设为首页 - 加入收藏   
您的当前位置:首页 > La liga > 【nhan dinh ac】Lãnh đạo Chính phủ thúc sớm hoàn thiện Đề án huy động vốn hạ tầng hàng không 正文

【nhan dinh ac】Lãnh đạo Chính phủ thúc sớm hoàn thiện Đề án huy động vốn hạ tầng hàng không

来源:88Point 编辑:La liga 时间:2025-01-12 19:41:55

Văn phòng Chính phủ vừa có công văn số 1061/VPCP – CN gửi Bộ GTVT truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Lê Văn Thành về Đề án định hướng huy động nguồn vốn xã hội đầu tư kết cấu hạ tầng cảng hàng không.

TheãnhđạoChínhphủthúcsớmhoànthiệnĐềánhuyđộngvốnhạtầnghàngkhônhan dinh aco đó, Bộ GTVT khẩn trương rà soát, hoàn thiện các nội dung của Đề án (tiêu chí phân loại cảng hàng không: việc tuân thủ các quy định của pháp luật liên quan; đánh giá bất cập của các quy định pháp luật liên quan đến đầu tư, quản lý, khai thác cảng hàng không, cơ chế huy động vốn; khả năng huy động vốn xã hội; tác động đối với an ninh, quốc phòng; khó khăn trong tổ chức thực hiện).

Lãnh đạo Chính phủ thúc sớm hoàn thiện Đề án huy động vốn hạ tầng hàng không

Phó Thủ tướng cũng giao Bộ GTVT làm rõ mối quan hệ của Đề án nêu trên với “Đề án phân cấp, phân quyền và giải pháp huy động nguồn lực thực hiện Quy hoạch tổng thể hệ thống cảng hàng không toàn quốc” để xác định phạm vi, mục tiêu, giải pháp cho phù hợp; báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 2/2022.

Trước đó, vào đầu tháng 1/2022, Bộ GTVT đã có tờ trình số 14075/TTr – BGTVT gửi Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án định hướng huy động nguồn vốn xã hội đầu tư kết cấu hạ tầng hàng không.

Đây là Đề án được nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước rất quan tâm không chỉ bởi quy mô vốn đầu tư vào các dự án hạ tầng hàng không nằm trong danh mục ưu tiên trong vòng 10 năm lên tới 479.606 tỷ đồng mà còn là cơ hội tham gia tham gia đầu tư theo hình thức PPP vào các nhà ga hành khách, hàng hóa có độ sinh lời rất cao.

Tại Tờ trình số 14075, Bộ GTVT kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cho ý kiến về định hướng phân loại hệ thống cảng hàng không và phương án huy động nguồn vốn xã hội đầu tư kết cấu hạ tầng cảng hàng không của từng nhóm.

Trên cơ sở quyết định của Thủ tướng đối với Đề án định hướng này, Bộ GTVT sẽ triển khai Đề án “Phân cấp, phân quyền và giải pháp huy động nguồn lực thực hiện Quy hoạch tổng thể hệ thống cảng hàng không toàn quốc” để cụ thể hóa mô hình quản lý, phân cấp quản lý, giải pháp cụ thể huy động nguồn vốn, cơ chế chính sách, lộ trình thực hiện và đề xuất kiến nghị cấp có thẩm quyền cho ý kiến hoặc quyết định từng nội dung cụ thể.

“Đề án được xây dựng trong bối cảnh pháp luật về nhượng quyền khai thác và đầu tư kết cấu hạ tầng chưa hoàn thiện trong khi kết cấu hạ tầng hàng không vai trò quan trọng và nhạy cảm với quốc phòng, an ninh nên việc thu hút nguồn lực từ khu vực tư nhân và đặc biệt là nhà đầu tư nước ngoài cần được xem xét kỹ lưỡng, thấu đáo”, ông Lê Anh Tuấn, Thứ trưởng Bộ GTVT cho biết.

