搜索

【bayern munich vs union berlin】Lãi suất huy động tăng, lãi suất cho vay liệu có tăng theo?

发表于 2025-01-10 01:03:22 来源:88Point
Lãi suất huy động tăng, lãi suất cho vay liệu có tăng theo?
Nhiều ngân hàng thương mại có xu hướng tăng mạnh lãi suất huy động hơn so với tháng trước. Ảnh tư liệu

Rầm rộ tăng lãi suất kỳ hạn ngắn

Khảo sát lãi suất gửi tiết kiệm khi nhận lãi cuối kỳ, nhiều ngân hàng thương mại có xu hướng tăng mạnh lãi suất huy động hơn so với tháng trước, chủ yếu ở kỳ hạn ngắn từ 1-3 tháng. Riêng nhóm ngân hàng thương mại nhà nước (big 4), Agribank có lãi suất huy động cao nhất ở hầu hết các kỳ hạn, với mức tăng 0,5%/năm. Cụ thể, Agribank niêm yết lãi suất kỳ hạn 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng và 12 tháng lần lượt là 2,2%/năm, 2,5%/năm, 3,5%/năm và 4,7%/năm. Tuy vậy, lãi suất huy động tại Agribank vẫn thấp hơn đáng kể so với lãi suất huy động bình quân nhóm ngân hàng thương mại tư nhân.

Tính từ đầu tháng 11 đến nay, hàng loạt ngân hàng tăng lãi suất huy động, bao gồm: Agribank, Techcombank, MB Bank, VIB, BaoVietBank, BacABank, GPBank, CBBank, VietBank..., mốc lãi suất 6% áp dụng cho kỳ hạn dài cũng quay trở lại thị trường. Trước đó, trong tháng 10/2024, lãi suất huy động chững lại khi chỉ có một vài ngân hàng điều chỉnh tăng lãi suất huy động từ 0,1 - 0,2%/năm.

Áp lực khi USD tăng trở lại

Khi đồng USD tăng trở lại những tháng gần đây, áp lực về tỷ giá khiến Ngân hàng Nhà nước phải nâng lãi suất trên thị trường liên ngân hàng để điều tiết thanh khoản, ổn định tỷ giá dẫn đến tăng lãi suất liên ngân hàng ở một số kỳ hạn chủ chốt. Từ đó, lãi suất huy động ngắn hạn bị ảnh hưởng, còn lãi suất 6 tháng, 1 năm cũng chịu ảnh hưởng nhưng mức độ nhẹ hơn. TS. Nguyễn Đức Độ - Phó Viện trưởng Viện Kinh tế - Tài chính, Học viện Tài chính

Với kỳ hạn 1 tháng, Agribank đang bỏ xa nhóm big 4 khi tăng lãi suất huy động mạnh 0,5%/năm, từ 1,7%/năm lên 2,2%/năm. Một số ngân hàng lớn cũng tăng lãi suất từ 0,1 - 0,2%/năm như: Techcombank nâng lãi suất 0,1%/năm lên 3,2%/năm; MBBank tăng 0,2%/năm lên 3,1%/năm. Ngoài ra, các nhà băng khác cũng tăng lãi suất như: VIB tăng lên 3,4%/năm; GPBank tăng 0,2%/năm lên 3%/năm; CBBank tăng lên 3,85%/năm. Như vậy, lãi suất các ngân hàng dao động từ 1,6 - 3,95%/năm.

Kỳ hạn 3 tháng có số lượng nhà băng đua tăng lãi suất lớn nhất. Theo đó, Agribank tiếp tục dẫn đầu cuộc đua, nâng lãi suất lên 0,5%/năm, từ 2%/năm lên 2,5%/năm. Các ngân hàng khác tăng 0,1 - 0,3%/năm như: MB Bank tăng 0,1%/năm lên 4,1%/năm; VietBank lên 3,9%/năm; VIB lên 3,7%/năm; CBBank tăng 0,25%/năm lên 4,05%/năm; BaoVietBank tăng 0,3%/năm lên 4,1%/năm; GPBank nâng lãi suất lên 4,6%/năm từ mức 4,4%/năm. Tính chung lãi suất các ngân hàng dao động từ 1,9 - 4,25%/năm.

