游客发表

【kết quả trận thụy điển】Chương trình mục tiêu quốc gia: Ban hành chính sách đặc thù là yêu cầu cấp bách

发帖时间:2025-01-25 09:46:53

Bộ Công Thương bám sát quá trình triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia Đề xuất cơ chế đặc thù,ươngtrìnhmụctiêuquốcgiaBanhànhchínhsáchđặcthùlàyêucầucấpbákết quả trận thụy điển đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia Đề xuất thí điểm phân cấp cho cấp huyện quản lý các chương trình mục tiêu quốc gia

Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia sáng 16/1, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Y Thanh Hà Niê Kđăm cho biết, Hội đồng Dân tộc thống nhất với sự cần thiết về ban hành Nghị quyết như trong Tờ trình của Chính phủ và thấy rằng, việc ban hành chính sách đặc thù là xuất phát từ yêu cầu cấp bách của thực tiễn để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh triển khai thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia, đồng thời thực hiện khoản 2, Điều 2, Nghị quyết số 108/2023/QH15 ngày 29/11/2023 của Quốc hội về giám sát chuyên đề các chương trình mục tiêu quốc gia.

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Y Thanh Hà Niê Kđăm
Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Y Thanh Hà Niê Kđăm

Về các cơ chế, chính sách đặc thù trong thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia (Điều 4), ông Y Thanh Hà Niê Kđăm cho hay, tại khoản 1, về phân bổ, giao dự toán chi thường xuyên ngân sách trung ương hằng năm, Hội đồng dân tộc cơ bản nhất trí với đề xuất của Chính phủ là phù hợp.

Quy định này phù hợp với Khoản 5, Điều 19, Luật Ngân sách Nhà nước năm 2015: Quốc hội có nhiệm vụ, quyền hạn quyết định phân bổ Ngân sách Trung ương chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên theo từng lĩnh vực; đồng thời áp dụng mở rộng Điểm d, khoản 4, Điều 1 của Nghị quyết 25/2021/QH15 của Quốc hội về phê duyệt chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới quy định Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định phân bổ Ngân sách Trung ương hỗ trợ cho địa phương.

"Quy định này sẽ tạo sự chủ động, linh hoạt cho địa phương trong việc điều chỉnh kế hoạch, dự toán, nội dung chi thường xuyên vốn sự nghiệp. Mặt khác, chính sách này cũng thể hiện tinh thần phân cấp, trao quyền theo Nghị quyết của Quốc hội về phê duyệt Chủ trương đầu tư các chương trình mục tiêu quốc gia"- ông Y Thanh Hà Niê Kđăm nhấn mạnh.

Hội đồng Dân tộc đề nghị nên cân nhắc bổ sung quy định phân cấp giao cho cấp tỉnh thông báo số dự kiến vốn sự nghiệp ngân sách trung ương năm tiếp theo để địa phương chủ động trong việc triển khai thực hiện, nhất là các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất.

Nghị định 38/2023 (sửa đổi bổ sung Nghị định 27/2022) có quy định chủ chương trình “Xây dựng phương án phân bổ và thông báo dự kiến mức vốn sự nghiệp nguồn ngân sách trung ương giai đoạn 5 năm; hằng năm thông báo mức vốn sự nghiệp nguồn ngân sách trung ương giai đoạn 3 năm của chương trình mục tiêu quốc gia cho các bộ, cơ quan trung ương và tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương”. Nội dung này chưa có trong quy định của pháp luật và cần được nghiên cứu, bổ sung vào nội dung chính sách để bảo đảm tính thống nhất, khả thi.

Đa số thành viên Hội đồng Dân tộc có ý kiến bổ sung quy định cho Hội đồng nhân dân tỉnh khi phân bổ chi tiết chi thường xuyên ngân sách trung ương hàng năm, năm còn lại thì có thể căn cứ vào tình hình thực tế tại địa phương về đối tượng, địa bàn, nhu cầu, bảo đảm nguyên tắc chung nhất là trọng tâm, trọng điểm, ưu tiên vùng khó khăn và đặc biệt khó khăn, tập trung cho các hoạt động có hiệu quả, mà không nhất thiết phải tuân thủ theo các quy định chi tiết về tiêu chí phân bổ vốn trong các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về nguyên tắc, tiêu chí phân bổ vốn áp dụng cho từng chương trình mục tiêu quốc gia.

