【nhận định bóng đá giao hữu câu lạc bộ】Kinh tế tuần hoàn
Sử dụng hợp lý tài nguyên
Đây là lần đầu tiên trong văn kiện của Đảng ta đưa ra thuật ngữ “Kinh tế tuần hoàn”. Trên thế giới,ếtuầnhận định bóng đá giao hữu câu lạc bộ thuật ngữ này mới xuất hiện trong những năm gần đây. Vì vậy, trong từ điển tiếng Việt chưa kịp bổ sung khái niệm về kinh tế tuần hoàn là gì. Còn theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, kinh tế tuần hoàn là một mô hình kinh tế trong đó các hoạt động thiết kế, sản xuất và dịch vụ đặt ra mục tiêu kéo dài tuổi thọ của vật chất và loại bỏ tác động tiêu cực đến môi trường.
Hệ thống tuần hoàn áp dụng các quy trình tái sử dụng thông qua chia sẻ, sửa chữa, tân trang, tái sản xuất và tái chế để tạo ra các vòng lặp kín cho tài nguyên sử dụng trong hệ thống kinh tế. Từ đó, giảm đến mức tối thiểu số lượng tài nguyên sử dụng đầu vào và số lượng phế thải tạo ra cũng như mức độ ô nhiễm môi trường và khí thải.
Mô hình bưởi da xanh tiêu biểu xã Tân Hiệp, huyện Hớn Quản trồng theo phương pháp hữu cơ, bảo vệ môi trường
Theo các chuyên gia kinh tế, so với kinh tế tuyến tính, kinh tế tuần hoàn giúp giảm số lượng tài nguyên cần sử dụng và số lượng phế thải tạo ra, từ đó góp phần bảo tồn nguồn tài nguyên và làm giảm các tác động ô nhiễm môi trường. Nói một cách đơn giản thì kinh tế tuần hoàn là một vòng của quá trình sản xuất, từ tính toán sản xuất đến sử dụng và cuối cùng là tái chế. Và không chỉ là tái chế hay coi chất thải là tài nguyên mà kinh tế tuần hoàn còn là sự kết nối giữa các hoạt động kinh tế một cách có tính toán từ trước, tạo thành các vòng tuần hoàn, hướng tới việc dòng vật chất được sử dụng lâu nhất có thể. Ví dụ như, một chai nước uống được làm bằng nhựa và sử dụng 1 lần, nếu chúng ta bỏ đi thì sẽ phải mất hàng trăm năm mới phân hủy, nhưng nếu được thu gom tái chế thì sẽ là nguyên liệu đầu vào của nhiều sản phẩm khác. Được biết, với sự phát triển của khoa học, công nghệ hiện nay, chai nước bằng nhựa có thể được tái chế tới 50 lần. Và đây chính là mô hình đơn giản của kinh tế tuần hoàn.
Trách nhiệm với môi trường
Với định hướng phát triển kinh tế tuần hoàn Việt Nam, Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã xây dựng nền móng vững chắc và bền vững cho sự phát triển của đất nước. Tuy nhiên, không phải đến nay Việt Nam mới quan tâm đến mô hình kinh tế tuần hoàn, mà viên gạch đầu tiên hết sức quan trọng cho nền móng phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam đã được đề cập đến trong nội dung của Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 và Luật Môi trường sửa đổi năm 2020. Cụ thể, luật này đã quy định rõ về tiêu chuẩn môi trường. Đó là mức giới hạn của các thông số về chất lượng môi trường xung quanh, hàm lượng của các chất gây ô nhiễm có trong chất thải, các yêu cầu kỹ thuật và quản lý được các cơ quan nhà nước và các tổ chức công bố dưới dạng văn bản tự nguyện áp dụng để bảo vệ môi trường. Đồng thời, luật này cũng quy định cụ thể về trách nhiệm của nhà sản xuất. Theo đó, các nhà sản xuất bao bì phải đóng kinh phí để thu gom tái chế, để chống rác thải nhựa cũng như tạo nguồn nguyên liệu. Theo đó, Luật Bảo vệ môi trường có quy định: Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu sản phẩm, bao bì có giá trị tái chế phải thực hiện tái chế theo tỷ lệ và quy cách tái chế bắt buộc,… Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu sản phẩm, bao bì chứa chất độc hại, khó có khả năng tái chế hoặc gây khó khăn cho việc thu gom, xử lý phải đóng góp tài chính để hỗ trợ các hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải…
Lợi ích thiết thực
Như vậy, một trong những lợi ích lớn nhất của kinh tế tuần hoàn mang lại cho cộng đồng doanh nghiệp là giảm chi phí sản xuất, tăng chuỗi cung ứng. Do đó, kinh tế tuần hoàn chính là chìa khóa để giải bài toán làm thế nào để chúng ta sử dụng ít tài nguyên thiên nhiên nhất, ít nguyên vật liệu nhất nhưng lại sản xuất ra nhiều sản phẩm nhất. Hơn nữa, sản phẩm của kinh tế tuần hoàn là các sản phẩm thân thiện môi trường, có chi phí sản xuất thấp nhất và tiêu tốn ít tài nguyên - nguyên vật liệu nhất. Theo báo cáo của Hội đồng Doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững thế giới, kinh tế tuần hoàn sẽ mở ra cơ hội 7,7 ngàn tỷ USD và sẽ tạo ra 380 triệu việc làm vào năm 2030. Đi cùng với đó là mô hình kinh doanh mới tạo ra nhiều giá trị về kinh tế và môi trường. Thực tế ở nước ta hiện nay là minh chứng cho điều này. Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hằng năm, ngành nông nghiệp có khoảng 114 triệu tấn phế phụ phẩm là thân cây ngô, cây đậu, rơm rạ, vỏ trấu, xơ dừa, gáo dừa... Như vậy, nếu thực hiện thành công mô hình kinh tế tuần hoàn thì rõ ràng các phế phụ phẩm trong nông nghiệp sẽ được chế biến thành phân hữu cơ hoặc sản xuất ra những sản phẩm khác. Đây thực sự là nguồn tài nguyên, một loại tài nguyên không những vô tận mà còn vô cùng hữu ích.
