“KỊCH BẢN” HOÀN HẢO
Lừa đảo qua điện thoại,ảnhgiaacutecvớildquobaacutenhvẽrdquocủatộiphạmcocircngnghệlịch thi đấu hôm qua “bẫy tình” qua mạng xã hội và hack tài khoản Facebook để nhắn tin lừa đảo chiếm đoạt tài sản… là những thủ đoạn phổ biến được xem là công thức chung của một số đối tượng lợi dụng mạng xã hội để hoạt động phạm tội thời gian gần đây. Đối tượng các nhóm này hướng tới thường là phụ nữ thiếu kiến thức pháp luật, nhẹ dạ, cả tin, dễ dàng bị “đánh gục” trước những lời đường mật dẫn dụ vào “cái bẫy” mà chúng đã lập sẵn.
Sự thật về những “thùng hàng triệu đô”
8 lần chuyển khoản cho người chưa từng gặp mặt với tổng số tiền 1 tỷ 232 triệu đồng chỉ trong vòng chưa đầy 1 tháng, đến giờ bà N.T.N ở thôn Phú Cường, xã Phú Riềng, huyện Phú Riềng vẫn không hiểu tại sao mình lại hành động mù quáng, nhẹ dạ, cả tin đến như vậy. Mặc dù không rành về mạng xã hội nhưng bà N thỉnh thoảng vẫn lướt Facebook để trò chuyện với bạn bè. Tháng 10-2020, bà N nhận lời kết bạn với tài khoản Johnson M Alex giới thiệu là quân nhân Mỹ làm nhiệm vụ tại Iran. Sau một thời gian nói chuyện qua lại, 2 người cảm thấy hợp nhau, ông ta nói sắp mãn hạn quân nhân và có một ít đồ cá nhân gồm tiền USD và nhiều hàng hóa khác muốn gửi về Việt Nam nhờ bà N lấy giúp. Gã cũng khéo léo bật mí rằng vợ đã chết, có một đứa con 13 tuổi, hứa 1 tháng sau sẽ về Việt Nam thăm bà và lấy gói hành lý.
Bà N.T.N, thôn Phú Cường, xã Phú Riềng, huyện Phú Riềng nhiều lần chuyển khoản cho số tài khoản lạ với tổng số tiền bị lừa 1 tỷ 232 triệu đồng
2 ngày sau, bà N nhận được cuộc gọi từ số điện thoại 84373529930 của người tự xưng là nhân viên Sân bay Nội Bài, thông báo bà có gói hành lý từ nước ngoài gửi về và yêu cầu bà N phải nộp tiền để nhận hàng. “Ban đầu, tôi do dự từ chối vì trong nhà không có tiền nhưng sau nhiều lần bị Johnson M Alex nhắn tin hối thúc nếu tôi không lấy giúp thì tất cả tài sản của ông ấy sẽ mất hết, vợ ông ấy lại vừa chết do tai nạn nên tôi mủi lòng và quyết định đi vay lãi nóng 28 triệu đồng để chuyển vào số tài khoản tên Trần Thị Thanh, mở tại ngân hàng Techcombank, chi nhánh TP. Hồ Chí Minh mà không chút mảy may nghi ngờ. 2 ngày sau, có một người đàn ông xưng là hải quan TP. Hồ Chí Minh nói với tôi rằng, qua kiểm tra phát hiện thấy trong gói hành lý có nhiều USD giá trị lớn nên bị phạt 300 triệu đồng, tôi vẫn tiếp tục đi vay để gửi cho chúng” - bà N nói.
Sau khi gửi cho bọn chúng hết lần này đến lần khác với nhiều lý do khác nhau nhưng tôi vẫn không nhận được gói hành lý. Cho đến khi số tiền lên đến trên 1 tỷ đồng, không có khả năng vay mượn được nữa và coi như đã phá sản thì tôi mới tỉnh ra. |
Bà N.T.N, thôn Phú Cường, xã Phú Riềng, huyện Phú Riềng |
Cũng với kịch bản hoàn hảo này, chị H.T.M, thôn 6, xã Đức Liễu, huyện Bù Đăng “sập bẫy” với số tiền 746 triệu đồng. Sau khi bị mất nhiều tiền nhưng vẫn không nhận được gói hành lý từ người bạn phương xa tên Ramswroop Yadav, tự xưng là nhân viên văn phòng tại London nhờ nhận giùm, chị M mới biết mình bị lừa. “Có ngày, tôi chuyển tiền mấy lần từ 50-300 triệu đồng cho các đối tượng lừa đảo. Tiền thật chuyển đi mà chẳng thấy gói hành lý gồm đồ cá nhân và ngoại tệ chuyển về, ít ngày sau tôi “chết đứng” khi biết mình mắc bẫy đối tượng lừa đảo nên đến cơ quan công an trình báo, mong sớm vạch trần thủ đoạn tinh vi của kẻ xấu” - chị M chia sẻ.