Tại khoản 2, về điều chỉnh dự toán ngân sách nhà nước, kế hoạch đầu tư vốn hằng năm, Hội đồng Dân tộc thống nhất với nội dung điểm a của dự thảo Nghị quyết đã được tiếp thu, chỉnh sửa của Chính phủ. Cơ chế này tạo thuận lợi cho địa phương được phép sử dụng nguồn ngân sách đã được phân bổ đến hết năm 2023 (bao gồm chi đầu tư, chi thường xuyên được chuyển nguồn từ các năm trước sang năm 2023).

Luật Ngân sách hiện hành không có quy định cho phép địa phương được điều chỉnh dự toán ngân sách trung ương đã được Thủ tướng giao; Luật Đầu tư công không có quy định cho phép điều chỉnh nguồn vốn được kéo dài từ dự án đầu tư không có khả năng giải ngân vốn cho các dự án đầu tư khác trong danh mục đầu tư công trung hạn 2021-2025 thuộc cùng chương trình mục tiêu quốc gia mà không vượt quá tổng mức vốn đã được cấp có thẩm quyền giao kế hoạch.

Một số ý kiến cho rằng, cần có quy định nguyên tắc cho việc phân bổ, quy định tỷ lệ nhất định trong các nhóm lĩnh vực để tránh tùy tiện, không bảo đảm mục tiêu cơ bản của các chương trình mục tiêu quốc gia.

Bên cạnh đó, tại điểm c, đa số ý kiến của Hội đồng Dân tộc cho rằng, nếu quy định chỉ được điều chỉnh trong phạm vi từng chương trình mục tiêu quốc gia sẽ hạn chế hiệu quả sử dụng nguồn lực vì trên thực tế giám sát của Quốc hội vừa qua có rất nhiều dự án, tiểu dự án thành phần trùng lắp về địa bàn, đối tượng, nhỏ lẻ, manh mún, nhất là đối với 02 chương trình mục tiêu: Giảm nghèo bền vững Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Vì vậy, nên giao thẩm quyền cho Hội đồng nhân dân cấp tỉnh được phân bổ, điều chỉnh cả 03 chương trình mục tiêu quốc gia. Đồng thời, để tránh lạm dụng trong phân bổ lại ở các địa phương, cần bổ sung quy định nguyên tắc tỷ lệ phân bổ nhất định dành cho đầu tư cơ sở hạ tầng, các hoạt động phát triển sản xuất, an sinh xã hội khác và bổ sung vốn ủy thác cho ngân hàng chính sách xã hội (ví dụ tỷ lệ phân bổ lại cho đầu tư cơ sở hạ tầng không quá 50%) nhằm kiểm soát, bảo đảm mục tiêu chung của các chương trình mục tiêu quốc gia và công bằng giữa các địa phương.

Tại khoản 6, về ủy thác vốn tự cân đối của ngân sách địa phương qua hệ thống ngân hàng chính sách xã hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc nêu, hiện Luật đầu tư công và Luật ngân sách nhà nước chưa có quy định cụ thể về bố trí vốn đầu tư công tự cân đối của địa phương để ủy thác qua ngân hàng chính sách xã hội. Chính phủ đề xuất chính sách trên để cho vay hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo… tương tự chính sách quy định tại Nghị quyết 98/2023/QH 15 của Quốc hội về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù để phát triển thành phố Hồ Chí Minh.

Đa số các ý kiến đều thống nhất và cho rằng, quy định ủy thác vốn tự cân đối của ngân sách địa phương qua hệ thống Ngân hàng chính sách xã hội là phù hợp, để tăng vốn cho vay ưu đãi- ông Y Thanh Hà Niê Kđăm nói.

Hội đồng Dân tộc nhất trí với đề xuất của Chính phủ với chính sách này và thấy rằng nguồn cấp ngoài các quy định bao gồm, vốn đầu tư công, vốn đầu tư phát triển khác, kinh phí thường xuyên và cần xác định rõ thêm nguồn các khoản, mục dư vốn không thực hiện được từ các chương trình mục tiêu cần được sắp xếp, điều chỉnh.

Đặc biệt, đối với các địa phương dư vốn do không còn đối tượng (do độ trễ chính sách), cần tăng tỷ lệ bổ sung cho ngân hàng chính sách từ khoản dư trên để tăng hiệu quả sử dụng ngân sách cũng như bảo đảm công bằng giữa các địa phương. Vì hầu hết các tỉnh vùng miền núi vùng dân tộc thiểu số đều không có khả năng cân đối từ các nguồn hiện có.

    热门排行

    友情链接