搜索

【kết quả tỷ số bóng đá lưu】Tái khởi động điện hạt nhân từ 2030?

发表于 2025-01-24 22:59:02 来源:88Point
tai khoi dong dien hat nhan tu 2030Phải phát triển điện hạt nhân vì “không có điện thì chết”?
tai khoi dong dien hat nhan tu 2030Làm rõ nguồn gốc hình thành tài sản của Ban Quản lý di dân, tái định cư Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận
tai khoi dong dien hat nhan tu 2030Lập Ban công tác xử lý công việc khi dừng Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận
tai khoi dong dien hat nhan tu 2030Dừng Dự án nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận do tình hình kinh tế
tai khoi dong dien hat nhan tu 2030
So với các dạng năng lượng truyền thống, điện hạt nhân là nguồn công suất điện lớn, ổn định, có hệ số khả dụng cao và không phát thải khí nhà kính. Ảnh: ST.

Đưa điện hạt nhân vào Quy hoạch điện VIII

Theo Bộ Công Thương, so với các dạng năng lượng truyền thống, ĐHN là nguồn công suất điện lớn, ổn định, có hệ số khả dụng cao và không phát thải khí nhà kính. Chi phí nhiên liệu trong giá thành ĐHN thấp, chỉ khoảng 10%, trong khi đối với nhiệt điện than là 60%. Theo các nhà phát triển dự án, giá thành sản xuất ĐHN thông thường bằng với giá thành sản xuất điện của loại hình nhiệt điện sử dụng than NK. Trên thế giới đa số các nước lớn, có trình độ khoa học kỹ thuật phát triển, nền kinh tế tăng trưởng cao đều đã và đang sử dụng ĐHN. Có nhiều nước phát triển, chưa đủ điều kiện phát triển ĐHN trong nhiều thập niên tới, nhưng vẫn xây dựng chiến lược, lập kế hoạch phát triển ĐHN trong tương lai.

Nhắc tới câu chuyện tăng trưởng nhu cầu sử dụng điện khá cao của Việt Nam trong khi nguồn cung "khó trong khó ngoài", trao đổi với phóng viên Báo Hải quan, TS. Nguyễn Mạnh Hiến-nguyên Viện trưởng Viện Năng lượng phân tích: Sau năm 2030, Việt Nam sẽ thiếu năng lượng nghiêm trọng. Trong khi đó, than đã phải NK. Thủy điện cũng đã khai thác hết. Khí hiện nay cũng sắp sửa phải NK khí hóa lỏng. Nếu cứ tiếp tục không phát triển điện hạt nhân, Việt Nam sẽ phải NK rất nhiều khí hóa lỏng và than. Điều đó đồng nghĩa với việc an ninh năng lượng bị hạn chế rất nhiều.

"Để đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, đồng thời góp phần chống biến đổi khí hậu toàn cầu, nghĩa là giảm phát thải khí nhà kính thì nên giữ lại những địa điểm phát triển ĐHN ở tỉnh Ninh Thuận, sau năm 2030 sẽ tiếp tục phát triển", chuyên gia Nguyễn Mạnh Hiến nói.

Về mặt hành động cụ thể, theo vị chuyên gia này: Hiện nay, Bộ Công Thương đang chuẩn bị xây dựng Quy hoạch điện VIII, có xét đến năm 2050. Trong quy hoạch này nên có nội dung về ĐHN, giữ nguyên 2 vị trí tại tỉnh Ninh Thuận. Sau 2 vị trí tốt nhất để phát triện ĐHN ở Ninh Thuận, có một số địa điểm khác ở Phú Yên cũng như các nơi khác phù hợp thì nên sử dụng, tiếp tục phát triển ĐHN. "Ở thời điểm hiện tại, 2 vị trí ở Ninh Thuận đã chuẩn bị nhiều thứ rồi. Nhật Bản và Nga rất muốn sẽ khởi động lại để tiếp tục các dự án. Từ nay đến năm 2030 nên giữ lại, không cho địa phương chiếm diện tích đất cho quy hoạch ĐHN sử dụng vào mục đích khác", chuyên gia Nguyễn Mạnh Hiến nhấn mạnh.

Nên tái khởi động từ năm 2030

Hiện nay, Chính phủ đang giao nhiệm vụ cho Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các đơn vị tư vấn trong và ngoài nước triển khai lập Tổng sơ đồ phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2021-2040 (TSĐ8). Bộ Công Thương nêu rõ: Trong quá trình xây dựng TSĐ8, tư vấn sẽ nghiên cứu, tính toán kỹ lưỡng về khả năng có xuất hiện ĐHN hay không, để Bộ Công Thương và các đơn vị liên quan đóng góp ý kiến, thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng, thời gian tới việc nghiên cứu, xem xét sự xuất hiện của ĐHN sẽ dựa trên cơ sở, quan điểm tính toán, cân đối cung cầu điện năng trong giai đoạn thực hiện TSĐ8; đa dạng hóa nguồn năng lượng cung cấp, đảm bảo an ninh năng lượng, đáp ứng đầy đủ nhu cầu điện năng của đất nước, giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, nhất là khi đã khai thác hầu hết các tiềm năng về thủy điện và nhiên liệu hóa thạch; đảm bảo tính kinh tế khi cạnh tranh với các loại nhiên liệu NK... Đáng chú ý, việc xem xét sự xuất hiện của ĐHN còn căn cứ ở góc độ đẩy mạnh phát triển tiềm lực khoa học-kỹ thuật và công nghệ, phát triển cơ sở hạ tầng không chỉ trong ngành năng lượng nguyên tử, ngành điện mà còn thúc đẩy nhiều ngành công nghiệp và kinh tế khác của đất nước, góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam khi từng bước làm chủ được công nghệ ĐHN.