Sau khi bị lừa số tiền 746 triệu đồng từ người bạn quen trên mạng xã hội, chị H.T.M, thôn 6, xã Đức Liễu, huyện Bù Đăng đến trình báo cơ quan công an mong sớm tìm được đối tượng lừa đảo
Người bạn phương xa tên Ramswaroop Yadav của chị H.T.M liên tục gửi tin nhắn có nội dung sẽ tự tử và sát hại luôn con trai của mình nếu không được chị M nhận giùm gói hành lý
2 vụ lừa đảo qua mạng xã hội như vừa đề cập đều rất tinh vi và khó có thể tìm ra thủ phạm để xử lý. Làm quen, kết bạn, tạo lòng tin sau đó lừa đảo chiếm đoạt tài sản… được xem là kịch bản chung của một số đối tượng lợi dụng mạng xã hội để hoạt động phạm tội. Từ những “bánh vẽ” hấp dẫn của những đối tượng nơi trời Tây, đã có không ít phụ nữ thiếu kiến thức dễ dàng bị “đánh gục” khi bị các đối tượng dẫn dắt vào một kịch bản hoàn hảo mà chúng đã lập sẵn.
Nạn nhân trong các vụ lừa đảo chuyển tiền qua mạng xã hội này cho biết, khi vụ việc xảy ra, họ cảm thấy rất xấu hổ, xót của và sợ gia đình, người thân biết. Thậm chí bà N, chị M còn lúng túng không biết gọi cho ai, đến đâu để tố cáo khi bị lừa đảo qua mạng xã hội trong khi những đối tượng này vẫn hằng ngày nhắn tin, gọi điện thoại uy hiếp phải gửi thêm tiền cho chúng.
Một phút thiếu cảnh giác... mất 700 triệu đồng
Một trong những chiêu thức lừa đảo khác của tội phạm công nghệ cao mà Phòng Cảnh sát hình sự, Công an tỉnh vừa tiếp nhận thời gian gần đây đó là đối tượng giả danh nhân viên ngân hàng yêu cầu khách hàng cung cấp mã OTP.
Mới đây, ông D.V.H, khu phố 4, phường Tiến Thành, TP. Đồng Xoài nhận được cuộc gọi từ số máy 02349999877 giới thiệu là “nhân viên ngân hàng MBbank” gọi để hỗ trợ việc chuyển tiền. Do trước đó, ông H có giao dịch nhận số tiền 1,1 tỷ đồng chuyển vào tài khoản ngân hàng MBbank nên khi thấy số điện thoại gọi đến là số máy bàn và nêu thông tin giao dịch thì ông H tin là thật. Nhận điện thoại, ông H được “nhân viên” này thông báo số tiền 1,1 tỷ đồng chuyển vào tài khoản của ông bị lỗi hệ thống nên cần ông phối hợp xử lý. Sau đó “nhân viên ngân hàng” hướng dẫn ông H cung cấp mã OTP do ngân hàng gửi tin nhắn đến. Ông H làm theo và cung cấp 3 lần mã OTP cho chúng. Kết quả là 700 triệu đồng trong tài khoản ông H bỗng “không cánh mà bay”. Ông H vội vàng gọi điện báo cho ngân hàng thì đại diện ngân hàng cho biết, số điện thoại gọi cho ông không phải của nhân viên ngân hàng MBbank.
Mặc dù làm trong cơ quan nhà nước, có hiểu biết về pháp luật, tuy nhiên chỉ vì một phút thiếu cảnh giác, ông H dễ dàng “bị gài bẫy” và mất số tiền lớn chỉ trong tích tắc.
Trung tá Bùi Bá Dũng, Phó trưởng Phòng Cảnh sát hình sự, Công an tỉnh cho biết: Phương thức, thủ đoạn phổ biến của tội phạm công nghệ cao là kết bạn qua mạng xã hội với mác “lính Mỹ chiến đấu ở Afghanistan, Iraq”, “doanh nhân thành đạt tại nước ngoài”... đối tượng chủ yếu mà nhóm này hướng đến là phụ nữ. Sau khi kết bạn, các đối tượng thường hứa hẹn sẽ đầu tư mua nhà, đất tại Việt Nam; gửi tặng quà có giá trị bằng USD, vàng và thậm chí là hứa hẹn sẽ sang Việt Nam để kết hôn, lập nghiệp, đầu tư kinh doanh. Sau đó có một nhóm khác gọi điện thoại thông báo nhận hàng, giả danh nhân viên sân bay, hải quan, thuế yêu cầu nộp tiền để nhận quà hoặc giả danh nhân viên cơ quan nhà nước, công an, viện kiểm sát, tòa án gọi điện thoại hoặc lập trang web giả mạo để khai thác thông tin cá nhân của bị hại, yêu cầu cung cấp mã OTP tài khoản ngân hàng. Khi có được các thông tin, đối tượng sẽ kiểm soát tài khoản chuyển tiền trực tuyến của khách hàng để chiếm đoạt tài sản.
Những câu chuyện huyễn hoặc đến khó tin như vậy nhưng vẫn có nhiều người bị lừa. Một phần vì sự thiếu hiểu biết nhưng phần khác cũng vì hám lợi từ những “vali quà khủng” mà đối tượng hứa hẹn. Những “người bạn ảo”, “cái lợi ảo” đã khiến không ít người nhận hậu quả thật và sẽ phải mất thời gian rất lâu để khắc phục.