发布时间:2025-01-25 16:36:37 来源:88Point 作者:Thể thao
Ông Sebastian Eckhardt - Chuyên gia Kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam nhận định,ụctiêucảicáchthuếhoàntoàncóthểthựchiệnđượbảng xếp hạng ngoại hạng ai cập trong cuộc trao đổi với phóng viên TBTCVN.
PV: Thời gian qua, ngành Thuế đã thực hiện rất nhiều cải cách nhằm tạo thuận lợi cho người nộp thuế, đặc biệt là cải cách thủ tục hành chính (CCTTHC). Xin ông cho biết nhận định của mình về những cải cách này?
|
Ông Sebastian:Việt Nam đã đạt được nhiều tiến bộ rõ ràng trong việc CCTTHC thuế trong những năm gần đây, làm cho người nộp thuế dễ dàng và ít tốn kém hơn trong việc hoàn thành nghĩa vụ thuế của họ. Điều này được ghi nhận trong Báo cáo Môi trường kinh doanh 2017 của WB, theo đó xếp hạng về chỉ số thuận lợi về nộp thuế của Việt Nam liên tục cải thiện qua nhiều năm.
Trong báo cáo này nêu rõ, chỉ số nộp thuế của Việt Nam đã tăng lên 11 bậc so với báo cáo 2016 và hiện đứng ở vị trí 167 (trong số 190 quốc gia và vùng lãnh thổ được khảo sát). Số giờ nộp thuế giảm mạnh đã giúp tiết kiệm hàng triệu giờ của người nộp thuế mỗi năm và giúp giảm chi phí cho doanh nghiệp (DN).
Với số thời gian tiết kiệm được từ việc thực hiện các thủ tục thuế như trên có thể tạo rất nhiều hoạt động có giá trị gia tăng và cuối cùng là tạo ra nhiều việc làm và tăng trưởng cho đất nước. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều điều cần phải cải thiện hơn nữa. Chẳng hạn, trong khu vực Đông Á và Thái Bình Dương, thời gian trung bình để người nộp thuế thực hiện đúng nghĩa vụ thuế chỉ là 198 giờ. Vì vậy, vẫn còn rất nhiều việc cần phải cải tiến thêm.
PV: Trong những cải cách mà ngành Thuế đã tích cực thực hiện trong thời gian qua, ông ấn tượng với cải cách nào?
Ông Sebastian:Trong Nghị quyết 19, Việt Nam đã đặt ra nhiều mục tiêu trong việc thúc đẩy cải cách thuế nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, tăng cường năng lực cạnh tranh và các mục tiêu này đã tạo nền tảng cải cách ở nhiều lĩnh vực khác. Rất nhiều cải cách đã được thực hiện trong một khoảng thời gian rất ngắn để đơn giản hóa các thủ tục nộp hồ sơ, giảm số lần giao dịch cá nhân và cải thiện môi trường thuế nói chung, bao gồm việc giảm đáng kể thuế suất thuế thu nhập DN từ 32% xuống còn 20% - một tỷ lệ cạnh tranh trong khu vực; đồng thời, đã có những bước để hiện đại hoá quản lý thuế.
Tổng cục Thuế cũng sắp xếp hợp lý các thủ tục, đơn giản hóa yêu cầu nộp hồ sơ và giảm số lần thanh toán cá nhân. Ví dụ: Quyết toán thuế giá trị gia tăng được thực hiện hàng quý thay vì hàng tháng như trước đây. Việc ứng dụng công nghệ thông tin (giao dịch điện tử) cũng đã có bước tiến triển rõ rệt. Hiện nay, gần như tất cả người nộp thuế và DN đều kê khai thuế và nộp thuế qua mạng. Đó là những cải cách ấn tượng.
PV: Năm 2017, Chính phủ tiếp tục ban hành Nghị quyết 19. Trong đó, đặt mục tiêu rút ngắn thời gian nộp thuế xuống còn 110 giờ vào năm 2020; ứng dụng công nghệ thông tin tối thiểu đạt 95% trong khai thuế, nộp thuế, hoàn thuế đối với DN; công khai cơ sở dữ liệu về hoàn thuế... Ông đánh giá như thế nào về mục tiêu này cũng như khả năng hiện thực nó?
Ông Sebastian: Chúng tôi rất hoan nghênh chương trình cải cách đầy tham vọng của Chính phủ. Rõ ràng Chính phủ quyết tâm thúc đẩy cải cách hơn nữa và điều thực sự quan trọng là việc thực hiện các cải cách này sẽ được thực hiện nhanh chóng và thuận lợi để các DN có thể nhìn thấy những kết quả trên thực tế.
Theo quan điểm của chúng tôi, với đầy đủ cam kết và quyết tâm hiện nay, các mục tiêu trên hoàn toàn có thể thực hiện được nhưng đòi hỏi Chính phủ phải tiếp tục nỗ lực hơn nữa. Chính phủ đã thực hiện một số cải cách đơn giản ban đầu. Bây giờ trọng tâm cần thực hiện là cải cách sâu hơn về quản lý thuế, bao gồm việc sử dụng các cách tiếp cận dựa trên rủi ro để quản lý sự tuân thủ của người nộp thuế.
PV: Vậy theo ông, để thực hiện được những mục tiêu này, điều gì cần phải cải thiện mạnh mẽ hơn nữa?
Ông Sebastian: Tôi nghĩ rằng, một lĩnh vực quan trọng mà Việt Nam cần tiếp tục chú trọng là thực hiện cách tiếp cận quản lý rủi ro trong quản lý thuế. Điều này sẽ giúp tập trung các nguồn lực của Tổng cục Thuế.
Chúng tôi cũng cho rằng, cải thiện dịch vụ cho người nộp thuế nên là một ưu tiên cao trong quản lý thuế. Theo đó, việc mở rộng dịch vụ điện tử và các quy trình cho các chức năng khác của quản lý thuế sẽ vô cùng hữu ích. Bằng cách tiếp cận lấy khách hàng làm trung tâm, cơ quan quản lý sẽ đảm bảo rằng các DN có tiếng nói mạnh mẽ hơn trong việc đưa ra ý kiến phản hồi về luật pháp và trong tương tác hàng ngày với cơ quan quản lý thuế. Cuộc khảo sát nhận thức về người nộp thuế mà chúng tôi đang cân nhắc thực hiện là một bước quan trọng nhằm tạo cho người nộp thuế có thêm tiếng nói.
Một lĩnh vực cuối cùng là phát triển nguồn nhân lực. Điều tra khảo sát sự hài lòng của người nộp thuế do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tiến hành cho biết rằng, cần tiếp tục cải thiện trong các lĩnh vực hoạt động và thái độ của các cán bộ thuế. Chúng ta không thể đánh giá thấp thách thức đối với thay đổi trong lĩnh vực này. Không giống như đơn giản hóa các hình thức và thủ tục, thay đổi tư duy và hành vi của cán bộ thuế đòi hỏi phải có cam kết lâu dài về nguồn lực đào tạo, đặc biệt là trong các cơ quan thuế quản lý nhiều DN.
PV: Xin cảm ơn ông!
Luyện Vũ
相关文章
随便看看