【ket qua wuhan three towns】Trường học kết nối những “điểm nghẽn” cần tháo gỡ

作者:World Cup 来源:World Cup 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-26 04:42:56 评论数:

Báo Cà MauNhằm tạo sự giao lưu và kết nối giữa các trường học, tạo điều kiện cho giáo viên, học sinh các trường kết nối với nhau, chia sẻ thông tin, kinh nghiệm trong dạy và học, từ đầu năm 2014, Bộ GD&ĐT và Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) triển khai Dự án Trường học kết nối (truonghocketnoi.edu.vn) giai đoạn 2014-2020. Tuy nhiên, qua 2 năm đi vào hoạt động, việc sử dụng trang web này còn nhiều khó khăn và hạn chế, nhất là ở các trường THCS vùng nông thôn, vùng sâu và xã nghèo.

Nhằm tạo sự giao lưu và kết nối giữa các trường học, tạo điều kiện cho giáo viên, học sinh các trường kết nối với nhau, chia sẻ thông tin, kinh nghiệm trong dạy và học, từ đầu năm 2014, Bộ GD&ĐT và Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) triển khai Dự án Trường học kết nối (truonghocketnoi.edu.vn) giai đoạn 2014-2020. Tuy nhiên, qua 2 năm đi vào hoạt động, việc sử dụng trang web này còn nhiều khó khăn và hạn chế, nhất là ở các trường THCS vùng nông thôn, vùng sâu và xã nghèo.

Khi trang web được triển khai, đến nay, với các trường THPT thì dự án này khá tiện ích trong việc hỗ trợ thầy, cô giáo học tập kinh nghiệm dạy và học. Thầy Huỳnh Bá Nghĩa, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Hồ Thị Kỷ (TP Cà Mau), cho biết: “Việc triển khai Trường học kết nối đã được 2 năm, đa phần giáo viên trường sử dụng rất ổn, những bài giảng được đăng tải thường xuyên, có thể soạn 4 tiết giảng của môn thành 1 chuyên đề. Từ đó, giáo viên hỗ trợ lẫn nhau, cùng chia sẻ và trao đổi”.

Dự án Trường học kết nối  mở ra cơ hội giao lưu, nâng cao kiến thức sư phạm.

Tuy nhiên, đối với bậc THCS còn rất nhiều hạn chế. Thầy Trần Thanh Vũ, Hiệu trưởng Trường THCS Tạ An Khương (huyện Ðầm Dơi), cho biết: “Khi được tập huấn về Trường học kết nối, chúng tôi nhận thấy rất hữu ích. Bởi sẽ tạo không gian kết nối các trường học trên toàn quốc, chia sẻ những chuyên đề, những bài giảng nhằm nâng cao chất lượng dạy và học. Còn các em học sinh có thể trao đổi trực tuyến với giáo viên”.

Thế nhưng, việc thực hiện Trường học kết nối của trường còn khó khăn vì điều kiện kết nối internet còn nhiều hạn chế. Tuy phần lớn giáo viên ở đây có máy tính riêng, nhưng để kết nối internet thì phải đến trường, vì hiện tại vẫn chưa thể kéo được đường truyền về nhà. Ngoài ra, do những bài giảng được đăng tải lên trang hiện nay đa phần là những bài giảng nâng cao của cấp THPT hoặc không đúng chuyên môn, vì thế giáo viên chưa mặn mà với Trường học kết nối. Còn về phần các em học sinh, do điều kiện kinh tế của phụ huynh còn khó khăn nên việc trang bị chiếc máy tính và đăng ký vào mạng khó có thể thực hiện.

Tại Trường THPT Trần Văn Thời, Trường học kết nối đã được triển khai cho giáo viên, học sinh. Song, đến nay mọi người vẫn chưa thể khai thác được nhiều từ trang điện tử này. Thầy Phạm Văn Hùng, Hiệu trưởng nhà trường, cho biết: “Những bài được đăng trên trang chưa thực sự đạt chất lượng, bài giảng không phù hợp với từng đối tượng do đặc điểm của từng trường khác nhau, phương pháp giảng dạy cũng vậy”.

Em Nguyễn Ðoan Duy, thành viên đội tuyển Sáng tạo Khoa học - Kỹ thuật của trường, cho biết: “Tài liệu trên trang hiện tại rất ít, không phong phú bằng những trang điện tử khác như: hocmai.vn, viettelstudy.vn. Ngoài ra, tốc độ truy cập còn chậm, thường bị nghẽn nếu truy cập nhiều. Em mong trang điện tử này nhanh chóng cải thiện chất lượng để chúng em có thể tìm được nhiều tài liệu hỗ trợ cho việc học”.

Thầy Nguyễn Hoàng Em, chuyên viên Sở GD&ÐT, quản trị trang Trường học kết nối của Sở, lý giải: “Trang mới được đưa vào sử dụng chưa lâu nên vẫn còn nhiều khó khăn. Vấn đề lớn nhất hiện nay là dung lượng máy chủ của trang điện tử này không đủ sức chứa, đăng tải hết tất cả những bài viết của giáo viên. Hiện nay, để đảm bảo an toàn, chất lượng nội dung đăng tải nên việc đăng tải được kiểm soát chặt chẽ, các bài viết phải được thông qua phòng GD&ÐT kiểm duyệt”.

Thiết nghĩ, để Trường học kết nối phát huy hiệu quả, ngành giáo dục cần tổ chức nhiều buổi tập huấn chuyên sâu cho giáo viên, học sinh ở vùng sâu, vùng xa. Ðồng thời, kết hợp với đơn vị viễn thông phổ biến các vấn đề về kết nối internet ở những vùng nông thôn, hỗ trợ kinh phí lắp đặt và đường truyền... thì mới có thể phát huy được hiệu quả của trang web này./.

Bài và ảnh: Khánh Phương