| Hải quan Tây Ninh: Bắt giữ container hàng quá cảnh trị giá gần 36.000 USD bị “rút ruột” | | Khởi tố hình sự vụ doanh nghiệp rút ruột 2 container hàng quá cảnh | | Kiến nghị các giải pháp ngăn gian lận từ hàng quá cảnh | | Tăng cường kiểm soát hàng quá cảnh,ănchặnrútruộtquothàngquácảtỉ số napoli tạm nhập tái xuất sang Campuchia |
| Vảy tê tê được cơ quan Hải quan phát hiện trong lô hàng quá cảnh. Ảnh: T.H. |
Tái xuất container... rỗng Theo nhận định của Cục Hải quan TPHCM, loại hình quá cảnh còn tiềm ẩn nguy cơ cao thẩm lậu hàng cấm. Trong thời gian qua, lợi dụng cơ chế thông thoáng về chính sách đối với hàng quá cảnh, kho ngoại quan, doanh nghiệp khi làm thủ tục hải quan đã khai sai, không khai những mặt hàng khác có trong lô hàng (trong đó có thể có hàng cấm nhập khẩu). Trong quá trình vận chuyển lô hàng quá cảnh, doanh nghiệp có thể rút hàng ra để tiêu thụ tại thị trường Việt Nam. Nhiều vụ rút ruột hàng quá cảnh đã bị cơ quan Hải quan kịp thời phát hiện bắt giữ ngay tại cửa khẩu xuất. Mới đây, container hàng bách hóa, trị giá 36.000 USD quá cảnh từ cảng Cát Lái về cửa khẩu Xa Mát - Tây Ninh để xuất sang Campuchia đã bị các đối tượng rút ruột. Lô hàng này do Công ty TNHH TM DV Phát Tài Nguyễn thực hiện, khai báo hàng hóa chứa trong container là hàng bách hóa, mới 100%. Khi làm thủ tục tái xuất, Chi cục Hải quan cửa khẩu Xa Mát- Cục Hải quan Tây Ninh phát hiện có nghi vấn, đã thực hiện kiểm tra, phát hiện seal tàu và 2 seal Hải quan niêm phong container hàng đã bị cắt. Tiến hành mở container trên để kiểm tra phát hiện bên trong không chứa bất cứ hàng hóa gì (container rỗng). Trước đó, ngày 24/7/2019, Cục Điều tra chống buôn lậu- Tổng cục Hải quan đã ban hành Quyết định khởi tố vụ án hình sự tội "Buôn lậu" liên quan đến vụ việc rút ruột 2 container hàng quá cảnh từ cửa khẩu cảng Cái Mép đi Campuchia liên quan đến Công ty TNHH Dịch vụ đầu tư Thương mại Minh Trí Việt (đường Nguyễn Huệ, quận 1, TPHCM). Công ty này mở tờ khai vận chuyển độc lập tại Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Cái Mép- Cục Hải quan Bà Rịa- Vũng Tàu để vận chuyển quá cảnh 2 container hàng điện tử gia dụng đã qua sử dụng và mới 100% cho một doanh nghiệp tại Campuchia. Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Cái Mép kiểm tra thực tế hàng hóa xác định hàng hóa đúng như khai báo hải quan nên đã bàn giao cho Công ty TNHH Dịch vụ đầu tư Thương mại Minh Trí Việt vận chuyển đến cửa khẩu quốc tế Hoa Lư- Bình Phước tái xuất theo quy định. Tuy nhiên, sau khi tiếp nhận hàng quá cảnh để làm thủ tục tái xuất, Chi cục Hải quan cửa khẩu quốc tế Hoa Lư- Cục Hải quan Bình Phước phối hợp với Trạm Kiểm soát Biên phòng cửa khẩu quốc tế Hoa Lư và Đội Kiểm soát Hải quan kiểm tra thực tế hàng hóa, phát hiện cả 2 container rỗng, không chứa hàng hóa. Ngoài thủ đoạn rút ruột container hàng quá cảnh, theo Cục Hải quan TPHCM, còn một thủ đoạn khác đó là đối với những lô hàng quá cảnh gồm các mặt hàng nhập khẩu có điều kiện, mặt hàng có trị giá lớn hoặc hàng cấm nhập khẩu, sau khi lô hàng ra khỏi lãnh thổ Việt Nam doanh