Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thuý Anh. |
Cơ quan thẩm tra của Quốc hội cho rằng,ớitrầnlàmthêmlênkhôngquágiờmộtthánglàquábxh giải vô địch u20 new south wales úc nâng thời gian làm thêm trong tháng từ không quá 40 giờ lên 72 giờ là quá cao và áp dụng mức trần 300 giờ cho tất cả các ngành, nghề, công việc là quá rộng.
Chiều 10/3, trong phiên họp thứ 9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét dự thảo Nghị quyết về thời giờ làm thêm trong 1 tháng và trong 1 năm của người lao động.
Mở cho tất cả các ngành là quá rộng
Tại tờ trình, Chính phủ đề xuất nâng giới hạn số giờ làm thêm trong 1 tháng quy định tại điểm b khoản 2 Điều 107 Bộ luật Lao động khi người sử dụng lao động thỏa thuận với người lao động về việc làm thêm giờ từ không quá 40 giờ lên không quá 72 giờ và tổng số giờ làm thêm của người lao động không quá 300 giờ trong 1 năm mà không bị giới hạn nhóm ngành, nghề, công việc hoặc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 107 Bộ luật Lao động.
Về thời gian áp dụng, Chính phủ nêu rõ, Dự thảo Nghị quyết được xây dựng trong bối cảnh “đặc biệt” và “cấp bách”; nội dung quy định tại dự thảo Nghị quyết là khác so với Bộ luật Lao động năm 2019, theo đó về nguyên tắc, việc thực hiện chính sách tại dự thảo Nghị quyết chỉ nên thực hiện trong một thời gian ngắn, thích hợp để giải quyết những vấn đề cấp bách, cấp thiết.
Theo điểm 3.8 Nghị quyết số 30/2021/QH15, các biện pháp quy định tại các điểm 3.3, 3.4 Nghị quyết số 30/2021/QH15 được thực hiện cho đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2022 và báo cáo Quốc hội về việc áp dụng các biện pháp đặc biệt này tại kỳ họp gần nhất.
Vì vậy, thời gian áp dụng chính sách này là kể từ thời điểm Nghị quyết được ký ban hành đến thời điểm các biện pháp quy định tại điểm 3 của Nghị quyết số 30/2021/QH15 ngày 28/7/ 2021 hết hiệu lực thi hành.
Thẩm tra sơ bộ, Ủy ban Xã hội của Quốc hội đồng tình với quan điểm của Chính phủ về sự cần thiết ban hành Nghị quyết quy định về biện pháp hết sức đặc biệt này như là một giải pháp tình thế và chỉ áp dụng trong một thời gian ngắn.
Thường trực Ủy ban Xã hội và Thường trực Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội thống nhất, việc Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết về nội dung này theo trình tự, thủ tục rút gọn là có cơ sở và phù hợp, báo cáo thẩm tra nêu rõ.
Với đề xuất cụ thể về nới trần giờ làm thêm Thường trực Ủy ban Xã hội cho rằng, việc áp dụng mức trần 300 giờ cho tất cả các ngành, nghề, công việc là quá rộng, cơ quan soạn thảo chưa cung cấp đầy đủ cơ sở khoa học, thực tiễn và kinh nghiệm quốc tế về tăng thời giờ làm thêm do tác động của dịch Covid-19, chưa đánh giá tác động đầy đủ của việc nâng mức trần này đến sức khỏe, an toàn lao động của người lao động, đặc biệt là phụ nữ, người khuyết tật, người cao tuổi, người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi và những người làm các nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
Do đó, để bảo đảm sức khỏe, an toàn lao động cho người lao động, Thường trực Ủy ban Xã hội đề nghị cơ quan soạn thảo rà soát các đối tượng nói trên và rà soát các ngành, nghề, công việc, trường hợp khác mà việc tăng mức trần thời giờ làm thêm sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, không đáp ứng được yêu cầu làm việc… để quy định (theo hướng loại trừ) các đối tượng không áp dụng mức trần 300 giờ làm thêm trong năm.
Thường trực cơ quan thẩm tra còn lưu ý rằng, vấn đề thời giờ làm thêm đã được Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận và cân nhắc rất kỹ trong quá trình xem xét, thông qua Bộ luật Lao động năm 2019. Đa số ý kiến đại biểu Quốc hội cho rằng, để bảo đảm về mặt sức khỏe, an toàn lao động cho người lao động và không đi ngược với xu hướng tiến bộ, phát triển khoa học, công nghệ, tăng lương, giảm giờ làm nên đã biểu quyết giữ như quy định của Bộ luật Lao động năm 2012 giới hạn thời giờ làm thêm tối đa là 200 giờ (điểm c, khoản 2 Điều 107 của Bộ luật Lao động năm 2019) và làm thêm 300 giờ thì chỉ áp dụng đối với một số ngành, nghề, công việc, trường hợp cụ thể (được quy định tại khoản 3 Điều 107) và phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan chuyên môn về lao động thuộc UBND cấp tỉnh.
Chỉ nâng lên 60 giờ
Về đề xuất nâng thời giờ người lao động được sử dụng người lao động làm thêm trong tháng từ không quá 40 giờ lên 72 giờ, quá trình thẩm tra có hai loại ý kiến.
Loại ý kiến thứ nhất đồng tình với đề xuất của Chính phủ.
Loại ý kiến thứ hai không tán thành với việc nâng giới hạn về thời giờ làm thêm trong tháng từ 40 giờ lên 72 giờ, chỉ nên nâng giới hạn làm thêm giờ lên mức 56 giờ (tương ứng với 7 ngày làm việc bình thường - 8 giờ/ngày) hoặc mức 60 giờ để tương ứng với tăng giờ làm thêm trong năm từ 200 lên 300 giờ (150%) và chỉ áp dụng đối với ngành, nghề, công việc, trường hợp được làm thêm tối đa 300 giờ một năm.
Đa số ý kiến Thường trực Ủy ban Xã hội cũng như các ý kiến tham gia thẩm tra của Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban đều nhất trí với loại ý kiến thứ hai và cho rằng, đề xuất nâng giới hạn về thời giờ làm thêm trong tháng từ không quá 40 giờ lên không quá 72 giờ là chưa có đầy đủ cơ sở khoa học. Việc tăng này là quá cao, tăng 180% so với quy định tại Bộ luật Lao động năm 2019 và tăng 240% so với Bộ luật Lao động năm 2012 (quy định 30 giờ), tương ứng với 9 ngày làm việc bình thường.
tăng thời giờ làm việc sẽ có ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe, an toàn lao động của người lao động, ảnh hưởng đến thời gian chăm sóc con cái, gia đình, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh; người lao động không đủ thời gian nghỉ ngơi, phục hồi sức khỏe, tái tạo sức lao động và việc tăng này đi ngược với xu hướng tiến bộ, phát triển khoa học, công nghệ, tăng lương, giảm giờ làm.
Do đó, Thường trực Ủy ban Xã hội đề nghị chỉ nâng mức trần thời gian làm thêm theo tháng lên 150%, tương ứng từ 40 giờ lên 60 giờ, và chỉ áp dụng đối với đối tượng đã được quy định mức trần làm thêm trong năm là 300 giờ. Đồng thời, Thường trực Ủy ban đề nghị Chính phủ cần nghiên cứu, quy định về việc giới hạn số tháng liên tục được áp dụng mức trần tối đa (2 hoặc 3 tháng).
Sau khi thảo luận, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét, thông qua dự thảo Nghị quyết về thời giờ làm thêm trong 1 tháng và trong 1 năm của người lao động trong đợt hai của phiên họp thứ 9 (chiều 24/3).