Đây là kết khảo sát với giáo viên và phụ huynh tại 3 địa bàn dự kiến sẽ thí điểm lắp đặt camera vào năm học 2018- 2019 gồm: quận 1,ầnphụhuynhđồngýlắpđặtcameratrongtrườngmầsố liệu thống kê về querétaro gặp juarez quận 12 và huyện Hóc Môn. Vị trí lắp đặt gồm phòng học, phòng ngủ, phòng ăn, nhà bếp; khu vực sân chơi, khu vui chơi, khu vực hành lang, cổng trường, bãi giữ xe. Sau một năm thí điểm sẽ triển khai đại trà trên toàn địa bàn thành phố.
Tuy nhiên, lại có đến 48% giáo viên đồng ý, 52% không đồng tình với nội dung này. Theo lý giải, các giáo viên đưa ra ý kiến cho rằng, hình ảnh cập nhật trên mạng sẽ gặp nhiều rắc rối vì phụ huynh nếu chỉ nhìn qua hình sẽ dễ hiểu lầm trong nhiều tình huống hoặc lo lắng cho con quá mà liên tục gọi điện nhắc nhở giáo viên.
Ngoài ra, mặc dù tỷ lệ đồng tình với việc lắp đặt camera trong trường học, nhưng cũng có 50% phụ huynh không đồng tình nội dung hình ảnh của trẻ tại lớp được công khai trên mạng.
Theo báo cáo của Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM, hiện thành phố có trên 1.200 trường mầm non (trong đó có 465 trường công lập và 743 trường ngoài công lập), 1.845 nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục, có 14.416 nhóm lớp trong các cơ sở giáo dục mầm non. Tổng số trẻ đang được nuôi giữ là hơn 385.000 với gần 25.000 giáo viên.
Sau chỉ đạo khẩn của UBND TP.HCM về việc thí điểm lắp đặt camera ở các nhóm trẻ ban hành vào giữa tháng 4, ngành giáo dục thành phố đã tiến hành khảo sát việc các đơn vị giáo dục mầm non sử dụng thiết bị này.
Hiện TP.HCM có 223/465 trường mầm non công lập gắn camera ở sân trường, hành lang, cầu thang với tỷ lệ khoảng 48%. Trong khi đó chí có 44/4917 gắn camera trong lớp học, chiếm 0.9%.
Ở các trường mầm non tư thục, 542/743 trường gắn camera ở sân trường, hành lang, cầu thang, chiếm 72,94%. Và chỉ có 426/9499 gắn camera trong lớp học chiếm tỷ lệ 4,48%.
Tuy đồng tình với việc ứng dụng camera quan sát vào công tác quản lý các cơ sở giáo dục mầm non nhưng lãnh đạo Sở Giáo dục TP.HCM cũng đưa ra nhiều khó khăn hiện nay đối với việc lắp camera như: Một số giáo viên bị áp lực tâm lý khi gắn cameta tại các nhóm lớp. Bản thân đội ngũ bị giám sát sẽ dẫn đến áp lực, mệt mỏi; Một số phụ huynh không hiểu phương pháp giảng dạy của giáo viên chỉ xem qua màn hình dễ gây hiểu nhầm, bất hòa và dẫn đến kiện cáo.
Thiếu nhân sự quản lý và theo dõi hệ thống camera đối với những nơi có nhiều điểm trường. Các trường MN công lập không có kinh phí để lắp đặt...