nghiệp sẽ tìm cách đưa trở lại bằng nhiều phương thức khác nhau như: Chia nhỏ lô hàng để vận chuyển qua đường mòn, lối mở, cánh gà hoặc doanh nghiệp mở tờ khai, lợi dụng việc phân luồng miễn kiểm tra để nhập khẩu trở lại Việt Nam. Như vậy, thông qua các thủ đoạn trên, hàng nhập khẩu có điều kiện, hàng cấm, hàng lậu… được các đối tượng buôn lậu tuồn vào nội địa để tiêu thụ với mục đích trốn thuế, né tránh việc kiểm tra chuyên ngành, tạo sự cạnh tranh không lành mạnh trong kinh doanh. Kiến nghị lắp seal định vị Theo Phó Cục trưởng Cục Hải quan TPHCM Nguyễn Hữu Nghiệp, để quản lý hiệu quả hàng quá cảnh, Cục Hải quan TPHCM kiến nghị ngành Hải quan phối hợp các bộ, ngành liên quan sớm ban hành quy định bắt buộc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình (seal định vị) đối với các phương tiện vận chuyển hàng hóa bằng đường thủy nội địa và chia sẻ thông tin đối với các phương tiện vận chuyển bằng đường bộ, đường thủy đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu nói chung; hàng hóa quá cảnh, TNTX nói riêng đang chịu sự kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia, để phục vụ quản lý nhà nước về Hải quan. Trước mắt phối hợp Bộ Công an và Bộ GTVT để lấy thông tin hành trình của phương tiện vận tải chuyên chở hàng quá cảnh. Bên cạnh đó, xây dựng quy chế về thủ tục hàng hóa quá cảnh để tăng chế tài xử phạt vi phạm hành chính và quản lý chặt đối với các hành vi vi phạm của hàng quá cảnh, trường hợp phát hiện hàng quá cảnh là hàng cấm mà không có giấy phép phải tịch thu. Bên cạnh đó, xây dựng cơ sở dữ liệu liên thông giữa các bộ, ngành có liên quan và vận dụng có hiệu quả các biện pháp nghiệp vụ kiểm soát nhằm sàng lọc các đối tượng là “chủ hàng hóa quá cảnh” có cơ sở kho, bãi chứa hàng lậu trong địa bàn nội địa, phục vụ cho công tác sưu tra, quản lý đối tượng, ngăn chặn và xử lý vi phạm. Xây dựng phần mềm quản lý các phương tiện vận chuyển hàng hóa quá cảnh, TNTX, để phục vụ công tác quản lý tại chi cục hải quan nơi hàng hóa vận chuyển đi, chi cục hải quan nơi hàng hóa vận chuyển đến. Đối với phương tiện tham gia vận chuyển nên áp dụng giám sát bằng phương tiện kỹ thuật, trước mắt chia sẻ dữ liệu “Hộp đen” của Bộ Giao thông vận tải để quản lý hành trình vận chuyển; Tăng cường công tác phối hợp được thực hiện chặt chẽ liên tục đối với hàng hóa quá cảnh, TNTX để hàng hóa được vận chuyển đúng tuyến đường, đúng thời gian, ngăn chặn hàng hóa bị rút ruột thẩm lậu vào nội địa. Đối với cửa khẩu xuất, chi cục hải quan cửa khẩu có hàng hóa phối hợp với các đơn vị chức năng như: Bộ đội Biên phòng, Công an, Quản lý thị trường,… để hàng hóa được vận chuyển xuất qua biên giới; đồng thời ngăn chặn hành vi thẩm lậu lại vào Việt Nam qua đường mòn, lối mở để trốn thuế nhập khẩu của Việt Nam – Campuchia. Cùng với đó là tăng cường công tác phối hợp, trao đổi, chia sẻ thông tin đối với hàng hóa quá cảnh, TN-TX với Hải quan Campuchia phục vụ công tác phân tích, thống kê, xác minh vụ việc và doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm, bắt giữ, xử lý kịp thời các vụ việc vi phạm. |