您的当前位置:首页 > Nhận Định Bóng Đá > 【kết quả ngoại hạng nga】Thực phẩm bẩn Trung Quốc: Bao giờ mới hết? 正文

【kết quả ngoại hạng nga】Thực phẩm bẩn Trung Quốc: Bao giờ mới hết?

时间:2025-01-24 23:53:26 来源:网络整理 编辑:Nhận Định Bóng Đá

核心提示

Dầu ăn giả, thực phẩm giảTháng 6/2013, Bộ công an Trung Quốc bắt giữ hơn 8200 nghi phạm kết quả ngoại hạng nga

Dầu ăn giả,ựcphẩmbẩnTrungQuốcBaogiờmớihếkết quả ngoại hạng nga thực phẩm giả

Tháng 6/2013, Bộ công an Trung Quốc bắt giữ hơn 8200 nghi phạm về an toàn thực phẩm. Cảnh sát đã phát hiện hơn 4.500 trường hợp liên quan đến hành vi vi phạm an toàn thực phẩm và đóng cửa khoảng 6.300 xưởng và các chợ chuyên sản xuất và buôn bán những mặt hàng kém chất lượng. Cảnh sát tịch thu hơn 150.000 sản phẩm trái phép bao gồm: dầu ăn giả, thịt, gia vị, sản phẩm chăm sóc sức khỏe, đồ uống có cồn, nước ngọt và các chất phụ gia bất hợp pháp.

Trung Quốc đã chứng kiến nhiều vụ bê bối về an toàn thực phẩm trong những năm gần đây. Đó là vụ bê bối liên quan đến việc pha trộn làm thịt cừu giả, trứng được bảo quản bằng đồng sulphate và gừng nhiễm hàm lượng thuốc trừ sâu cao càng khiến người dân lo lắng về chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm ở Trung Quốc. Trung Quốc từng có hơn 50 tấn thịt cừu giả chứa chất phụ gia gây ung thư đã bị phát hiện tại một nhà máy ở đông bắc Trung Quốc, làm dấy lên mối lo ngại về chất lượng an toàn thực phẩm. Toàn bộ số sản phẩm trên được tái chế từ thịt vịt ôi, mỡ cừu cùng nhiều chất phụ gia khác. Thịt cừu giả tại Trung Quốc

Thịt cừu giả tại Trung Quốc

Ngày 29 tháng 12 năm 2011, Trung Quốc đã ra lệnh thu hồi dầu ăn của 3 công ty tại Quảng Châu. Nguyên do là kết quả kiểm tra cho thấy những dầu ăn này chứa lượng aflatoxin (độc tố sản sinh từ nấm mốc) quá giới hạn cho phép và có thể gây ung thư.

Các sản phẩm dầu ăn bị thu hồi được sản xuất bởi 3 công ty tại Quảng Châu là: Fusheng, Manyi Peanut và Mabao. Các công ty này bị đóng cửa và bị thu hồi giấy phép hoạt động.

Aflatoxin là độc tố được sản sinh ra từ một loại nấm thường mọc trên các cây trồng như: ngũ cốc và đậu phộng. Hàm lượng cao của chất độc này có thể dẫn đến ung thư trên động vật.

Dầu ăn chứa nấm mốc

 Sữa, mỳ ăn liền nhiễm độc

Vụ lùm xùm trên một lần nữa dấy lên sự lo lắng của người dân Trung Quốc. Trước đó, hàng loạt sản phẩm của Tập đoàn sữa Mengniu được phát hiện chứa lượng lớn flavacin M1 - một chất có thể gây ung thư. Điều tra ban đầu cho thấy, sữa bị nhiễm độc là do thức ăn cho bò đã bị nấm mốc.

Ngày 20 tháng 11 năm 2013, cơ quan giám sát an toàn thực phẩm Trung Quốc cho biết các ản phẩm mì ăn liền Trung Quốc có chứa hàm lượng kim loại nặng vượt quá cho phép.

Mì ăn liền chứa hàm lượng kim loại cao

Ngay sau khi một số công ty mì ăn liền Đài Loan dính vào các vụ bê bối về an toàn thực phẩm, cơ quan chức năng  đã kiểm tra 129 gói dầu gia vị và hương vị rau của 67 loại mì ăn liền thuộc Master Kong và Uni-President, Nongshim, Jinmailang, Wugudaochang, thương hiệu Nissin và Doll.

Kết quả, hàm lượng thạch tín và arsenic hữu cơ chứa trong các gói mì lần lượt là 1phần triệu (ppm), 0,5 ppm và 0,1 ppm dưới tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, theo Cục Quản lý Thuốc và Thực phẩm Trung Quốc.

Bên cạnh việc bê bối thực phẩm tại Trung Quốc, Trung Quốc còn tuồn, đẩy sang Việt Nam khoảng 70% thịt bẩn qua các đầu nậu nhập lậu qua địa bàn tỉnh Lạng Sơn.

Nhiều mặt hàng thực phẩm đã chế biến hoặc còn tươi sống từ Trung Quốc như xúc xích, chả cá, nội tạng heo (nầm lợn), cá tầm, gà cay, khô hổ, bim bim… đang nhập lậu qua biên giới Lào Cai để tuồn vào nội địa Việt Nam tiêu thụ. Trong năm 2012, lực lượng chức năng ở Việt Nam đã tiêu hủy hơn 16.000 tấn thủy sản, thịt đông lạnh nhập lậu.

Mỹ Linh

Hàng Trung Quốc ở chợ vào siêu thị