Còn kỳ hạn 6 tháng, Agribank tăng lên 3,5%/năm; MBBank tăng 0,1%/năm lên 4,9%/năm; GBBank tăng lên 4,6%/năm; CBBank lên 5,45%/năm.

Với các kỳ hạn dài hơn như 12 tháng, 24 tháng lại không có quá nhiều biến động, Agribank cũng không chạy đua tăng lãi suất ở các kỳ hạn này.

Nỗ lực giữ lãi suất cho vay ổn định

Áp lực tăng tỷ giá vẫn tiếp diễn trong tháng 11/2024, song Ngân hàng Nhà nước (NHNN) không phải bán ngoại tệ như tháng trước, giới phân tích cho rằng có thể do nhu cầu ngoại tệ không quá lớn. Vì vậy, khác với nhiều lần tăng lãi suất huy động trước do lạm phát hay sức ép tỷ giá, lần này chủ yếu do thanh khoản hệ thống có phần eo hẹp vì nhu cầu vốn gia tăng giai đoạn cuối năm. Dù vậy, mặt bằng lãi suất cho vay được dự báo duy trì ổn định để hỗ trợ doanh nghiệp, nền kinh tế phục hồi cuối năm.

Số liệu từ NHNN cho thấy đến ngày 22/11, tín dụng toàn hệ thống tăng 11,12% so với cuối năm 2023, cao hơn mức tăng 10,1% của 10 tháng và mức thay đổi theo tháng cũng tốt hơn cùng kỳ.

Trao đổi với phóng viên TBTCVN, TS. Nguyễn Đức Độ - Phó Viện trưởng Viện Kinh tế - Tài chính, Học viện Tài chính (Bộ Tài chính) cho rằng, tốc độ tăng trưởng tín dụng phụ thuộc lớn từ tăng trưởng kinh tế GDP. Nếu triển vọng tăng trưởng kinh tế tốt, tín dụng sẽ tăng mạnh, còn vấn đề lãi suất chỉ là một phần. Những tháng đầu năm, kinh tế tăng trưởng chậm và chưa nhìn thấy nhiều triển vọng nhưng từ quý II/2024, tốc độ tăng trưởng cải thiện, doanh nghiệp lạc quan về tương lai nhiều hơn và có nhu cầu vay vốn phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh.

Dẫu nằm trong tính toán và chuẩn bị trước song khi cầu tín dụng cải thiện, trong bối cảnh mức tăng cung vốn lại thấp hơn và những tín hiệu thanh khoản thắt chặt trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng, nhiều ngân hàng nhỏ và vừa tăng lãi suất huy động trên thị trường dân cư, chủ yếu vì quy mô huy động tiền gửi thấp và vẫn phải phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn liên ngân hàng.

Lãi suất cho vay không quá biến động, vẫn hỗ trợ tăng trưởng

Về xu hướng tăng lãi suất huy động cuối năm, vị chuyên gia này cho rằng mức tăng không lớn, tất nhiên còn phụ thuộc vào diễn biến đồng USD, do hiện chỉ số USD Index (DXY) đo sức mạnh của đồng USD với các đồng tiền chủ chốt khác đang ở ngưỡng nhạy cảm khoảng 106 - 107 điểm. Nếu đồng USD tiếp tục tăng, có thể NHNN thận trọng về động thái bơm tiền và khiến lãi suất ngắn hạn có thể tăng.

