当前位置:首页 > La liga

【kết quả giải hạng nhất quốc gia việt nam】Các đài phát thanh, truyền hình cần giành lại không gian số

Ngày 8/3,ácđàiphátthanhtruyềnhìnhcầngiànhlạikhônggiansốkết quả giải hạng nhất quốc gia việt nam tại Bình Định, Bộ TT&TT tổ chức Hội nghị triển khai kế hoạch công tác năm 2024 và tổng kết phong trào thi đua khen thưởng năm 2023 lĩnh vực phát thanh, truyền hình.

Phân phối nội dung phát thanh, truyền hình trên nền tảng số

Phân phối nội dung trên nền tảng số là một trong những nội dung được các đơn vị phát thanh, truyền hình chia sẻ tại Hội nghị. Ông Đỗ Lê Thăng, phụ trách Trung tâm sản xuất và phát triển nội dung số, Truyền hình Quốc hội Việt Nam cho biết, đơn vị này đang hoàn thiện phiên bản cuối cùng của "Chiến lược phát triển Truyền hình Quốc hội Việt Nam đến năm 2030", trong đó làm nổi bật 2 trụ cột là sản xuất và phân phối. Theo ông Thăng, lâu nay nhiều đơn vị sản xuất theo quán tính và dành rất nhiều nguồn lực vào nâng cao chất lượng sản phẩm. Thực tế đây là một việc khó, mất rất nhiều thời gian và chắc chắn là chưa đủ. Chương trình hay mà không phân phối được đến với khán giả thì hiệu quả tuyên truyền cũng không đạt được. 

Ông Đỗ Lê Thăng cho rằng, điều kiện cần và đủ để truyền hình Internet lên ngôi là giá smart TV và cước phí kết nối Internet hợp lý, tốc độ truy cập cao và ổn định. Các ứng dụng xem truyền hình (OTT) là định hướng phân phối nội dung quan trọng với Truyền hình Quốc hội Việt Nam. Ngoài sự hiện diện của Kênh 7 ở vị trí dễ tiếp cận trên hầu hết các ứng dụng xem truyền hình như: TV360, VTVGo, MyTV, FPT Play, VieON, ClipTV... đơn vị này còn tiếp tục mở rộng hợp tác phân phối nội dung VOD (video theo yêu cầu) trên các ứng dụng xem truyền hình phổ biến nhất Việt Nam.

 "Việc phân phối nội dung báo chí chính thống trên môi trường Internet đòi hỏi đội ngũ phóng viên, biên tập viên có một quá trình “sáng tạo lại” nội dung để phù hợp với đặc tính của từng nền tảng và thói quen người dùng trên nền tảng đó", ông Thăng nói.

Truyền hình Quốc hội Việt Nam cũng xem các nền tảng mạng xã hội là môi trường truyền thông hiệu quả cho các hoạt động của Quốc hội cũng như cho chính thương hiệu đơn vị mình. Dù mới khởi động từ đầu năm 2022, sóng đến nay, các kênh Tiktok, Facebook, YouTube, Zalo do Truyền hình Quốc hội Việt Nam quản lý đã chạm mốc 800 triệu lượt xem nội dung. 

W--q2a8973-4.jpg
Ông Đỗ Lê Thăng, Phụ trách Trung tâm sản xuất và phát triển nội dung số, Truyền hình Quốc hội Việt Nam.

Cùng quan điểm, ông Võ Thành Nhân, Phó giám đốc Đài phát thanh, truyền hình Vĩnh Long cho rằng, chuyển đổi số sẽ giúp tạo ra sự khác biệt và là giải pháp quan trọng cho sự phát triển bền vững của đài trong thời gian tới, trong đó có việc đưa nội dung lên nền tảng số. Cơ quan này hiện có 48 kênh YouTube, có 6 kênh nút vàng, 33 kênh nút bạc; tổng các kênh có trên 30 triệu lượt theo dõi, hơn 20 tỷ lượt xem.

Ông Nhân cho biết, việc đẩy mạnh đưa nội dung lên nền tảng số góp phần mang về nguồn thu cho đài trong bối cảnh nguồn thu quảng cáo đang dịch chuyển từ truyền hình sang các nền tảng số và mạng xã hội. Hiện nay, nguồn thu qua các nền tảng số của đài chủ yếu đến từ các kênh YouTube, livestream trên Facebook, ứng dụng xem truyền hình miễn phí THVLi. 

Các nhà đài cần giành lại không gian số

Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thanh Lâm cho rằng, việc sản xuất nội dung phát thanh, truyền hình phù hợp với cả nhu cầu của khán giả trên nền tảng số sẽ quyết định thành công.

Cùng với đó, xu hướng ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo sẽ giúp tăng năng suất lao động, rút ngắn khoảng cách giữa công nghệ và quy trình sản xuất nội dung, giúp giảm chi phí. Các doanh nghiệp hiện nay đã xem AI là một trong những phương thức sản xuất mới, một lực lượng sản xuất mới giúp cắt giảm chi phí.  

"Điều này mang lại rất nhiều thách thức, nhưng ngược lại nó giải quyết được các bài toán, giảm thiểu dần những hao phí lao động ở những khu vực mà sau này công nghệ và AI có thể thay thế được", Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm nói.

img 2961.jpg
Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thanh Lâm.

Vấn đề giành lại không gian số của nhà đài bằng cách xuất hiện ngày càng nhiều trên các nền tảng số cũng được Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm đề cập tại Hội nghị.

Thứ trưởng phân tích, hiện các đài địa phương đã xuất hiện trên nền tảng số và được truyền dẫn bởi các bên thứ 3 như TV360, MyTV, VTVcab, VieON. Các kênh địa phương cần yêu cầu bên thứ 3 cung cấp dữ liệu người xem của kênh đó về đài, các đài là chủ sở hữu hoặc ít nhất là đồng chủ sở hữu của dữ liệu đó.

W--q2a9174-4.jpg
Trao cờ đơn vị xuất sắc dẫn đầu phong trào thi đua ở lĩnh vực phát thanh, truyền hình năm 2023

Theo Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm, sự quan tâm đến phát thanh của các đài hiện vẫn chưa đủ lớn. Dư địa phát thanh rất lớn, đặc biệt, podcast đang là xu thế mới. Giao tiếp giữa con người và đồ vật thông minh dần sẽ chuyển từ mắt, sang tai, giọng nói, ra lệnh bằng giọng nói và bằng AI…

“Hiện nay, chúng ta chưa thống nhất phương pháp đo đạc, đánh giá hiệu quả chương trình phát thanh, cũng như chưa hoạch định các chiến lược rõ ràng cho phát thanh. Cần sớm thống nhất các chỉ số cơ bản để đo đạc, đánh giá, công bố chất lượng chương trình, kênh chương trình phát thanh ở trên các nền tảng”, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm nhấn mạnh.

分享到: