Ông Nguyễn Thanh Phong,ữaEnsurekhôngbántạiViệtNamlàsữagiảkết quả trận pauli Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế cho biết: “Nếu khảo sát của các cơ quan thông tin đại chúng cũng phát hiện loại sữa Ensure này được bán trên thị trường thì đó là loại sữa trôi nổi, sữa giả”.
Ông Phong khẳng định, sản phẩm này chưa được phép lưu hành tại Việt Nam. Do vậy, việc kinh doanh, phân phối, lưu thông, quảng cáo sản phẩm sữa Ensure này tại thị trường Việt Nam là vi phạm.
Loại sữa Ensure này được bán trên thị trường thì đó là loại sữa trôi nổi, sữa giả.
Trước thực tế nêu trên, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm đã yêu cầu các cơ quan liên quan phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm hành vi vi phạm nêu trên. “Mọi sản phẩm sữa Ensure có ghi nhãn nêu trên nếu cơ quan quản lý phát hiện DN kinh doanh, buôn bán trên thị trường là vi phạm, vì thế nếu phát hiện có việc kinh doanh, quảng cáo sản phẩm này trên địa bàn yêu cầu xử lý nghiêm và thực hiện công khai đúng quy định của pháp luật”, ông Phong nhấn mạnh.
Trước đó, Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (gọi tắt là Ban Chỉ đạo 389 quốc gia) cũng cho biết, cơ quan này đã nhận được nội dung báo cáo của Tổng cục Hải quan về mặt hàng chất dinh dưỡng nhãn hiệu Ensure dạng nước được NK và phân phối ra thị trường nhưng không đủ các điều kiện về an toàn thực phẩm và các quy định NK, cụ thể như sau: Sau khi được cơ quan Hải quan cho phép DN đưa hàng hóa về tự bảo quản trong thời gian chờ kết quả kiểm tra chất lượng để được thông quan chính thức nhưng DN đã tự ý giải tỏa và đưa hàng hóa ra thị trường tiêu thụ.
Còn theo Bộ Y tế, nhà sản xuất (Công ty Abbott Laboratorie- Mỹ) và Công ty TNHH Dinh Dưỡng số 3A có dấu hiệu tạo thế độc quyền trong việc phân phối sản phẩm Ensure nước tại Việt Nam làm ảnh hưởng tới quyền lợi của người tiêu dùng.
Đầu năm 2013, Công ty Abbott Laboratorie tại Mỹ đã bổ sung trên nhãn hàng hóa của sản phẩm Ensure dạng nước hương vani (là loại sản phẩm mà thị trường Việt Nam tiêu thụ nhiều), dòng chữ "Not to be sold in Vietnam or Mexico” (nghĩa là: “Không được bán tại Việt Nam và Mexico”) sau khi mặt hàng này không được NK vào Việt Nam, kim ngạch NK sản phẩm tương tự do Công ty TNHH Dinh Dưỡng 3A đã tăng 63%. Giá bán sản phẩm này cao gấp đôi giá bán của sản phẩm tương tự.
Để tìm cách đưa sản phẩm trên NK vào Việt Nam, một số DN đã lợi dụng các quy định còn sơ hở trong việc hướng dẫn hồ sơ xin cấp xác nhận công bố chất lượng sản phẩm để làm giả các chứng từ, tài liệu xin xác nhận công bố chất lượng như làm giả bản chứng nhận lưu hành sản phẩm tự do tại Mỹ (bản CFS).
Viết Cường