ngân gói hỗ trợ đối với các đối tượng là hộ gia đình, cá nhân mới có thể đẩy nhanh được theo quy định”, ông Nam nói.

Về dư luận cho rằng, có sự “chệnh hướng” trong triển khai gói tín dụng hỗ trợ lãi suất cho bất động sản, Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam cho biết, đến thời điểm này chưa phát hiện trường hợp nào cho vay sai đối tượng và điều kiện theo quy định của pháp luật. Nghị quyết 02/NQ-CP của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn đã quy định rất cụ thể và rõ ràng về đối tượng cũng như điều kiện được vay vốn đối với từng loại đối tượng, nên sẽ không có chuyện “cho vay nhầm” như dư luận phản ánh.

Theo ông Nam, việc một số người dân phản ánh, khi gia đình làm đơn xin vay vốn ngân hàng để mua nhà ở xã hội thì được yêu cầu có giấy xác nhận chưa có nhà ở là do cá nhân khách hàng và chính quyền địa phương chưa nắm được thông tin về gói tín dụng ưu đãi 30.000 tỷ đồng. Để giải quyết vấn đề này, Bộ Xây dựng vừa có Công văn số 1550/BXD-QLN gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc đẩy nhanh việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-CP của Chính phủ về vay vốn hỗ trợ nhà ở.

Theo đó, khi mua, thuê nhà ở thương mại có diện tích nhỏ hơn 70 m2, giá bán dưới 15 triệu đồng/m2 cần có xác nhận về hộ khẩu và thực trạng nhà ở. UBND xã (phường) có trách nhiệm xác nhận thực trạng nhà ở (số thành viên trong hộ gia đình và diện tích nhà ở) tại địa chỉ mà người xin xác nhận có đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú và thực tế đang sinh sống tại đó.

Về trình tự, thủ tục giải ngân, Thứ trưởng Nam cho biết, người có khó khăn về nhà ở và không phải đóng thuế thu nhập, căn cứ vào danh sách các dự án nhà ở xã hội tại địa phương mình để đăng ký với chủ đầu tư.

Sau khi dự án được triển khai xây dựng, khách hàng có hợp đồng ký kết với chủ đầu tư, chi nhánh tại các địa phương của các ngân hàng được giao triển khai gói tín dụng ưu đãi có trách nhiệm giải ngân gói tín dụng ưu đãi này.

Cúp C2
上一篇:Những cuốn sách về doanh nhân, doanh nghiệp đáng chú ý
下一篇:Điều hành xuất khẩu gạo: Cần tăng cường sự phối hợp và trách nhiệm