【bảng xếp hạng hạng 1 anh】Bộ Công Thương kiến nghị giải cứu Nhiệt điện Thái Bình II

bo cong thuong kien nghi giai cuu nhiet dien thai binh ii

Kể từ tháng 11/2017 đến cuối tháng 10/2018,ộCôngThươngkiếnnghịgiảicứuNhiệtđiệnTháiBìbảng xếp hạng hạng 1 anh dự án gần như không có tiến triển. Nguồn: Internet

Đói vốn, chậm tiến độ

Văn bản của Bộ Công Thương nêu rõ: Dự án có tổng vốn đầu tư sau nhiều lần điều chỉnh là hơn 41 nghìn tỷ đồng. Tính đến tháng 10/2018, dự án đã giải ngân được hơn 31,2 nghìn tỷ đồng. Theo kế hoạch, dự án sẽ đi vào vận hành thương mại tổ máy số 1 vào năm 2017 và tổ máy số 2 vào năm 2018. Tuy nhiên, tiến độ dự án đến nay mới đạt khoảng hơn 82%. Nếu dự án vận hành vào năm 2020 như PVN báo cáo thì tiến độ hoàn thành dự án bị chậm 55-57 tháng (gần 5 năm) so với hợp đồng EPC đã ký năm 2011. Kể từ tháng 11/2017 đến cuối tháng 10/2018, dự án gần như không có tiến triển. Tiến độ tổng thể dự án chỉ tăng từ mức 80,9% lên 82,78%, tương ứng khoảng 1,88%.

Kết quả kiểm tra của Bộ Công Thương ngày 8/11/2018 cho thấy còn nhiều tồn tại vướng mắc ở dự án này. Cụ thể, PVC (tổng thầu EPC của dự án) chưa có kinh nghiệm làm tổng thầu nhà máy nhiệt điện than. Năng lực tài chính của PVC kém, không đảm bảo khả năng thanh toán cho các công việc đã hoàn thành và tạm ứng các hợp đồng đã ký với nhà thầu phụ.

Bên cạnh đó, việc PVC sử dụng hơn 1.100 tỷ đồng tiền tạm ứng của dự án vào mục đích khác đã làm thiếu hụt nguồn tiền thực hiện dự án. Báo cáo của PVN cho thấy: Dự kiến đến khi hoàn thành dự án, tổng thầu PVC sẽ bị thiếu hụt khoảng hơn 55 triệu USD và hơn 1.000 tỷ đồng so với giá trị hợp đồng EPC. Trong khi đó, PVN khó khăn trong thu xếp nguồn vốn còn thiếu gồm hơn 326 triệu USD vốn vay nước ngoài đã hết hạn giải ngân vào 28/9/2018 (hiện chưa được Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng cho phép gia hạn) và khoảng hơn 343 triệu USD chưa ký được hợp đồng vay (dự kiến vay trong nước).

Ngoài ra, nhiều thiết bị chưa đưa vào sử dụng nhưng đã bị quá thời hạn bảo hành của nhà sản xuất/nhà chế tạo. Việc dự án tiếp tục bị chậm tiến độ sẽ dẫn đến tăng rủi ro liên quan đến chất lượng thiết bị đã quá thời hạn bảo hành của nhà sản xuất/nhà chế tạo.

Theo Bộ Công Thương: Dự án có quy mô lớn, nếu không sớm thực hiện, hoàn thành sẽ dẫn tới phát sinh chi phí và gây thiệt hại lớn về kinh tế, ảnh hưởng tới việc đảm bảo cung cấp điện và tạo dư luận không tốt. Tuy nhiên, các vướng mắc của dự án phức tạp, cần sự chỉ đạo và ủng hộ của Chính phủ, các bộ ngành.

Hàng loạt kiến nghị

Trong phần tổng hợp ý kiến Đoàn công tác liên ngành về kiến nghị của PVN, Bộ Công Thương nêu rõ: PVN kiến nghị được sử dụng 2.500 tỷ đồng từ nguồn chi phí dự phòng trong tổng mức đầu tư điều chỉnh lần 2 và lợi nhuận từ nguồn sản xuất kinh doanh của tập đoàn để tập trung nguồn lực hoàn thành dự án. Bộ Công Thương nêu ý kiến của đoàn kiểm tra liên ngành rằng: Đây là nội dung liên quan đến quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại PVN cần được Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp xem xét. PVN cần báo cáo rõ nguồn vốn sử dụng, mục đích sử dụng cụ thể cho dự án và có đánh giá tổng thể liên quan tới dự án cũng như các nghĩa vụ, trách nhiệm của các bên.

Với kiến nghị của PVN cho phép điều chỉnh tiến độ hoàn thành dự án vào tháng 6/2020 (tổ máy số 1) và tháng 10/2020 (tổ máy số 2), dẫn ý kiến Đoàn công tác liên ngành, Bộ Công Thương cho biết: Việc điều chỉnh tiến độ dự án đầu tư là nội dung quan trọng, thuộc trách nhiệm của người quyết định đầu tư là Hội đồng thành viên PVN. Đồng thời, PVN cần báo cáo Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp xem xét.

Với kiến nghị cho phép miễn phạt hợp đồng do chậm tiến độ, Bộ Công Thương tiếp tục dẫn ý kiến của Đoàn công tác liên ngành nói rằng “đề nghị PVN báo cáo Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp”. Ngoài ra, nhiều kiến nghị khác của PVN cũng được Bộ Công Thương dẫn lại ý kiến Đoàn công tác liên ngành và nêu rõ “báo cáo Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp xem xét”.

Cuối cùng, căn cứ kiến nghị của PVN đối với dự án và ý kiến của Đoàn công tác liên ngành, Bộ Công Thương nêu quan điểm, trong trường hợp PVC tiếp tục được giao thực hiện dự án, Bộ Công Thương kiến nghị Thủ tướng cho phép Bộ Công Thương chủ động cân đối tiến độ vận hành nhà máy trong quy hoạch điện VII sang tháng 6 và tháng 10/2020.

Bên cạnh đó, giao Ngân hàng Nhà nước sớm xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ phương án tái cơ cấu Ocean Bank, trong đó ưu tiên sớm xử lý các khoản tiền gửi theo kiến nghị của PVN.

Bộ Công Thương cũng kiến nghị: Giao Bộ Tài chính sớm xem xét, báo cáo Thủ tướng quyết định việc gia hạn khoản vay nước ngoài của dự án theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng tại Thông báo số 338/TB-VPCP ngày 7/9/2018 của Văn phòng Chính phủ; kiểm soát chặt chẽ tình hình tài chính của PVN, PVC để kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Trước đó, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về kiến nghị của PVN đối với dự án, Bộ Công Thương đã thành lập Đoàn công tác liên ngành tại Quyết định số 3954/QĐ-BCT ngày 18/10/2018 xem xét, xử lý kiến nghị của PVN.

Thể thao
上一篇:Giá vàng hôm nay (3/1): Vàng thế giới, vàng miếng và vàng nhẫn đồng loạt tăng mạnh
下一篇:5 phút tối nay 5