Theo đánh giá của lãnh đạo Viện Kinh tế - Tài chính, lãi suất cho vay hiện không quá cao so với lịch sử và vẫn hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Theo dự báo, điều kiện kinh tế vĩ mô Việt Nam năm tới vẫn ổn định, khó lường nhất là ẩn số từ kinh tế thế giới, bởi nếu kinh tế thế giới suy thoái, kinh tế trong nước khó lòng thoát khỏi liên luỵ vì độ mở khá lớn.

Về lãi suất cho vay, theo NHNN, lãi suất cho vay bình quân của ngân hàng thương mại trong nước với các khoản cho vay mới và cũ còn dư nợ ở mức 6,7 - 9,1%/năm. Lãi suất cho vay ngắn hạn bình quân bằng VND đối với lĩnh vực ưu tiên khoảng 3,8%/năm, thấp hơn mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa theo quy định của NHNN (4%/năm).

Tuần qua, NHNN cũng ban hành công văn yêu cầu các tổ chức tín dụng duy trì mặt bằng lãi suất tiền gửi ổn định, hợp lý, phù hợp với khả năng cân đối vốn, khả năng mở rộng tín dụng lành mạnh và năng lực quản lý rủi ro, góp phần ổn định thị trường tiền tệ và mặt bằng lãi suất thị trường.

Trong báo cáo cập nhật thị trường tiền tệ mới phát hành, Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cho biết, tính đến ngày 20/11, NHNN bơm ròng khoảng 110 nghìn tỷ đồng trên thị trường mở, xấp xỉ lượng hút ròng 124 nghìn tỷ đồng trong tháng trước.

Cụ thể, ở kênh cầm cố, NHNN đã bơm ròng khoảng 42 nghìn tỷ đồng, chủ yếu thông qua nghiệp vụ mua kỳ hạn 7 ngày với mức lãi suất 4%/năm. Đối với kênh tín phiếu, quy mô phát hành tín phiếu giảm đáng kể trong tháng 11, chỉ khoảng hơn 9 nghìn tỷ đồng, lượng tiền bơm ròng qua kênh tín phiếu đến từ lượng tín phiếu phát hành trong tháng trước đáo hạn. Phần lớn tín phiếu được phát hành trong tháng qua có kỳ hạn 28 ngày, lãi suất bình quân xấp xỉ 4%/năm. Tại ngày 28/11, lượng tín phiếu lưu hành là khoảng 15,6 nghìn tỷ đồng, trong khi đó, giá trị đang lưu hành ở kênh cầm cố gần 78 nghìn tỷ đồng.

Theo VDSC, điểm đáng lưu ý về hoạt động trên thị trường mở trong tháng qua chính là số thành viên tham gia/trúng thầu ở kênh cầm cố luôn ở mức cao. Điều này cho thấy thanh khoản của hệ thống ngân hàng có dấu hiệu căng thẳng trên diện rộng. Diễn biến lãi suất trên thị trường liên ngân hàng cũng phù hợp với nhận định này khi lãi suất cho vay qua đêm bình quân trong 20 ngày đầu của tháng ở mức 5,17%/năm, cao hơn 1,55 điểm % so với mức bình quân của tháng trước. Đồng thời, lãi suất cho vay bình quân các kỳ hạn dưới 1 tháng cũng tăng từ 1,03 - 1,45 điểm %. Tuy nhiên, mức thay đổi thấp hơn ở kỳ hạn 3 tháng (tăng bình quân khoảng 0,85 điểm % so với tháng trước), cho thấy tình trạng khó khăn về thanh khoản của hệ thống diễn ra trong ngắn hạn vào mùa cao điểm của tăng trưởng tín dụng các tháng cuối năm.

随机为您推荐
版权声明:本站资源均来自互联网,如果侵犯了您的权益请与我们联系,我们将在24小时内删除。

Copyright © 2016 Powered by 【bayern munich vs union berlin】Lãi suất huy động tăng, lãi suất cho vay liệu có tăng theo?,88Point   sitemap

回顶部