Mục đích của kinh tế tuần hoàn là nhằm kéo dài thời gian sử dụng các sản phẩm, trang bị và cơ sở hạ tầng nhằm tăng năng suất của các tài nguyên. Tất cả “phế thải” của một quy trình sản xuất tiêu dùng đều được xem như nguyên vật liệu của các quy trình sản xuất tiêu dùng khác, bất kể đó là sản phẩm phụ hay tài nguyên được thu hồi từ một quy trình công nghiệp khác hoặc tài nguyên được tái sinh cho môi trường tự nhiên. |
Nói tóm lại, kinh tế tuần hoàn giúp tận dụng được nguồn nguyên vật liệu đã qua sử dụng thay vì tiêu tốn chi phí xử lý; giảm thiểu khai thác tài nguyên thiên nhiên, tận dụng tối đa giá trị tài nguyên; hạn chế tối đa chất thải, khí thải ra môi trường. Tuy nhiên, kinh tế tuần hoàn không chỉ là tái sử dụng chất thải, coi chất thải là tài nguyên mà còn là sự kết nối giữa các hoạt động kinh tế và tạo thành các vòng tuần hoàn trong nền kinh tế. Chính vì vậy, kinh tế tuần hoàn đang trở thành xu thế tất yếu nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững trong bối cảnh tài nguyên ngày càng suy thoái, cạn kiệt, môi trường bị ô nhiễm, biến đổi khí hậu diễn biến khốc liệt như hiện nay. Chính thực tiễn này đòi hỏi chúng ta phải thay đổi cách tiếp cận và chuyển đổi mô hình phát triển sang phát triển kinh tế tuần hoàn. Và vấn đề đặt ra đối với Việt Nam nói chung, Bình Phước nói riêng là làm gì và làm như thế nào để đẩy mạnh phát triển kinh tế tuần hoàn?
Vấn đề đặt ra
Phát triển kinh tế tuần hoàn là giải pháp tất yếu để nâng cao chất lượng tăng trưởng, cải thiện năng lực cạnh tranh quốc gia, bảo đảm sản xuất và tiêu dùng bền vững;... Để thực hiện được vấn đề này, nếu muốn đi trước, đi nhanh thì Tỉnh ủy cần có nghị quyết chuyên đề về phát triển kinh tế tuần hoàn. Cùng với đó, để phát huy sức mạnh của toàn xã hội trong phát triển kinh tế tuần hoàn, việc không thể không làm đó là chỉ ra cho cộng đồng doanh nghiệp và người dân thấy rõ về yêu cầu thực tiễn, cũng như vai trò, ý nghĩa, lợi ích và tầm quan trọng của phát triển kinh tế tuần hoàn. Đồng thời, đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng khoa học, công nghệ, lấy chuyển đổi số và ứng dụng thành tựu của cách mạng công nghiệp lần thứ 4 làm động lực để phát triển kinh tế tuần hoàn. Cuối cùng và quan trọng nhất là Nhà nước cần sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các cơ chế, chiến lược, chính sách, pháp luật thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn, phù hợp với chủ trương của Đảng, xu thế mới, những quy định, tiêu chuẩn đã và đang hình thành trong khu vực và thế giới.
Nghị quyết đã chỉ rõ, thực tế cũng đã cho thấy lợi ích thiết thực và xu hướng tất yếu của kinh tế tuần hoàn. Vấn đề đặt ra đối với Bình Phước là phải làm gì và chọn ngành, lĩnh vực nào để đột phá phát triển kinh tế tuần hoàn ở Bình Phước? Câu trả lời là phải bắt đầu từ điều kiện thực tế của địa phương và quan trọng hơn là nắm vững khoa học - công nghệ, đồng thời phải sáng tạo, dám làm và làm quyết liệt.
相关文章
Ô tô Camry lao lên vỉa hè ở Hà Nội, 4 người bị thương
Khoảng 21h30 ngày 26/7, ô tô nhãn hiệu Toyota Camry mang BKS 29A-680.XX la2025-01-24Sở Tài nguyên và Môi trường Thái Bình tổ chức Đại hội Đảng bộ lần thứ V
.Nhiệm kỳ 2015 – 2020, Đảng bộ Sở Tài nguyên và Môi trường Thá2025-01-24Nhật Bản thông qua dự luật chấm dứt thương mại bình thường với Nga
Toàn cảnh một phiên họp Quốc hội Nhật Bản ở Tokyo. Ngày 14/4, Hạ viện Nhật Bản đã thông qua các dự l2025-01-24Kiểm tra, giám sát có trọng tâm, trọng điểm
Bài, ảnh: ANH DŨNGNgay sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, cán bộ (CB), công chức (CC), viên chức (VC) xã Th2025-01-24Cuba và Bolivia chính thức trở thành các quốc gia đối tác của BRICS
Lãnh đạo các quốc gia thành viên nhóm BRICS tại Hội nghị thượng đỉnh ở Kazan, Nga ngày 23/10/2024. (2025-01-24Lời khai của nghi phạm bắn cựu Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe
Nghi phạm đã bị bắt giữ ngay sau vụ nổ súng. Ngày 8/7, Tetsuya Yamagami, nghi phạm tấn công cựu Thủ2025-01-24
最新评论