Điểm nhấn quan trọng đầu tiên tại Tờ trình số 14075 là việc Bộ GTVT thống nhất lựa chọn hình thức đầu tư PPP sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng hàng không hiện có để tham gia dự án theo Luật Đầu tư theo phương thức PPP để huy động nguồn vốn xã hội đầu tư.

Bên cạnh đó, cơ quan quản lý Nhà nước về GTVT đề xuất phân loại 28 cảng hàng không nằm trong quy hoạch cảng hàng không toàn quốc giai đoạn 2021 - 2030 thành 5 nhóm, làm cơ sở định hướng huy động nguồn vốn xã hội đầu tư.

Cụ thể, nhóm 1 gồm các cảng hàng không quốc tế: Nội Bài, Đà Nẵng, Cam Ranh, Long Thành, Tân Sơn Nhất: Đây là các cảng hàng không quốc tế quan trọng của quốc gia, đóng vai trò gom hành khách, hàng hóa để kết nối với mạng đường bay nội địa và quốc tế.

Nhóm 2 gồm các cảng hàng không: Thọ Xuân, Chu Lai, Phù Cát, Tuy Hòa. Các sân bay này có hoạt động quân sự, huấn luyện quân sự thường xuyên, tài sản và đất đai khu bay do Bộ Quốc phòng quản lý.

Nhóm 3 gồm các sân bay: Điện Biên, Nà Sản, Đồng Hới, Pleiku, Buôn Ma Thuột, Rạch Giá, Cà Mau, Phú Quốc và Côn Đảo: Đây là các cảng hàng không ở vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo, cân đối thu chi khó khăn, có công suất quy hoạch đến năm 2030 nhỏ hơn 5 triệu hành khách/năm (trừ Phú Quốc).

Nhóm 4 gồm các sân bay: Cát Bi, Vinh, Phú Bài, Liên Khương, Cần Thơ. Đây là các cảng hàng không có công suất quy hoạch đến năm 2030 lớn hơn 5 triệu hành khách/năm, có tiềm năng phát triển, có khả năng thu hút các nhà đầu tư, không có hoạt động quân sự thường xuyên.

Nhóm 5 gồm các cảng hàng không mới như Sa Pa, Quảng Trị, Lai Châu và các cảng hàng không tiềm năng như Cao Bằng, Hải Phòng (Tiên Lãng), cảng hàng không thứ 2 vùng Thủ đô.

Đối với 21 cảng hàng không hiện do Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - ACV đang khai thác, kết cấu hạ tầng cảng hàng không được phân thành 4 cụm công trình để quản lý, khai thác và đầu tư.

Trong đó, cụm 1 - các công trình, hạ tầng kỹ thuật bảo đảm hoạt động bay thuộc công trình thiết yếu của sân bay hiện đang là tài sản công tại doanh nghiệp do Tổng Công ty Quản lý bay Việt Nam (VATM) là doanh nghiệp công ích 100% vốn nhà nước quản lý, khai thác và đầu tư.

Cụm 2 - các công trình đường cất hạ cánh, đường lăn và một số công trình thuộc khu bay là tài sản công, Bộ GTVT được giao là đại diện chủ sở hữu tài sản và thực hiện quản lý, khai thác; một số đường cất hạ cánh, đường lăn do Bộ Quốc phòng quản lý, ACV được khai thác và bảo trì, sửa chữa. Cụm 3 - các công trình hạ tầng thiết yếu còn lại (sân đỗ, nhà ga hành khách, công trình hạ tầng kỹ thuật chung của cảng hàng không…) là tài sản công tại doanh nghiệp do ACV quản lý, khai thác và đầu tư. Cụm 4 - các công trình dịch vụ hàng không và phi hàng không như nhà ga hàng hóa, hangar, trạm bơm, nạp nhiên liệu hiện do các doanh nghiệp đầu tư, quản lý, khai thác.

热门文章

0.6999s , 7634.78125 kb

Copyright © 2025 Powered by 【nhan dinh ac】Lãnh đạo Chính phủ thúc sớm hoàn thiện Đề án huy động vốn hạ tầng hàng không,88Point  

sitemap

Top