【thong tin bóng đá】Quy định về nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng
Còn lỗ hổng trong nhập khẩu hàng hóa đã qua sử dụng | |
Nhiều quy định về xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được sửa đổi, bổ sung | |
Tiếp tục hướng dẫn thủ tục nhập khẩu máy móc, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng |
Ảnh minh họa: Internet |
Nghị định này quy định về đối tượng, điều kiện được phép nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ và quản lý hoạt động phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng Việt Nam.
Nghị định quy định rõ tàu biển đã qua sử dụng có thân tàu không bằng vật liệu phi kim loại được phép nhập khẩu để phá dỡ gồm: 1- Tàu chở hàng khô gồm: Hàng tổng hợp, hàng rời, hàng thiết bị, gỗ dăm, gỗ cây, ngũ cốc, hàng đóng bao, hàng sắt thép; 2- Tàu container; 3- Tàu chở quặng; 4- Tàu chở hàng lỏng gồm: Dầu thô, dầu sản phẩm, dầu thực vật; 5- Tàu chở gas, khí hóa lỏng; 6- Tàu Ro - Ro, tàu khác, sà lan biển, phà biển.
Tàu biển đã qua sử dụng được nhập khẩu để phá dỡ phải đáp ứng các điều kiện sau: 1- Thuộc 1 trong 6 loại tàu trên; 2- Chủ tàu có văn bản xác nhận và chịu trách nhiệm về việc cam kết tàu biển không trong tình trạng thế chấp hoặc khiếu nại hàng hải; 3- Không được hoán cải, nâng cấp, chuyển đổi mục đích sử dụng và không được chuyển nhượng, mua, bán lại.
Nghị định cũng quy định rõ doanh nghiệp nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ phải đáp ứng các điều kiện sau: 1- Là doanh nghiệp Việt Nam do tổ chức, cá nhân Việt Nam nắm giữ 100% vốn điều lệ; 2- Là người sở hữu hoặc người quản lý, khai thác cơ sở phá dỡ tàu biển đã được đưa vào hoạt động theo quy định của pháp luật.
Cơ sở phá dỡ tàu biển phải đáp ứng các điều kiện sau: 1- Có cầu cảng, luồng hàng hải đã được công bố theo quy định tại Nghị định số 58/2017/NĐ-CP ngày 10/5/2017; 2- Có đủ điều kiện về bảo vệ môi trường đối với cơ sở phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng theo quy định tại Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019; 3- Có nhân lực, quy trình kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại và phương án xử lý sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng theo quy định tại Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016; 4- Có đủ điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy, phương án chữa cháy theo quy định tại Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy.
Nghị định cũng nêu rõ nguyên tắc nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng. Theo đó, việc nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng phải bảo đảm an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, an toàn lao động, an toàn phòng, chống cháy, nổ; bảo vệ sức khỏe con người và môi trường.
Việc phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng chỉ được thực hiện tại cơ sở phá dỡ tàu biển đã được đưa vào hoạt động theo quy định.
Tàu biển đã qua sử dụng được nhập khẩu để phá dỡ phải được đưa vào cơ sở phá dỡ trong vòng 30 ngày kể từ ngày hoàn thành thủ tục hải quan nhưng không vượt quá 90 ngày kể từ ngày tàu đến cảng biển đầu tiên của Việt Nam; thời gian phá dỡ tàu biển không được kéo dài quá 180 ngày kể từ ngày bắt đầu phá dỡ.
Doanh nghiệp nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng phải mua bảo hiểm và thực hiện các nghĩa vụ về bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường liên quan đến hoạt động nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng theo quy định.
相关推荐
- Cathay Life góp sức trồng hơn 3.500 cây tại Vườn quốc gia Thanh Hóa
- Chủ tịch Quốc hội: Phiên chất vấn sẽ là cầu nối giữa hai khóa Quốc hội
- Hơn 27.000 nông dân là tỷ phú
- Cả nước ghi nhận 44 ca mắc Covid
- Tước danh hiệu Công an nhân dân với thượng úy Lê Hữu Tùng
- Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 16
- Thủ tướng bổ sung kinh phí cho các tỉnh miền Trung sửa nhà cho dân
- Đại tá Huỳnh Tiến Mạnh bị cách chức Giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai