Lấy sức dân lo cho dân Năm 2020,ọctừhuyđộngsứnhận định seria điều kiện phát triển kinh tế - xã hội không thuận lợi do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp gặp nhiều trở ngại, đời sống một bộ phận nhân dân còn gặp nhiều khó khăn. Song với sự nỗ lực của các cấp, ngành từ tỉnh đến cơ sở, công tác giảm nghèo và xây dựng đường giao thông nông thôn của tỉnh đã được tổ chức triển khai thực hiện đồng bộ và đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận. Hầu hết hộ nghèo được tiếp cận đầy đủ chính sách giảm nghèo như: vay vốn tín dụng, chăm sóc sức khỏe, miễn giảm học phí, nhà ở, đào tạo nghề, khuyến nông... Lãnh đạo tỉnh và huyện Bù Đăng khởi công xây dựng nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo xã Bình Minh Với quyết tâm giảm 1.297 hộ nghèo DTTS, tỉnh bố trí 75.200 triệu đồng để thực hiện. Tính đến hết tháng 11-2020, tỷ lệ giải ngân các nguồn vốn hỗ trợ đạt 84,9%, tỷ lệ các nhu cầu cần hỗ trợ đạt 83,31%. Riêng Quỹ “Vì người nghèo” tỉnh đã hỗ trợ 86,558 tỷ đồng để xây dựng 1.018 căn nhà; hỗ trợ 175 hộ/2.385 triệu đồng để mua con giống chăn nuôi; giải quyết việc làm, hỗ trợ khác với 1.160 triệu đồng. Ngoài ra, MTTQ các cấp vận động nhân dân tự giúp nhau không tính lãi được 18.340,7 triệu đồng; 142.040 cây - con giống và 5.796 công lao động, giúp 3.725 lượt hộ nghèo có điều kiện phát triển kinh tế, vươn lên ổn định đời sống. Toàn tỉnh triển khai thực hiện 650km đường nông thôn, đến nay ước xây dựng được 475km, đang tiếp tục đẩy nhanh tiến độ theo kế hoạch. Bên cạnh đó, với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, MTTQ các cấp đã vận động nhân dân đóng góp 15.087,99 triệu đồng, 5.563 ngày công lao động để sửa chữa 292,5km và làm mới 505km đường giao thông nông thôn. Đồng thời vận động nhân dân hiến đất làm mới trên 330km đường bê tông xi măng, xây mới 4 cây cầu… Đây là những minh chứng quan trọng khẳng định tính hiệu quả trong huy động sức dân thực hiện chương trình giảm nghèo và xây dựng đường giao thông nông thôn của tỉnh. Nhiều bài học quý Theo ông Đỗ Đại Đồng, Phó chủ tịch UBMTTQVN tỉnh, để huy động được nguồn lực trong nhân dân tham gia xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững, đầu tiên là cả hệ thống chính trị phải thống nhất về nhận thức và hành động. Phải làm cho người dân xác định chính họ là “chủ thể” của chương trình giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới. Từ đó tăng cường đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền trên đa phương tiện nhằm làm chuyển biến nhận thức người dân trong công tác giảm nghèo và xây dựng đường giao thông nông thôn. Quá trình rà soát, “đến từng ngõ, gõ cửa từng nhà” và cùng bàn với các hộ nghèo, với ban điều hành thôn, ấp, khu phố chính là “thời gian vàng” để vận động, khơi gợi ý thức tự vươn lên, tự chọn giải pháp giảm nghèo cho cá nhân và gia đình. Thứ hai là cần huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, nâng cao vai trò của cấp ủy, chính quyền, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp đối với chương trình. Trong đó, rất cần tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy đảng, sự điều hành của chính quyền và huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị, cùng với doanh nghiệp, người dân tổ chức triển khai chính sách giảm nghèo và xây dựng đường giao thông nông thôn. Thứ ba, cần xác định những công trình, công việc bức xúc của người dân và tập trung thực hiện tốt, từ đó tạo niềm tin và khí thế phấn khởi cho người dân, khơi dậy và phát huy vai trò chủ thể của người dân... Thực tiễn cho thấy, ở địa phương, đơn vị, cơ sở nào đoàn kết nội bộ tốt, phát huy dân chủ thật sự, người đứng đầu quyết liệt vào cuộc thì kết quả thực hiện ở nơi đó đạt kết quả cao. Việc huy động, sử dụng các nguồn lực trong “cuộc chiến” giảm nghèo và xây dựng đường giao thông nông thôn phải đảm bảo thật sự dân chủ, người dân được tham gia bàn bạc, quyết định và có sự giám sát của cộng đồng dân cư... Giảm nghèo bền vững và xây dựng đường giao thông nông thôn là quá trình lâu dài, không được chủ quan, nóng vội, chạy theo thành tích, nhưng phải hết sức tích cực, quyết liệt, vừa làm vừa rút kinh nghiệm hoàn thiện. Cần kịp thời khen thưởng, biểu dương những cá nhân, tổ chức tích cực tham gia đóng góp thực hiện hiệu quả các chương trình và cần tăng cường kiểm tra, giám sát để có chỉ đạo, uốn nắn kịp thời. |