Khi phóng viên Báo Hải quan đặt câu hỏi: “Tại sao không khởi động trở lại việc phát triển ĐHN ngay tại thời điểm hiện tại mà phải chờ đến năm 2030?”, TS. Nguyễn Mạnh Hiến phân tích: Việt Nam dự kiến bắt đầu thiếu điện vào năm 2022-2023. Xây dựng một nhà máy ĐHN mất khoảng 6-7 năm. Nếu ở thời điểm hiện tại ngay lập tức khởi động lại các dự án đang tạm dừng cũng không kịp để đến năm 2022-2023 bù đắp vào lượng điện thiếu hụt. Đó là chưa kể việc, nếu tính đến phát triển trở lại ĐHN ngay cũng không có vốn.

Thời gian qua, Việt Nam phát triển năng lượng tái tạo như điện gió, điện mặt trời khá mạnh. Đối với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), khó khăn hiện tại là giải phóng công suất điện mặt trời ở khu vực cao điểm như Ninh Thuận, Bình Thuận nên trước mắt cần tập trung, ưu tiên giải pháp đó trước. Ngoài ra, thời gian tới cũng cần đẩy nhanh tiến độ của các nhà máy điện than chậm tiến độ ở ĐBSCL như Sông Hậu, Long Phú...

Xung quanh câu chuyện phát triển ĐHN, dù ủng hộ việc phải suy nghĩ tới phát triển trở lại song nguyên Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Quân đánh giá: Ở thời điểm hiện tại chưa có cơ sở nào để Việt Nam làm ĐHN an toàn và bền vững. "Riêng điện hạt nhân, đừng bao giờ để nước ngoài làm theo phương thức khoán gọn, “chìa khóa trao tay”. Điều này cực kỳ nguy hiểm vì không chỉ liên quan an ninh năng lượng mà còn là an ninh quốc gia. Trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0, người ta có thể điều khiển một nhà máy ĐHN từ cách xa hàng trăm ngàn cây số, thậm chí từ không gian. Có thể mời nhà đầu tư nước ngoài vào làm cho Việt Nam nhưng người làm an toàn và người vận hành phải là người Việt Nam”.

Việc phát triển ĐHN tại Việt Nam đã được xem xét lần đầu tiên tại Hội nghị TƯ 2 (khóa VIII) ngày 24/12/1996. Hội nghị đã xác định “Chuẩn bị tiền đề khoa học cho việc sử dụng năng lượng nguyên tử sau năm 2020”. Trong Văn kiện Đại hội IX, phần Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2001-2010 đã định hướng nhiệm vụ “Nghiên cứu phương án sử dụng năng lượng nguyên tử”.

Trên cơ sở định hướng của Đảng, dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, Dự án “Nghiên cứu tổng quan phát triển nhà máy điện nguyên tử ở Việt Nam” đã được Bộ Công nghiệp trước đây chủ trì phối hợp với Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường và các cơ quan liên quan lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án xây dựng ĐHN tại Việt Nam.

Định hướng quy hoạch phát triển ĐHN dài hạn tầm nhìn 2050 của nước ta nhằm đảm bảo nhu cầu điện của đất nước đã được Bộ Chính trị quyết định tại Nghị quyết số 18-NQ/TƯ ngày 25/10/2007. Chủ trương đầu tư xây dựng nhà máy ĐHN Ninh Thuận đã được Bộ Chính trị đồng ý tại Kết luận số 21-KL/TƯ ngày 25/2/2008 và Kết luận số 55-KL/TƯ ngày 27/9/2009 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Quốc hội đã thông qua chủ trương đầu tư dự án ĐHN Ninh Thuận tại Nghị quyết số 41/2009/QH12 ngày 25/11/2009.

Song song với quá trình thực hiện khảo sát, thiết kế lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án xây dựng nhà máy ĐHN ở Ninh Thuận, Thủ tướng Chính phủ cũng đã phê duyệt nhiều Quy hoạch và Chiến lược liên quan tới phát triển ĐHN.

Trong quá trình triển khai thực hiện Dự án, tình hình phát triển kinh tế vĩ mô của Việt Nam có nhiều thay đổi so với thời điểm quyết định đầu tư dự án. Mặt khác, Việt Nam cần nguồn vốn lớn để đầu tư cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiện đại nhằm tạo động lực cho phát triển kinh tế - xã hội, cũng như giải quyết các vấn đề do biến đổi khí hậu gây ra. Vì vậy, tại Nghị quyết 31/2016/QH14 ngày 22/11/2016, Quốc hội đã thông qua "Dừng thực hiện chủ trương đầu tư Dự án ĐHN Ninh Thuận".

随机为您推荐
版权声明:本站资源均来自互联网,如果侵犯了您的权益请与我们联系,我们将在24小时内删除。

Copyright © 2016 Powered by 【kết quả tỷ số bóng đá lưu】Tái khởi động điện hạt nhân từ 2030?,88Point   sitemap

回顶部