Những tin tức mới đây trên báo chí về việc Trung Quốc đang ra sức cải tạo đất,ìnhhìnhBiểnĐôngngàyMỹlêntiếngvềviệcTrungQuốcxâyđảoởGạthứ hạng của rc strasbourg alsace xây đảo nhân tạo trên bãi Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam đang trở thành tâm điểm chú ý của dư luận trong và ngoài nước.
Nhiều câu hỏi được đặt ra xoay quanh âm mưu, toan tính thực sự của Trung Quốc đằng sau hoạt động xây dựng trái phép này, đặc biệt là nghi vấn về việc liệu Trung Quốc có đưa lực lượng quân sự lên các đảo nhân tạo ở Gạc Ma hay không.
Tình hình Biển Đông ngày 14/9: Trung Quốc xây đảo ở Gạc Ma còn nguy hiểm hơn việc đưa giàn khoan vào Biển Đông. Ảnh minh họa
Giữa lúc này, Tân Hoa Xã, hãng thông tấn chính thức của Trung Quốc mới đây đã đăng bài viết nêu rõ mục đích quân sự của việc cải tạo ở quần đảo Trường Sa và cho rằng việc biến đảo ngầm thành đảo nhân tạo này có ý nghĩa chiến lược vô cùng quan trọng với Trung Quốc ở Biển Đông khi xảy ra biến cố.
Trong bài báo trên tờ Tân Hoa Xã có đoạn: “Đặc biệt về chiến lược quân sự mà nói, khống chế được các đảo ở Biển Đông, là có nghĩa trực tiếp hoặc gián tiếp khống chế được các tuyến đường hải trên Biển Đông từ Eo biển Malacca tới Malyasia, Châu Âu, và châu Phi.”
Bài báo của Tân Hoa xã nhận định, quần đảo Trường Sa “có giá trị chiến lược vô cùng quan trọng với Trung Quốc. Tuy diện tích các đảo ở Trường Sa hơi nhỏ, không thể làm đòn bẩy khi xảy ra chiến sự, nhưng có thể xây dựng các công trình quan sát cảnh báo sớm làm tuyến đầu cho Trung Quốc” và cho rằng, việc cải tạo mở rộng các đảo ở Trường Sa nhằm cải biến ưu thế quân sự của Trung Quốc.
Tình hình Biển Đông có dấu hiệu tăng nhiệt khi Trung Quốc đang ra sức vẽ lại bản đồ Biển Đông. Ảnh minh họa
Lý do là bởi theo phân tích của bài báo này thì “Một khi Biển Đông xảy ra biến cố, quân đội Trung Quốc sẽ tác chiến ở Biển Đông, đặc biệt ở quần đảo Trường Sa. Do khoảng cách từ đó tới lục địa Trung Quốc là quá xa, máy bay chiến đấu cất cánh từ đảo Hải Nam thì cũng cần phải bay mất 1.000 km mới có thể tới quần đảo Trường Sa. Các máy bay chiến đầu J-10 và J-11, với tầm chưa đến 2.000 km, sẽ không thể bay tới. Và dù bay được đến nơi cũng không thể hoạt động hiệu quả.”
Cũng theo lời tác giả của bài báo đăng trên Tân Hoa Xã, “Nếu Trung Quốc có thể xây dựng các cảng, đường băng và các căn cứ tiếp tế tại khu vực quần đảo Trường Sa thì không những có thể kéo dài thời gian tuần tra và duy trì chủ quyền của các tàu Trung Quốc, đồng thời còn giảm được chi phí tuần tra, làm cho việc tuần tra thực thi pháp luật của Trung Quốc tại Trường Sa được thường xuyên và hiệu quả hơn.”