【ajax đấu với az】Ký ức một thời “cô đỡ” đất Tân Ân

时间:2025-01-13 08:05:05来源:88Point 作者:World Cup

Báo Cà MauVới gương mặt phúc hậu, dáng dấp khoan thai, lời nói nhẹ nhàng, nếu không nghe được câu chuyện về cô khó ai hình dung người phụ nữ này đã từng vào sinh ra tử, cống hiến hết mình với lòng quả cảm của người chiến sĩ và sức chịu đựng, hy sinh to lớn của người mẹ, người vợ.

Với gương mặt phúc hậu, dáng dấp khoan thai, lời nói nhẹ nhàng, nếu không nghe được câu chuyện về cô khó ai hình dung người phụ nữ này đã từng vào sinh ra tử, cống hiến hết mình với lòng quả cảm của người chiến sĩ và sức chịu đựng, hy sinh to lớn của người mẹ, người vợ.

Cô là Dư Thị Phiến (Tư Phiến), sinh năm 1931 ở Ấp Thủ, xã Tam Giang Tây, huyện Ngọc Hiển. Cô sớm giác ngộ bởi quê hương cô có truyền thống cách mạng, cả gia tộc đều tham gia kháng chiến, 15 tuổi cô công tác thiếu nhi rồi cán bộ Xã đoàn. Thời điểm chuẩn bị Ðồng Khởi giặc bủa vây, bắn phá vùng giải phóng, cô Tư Phiến lúc đó đảm nhiệm công tác phụ nữ xã. Mới ở tuổi đôi mươi, cô tham gia nhiều cuộc đấu tranh trực diện ở các chi khu, đồn bót giặc ở huyện Năm Căn và vùng lân cận. Sau Ðồng Khởi, lực lựơng vũ trang ra đời, vai trò của cán bộ phụ vận càng quan trọng và rất nặng nề.

Vợ chồng bà Tư Phiến đang sống an nhàn cùng con cháu tại Phường 9, TP Cà Mau.  Ảnh: KHÁNH PHƯƠNG

Do yêu cầu cấp bách của điạ phương cần đào tạo cán bộ hộ sinh và y tá, cô được tổ chức đưa đi học lớp hộ sinh. Năm 1965, cô được điều về Văn phòng Huyện uỷ Duyên Hải, đến năm 1966 về cơ quan dân y huyện, nơi đây công việc rất đa đoan bởi ngoài bảo vệ sức khoẻ cho cán bộ Huyện uỷ, cô còn đảm trách y tế cho cán bộ trại giam và cả tù nhân.

Lúc này cô đã có 2 con, chồng là ông Ðặng Công Thường, cán bộ ngành quân giới, công tác xa, ít khi được gặp nhau. Lần về phép hiếm hoi, vợ chồng về thăm quê nhưng rủi ro thay chuyến đi ấy bị biệt kích phát hiện, chúng xả súng vào 2 vợ chồng và các con trên chiếc xuồng ba lá. Những loạt đạn oan nghiệt đã cướp đi mạng sống của đứa con trai 15 tháng tuổi, chồng cô bị thương nặng, cô may mắn thoát chết.

Khi bọn biệt kích rút đi, chồng cô được anh em du kích xã Năm Căn đưa vô quân y huyện Duyên Hải điều trị vết thương. Sáng hôm sau, bà con ở xã Hàm Rồng chèo xuồng ra chợ Cái Keo, thấy thi thể một đứa trẻ nổi lờ đờ ở kinh xáng Cái Ngay, biết con cô bị biệt kích bắn chết nên dùng dây buộc cháu bé vô gốc cây ven sông rồi ra chợ mua cao su đem về chôn cất giùm.

Một lần khác, cô mới sinh hơn 1 tháng nhưng phải đi công tác, đứa nhỏ gởi ở cơ quan, cô chở theo đứa con 2 tuổi cùng các đồng chí khác đi từ cơ quan dân y về trại giam của huyện. Trên xuồng chở tài liệu, vũ khí, thuốc men… Không ngờ bọn biệt kích đã ém quân sẵn, xuồng đến Kinh 17, xã Tam Giang, bọn biệt kích xả súng vào 2 chiếc xuồng. Khi người chèo xuồng trúng đạn, xuồng tròng trành giữa dòng nước chảy xiết. Người đồng đội là anh Ba Hoà đã bơi được gần tới bờ, nhìn thấy 2 mẹ con cô giữa sông, anh quyết định trở ra để cứu giúp.

Lúc đó Ba Hoà có thể chết ngay khi bọn biệt kích quay lại, nhưng tình đồng chí và lòng nhân ái anh quyết  đưa được 2 mẹ con vào bờ. Trong lúc nguy kịch nhưng tài liệu, vũ khí được bảo vệ an toàn. Trận này, một chiến sĩ cùng đi với cô hy sinh. Ba Hoà đưa 2 mẹ con vô bờ rồi tìm đường về cơ quan báo tin để được hỗ trợ.

Nhưng bọn biệt kích tiếp tục truy lùng, cô đi sâu vô rừng và bị mất phương hướng. Không cơm ăn, không nước uống, 2 mẹ con đói lả, không còn sức lực. Cô cố lần đến những căn chòi bỏ trống để xem còn vật gì có thể ăn đỡ lòng. Nghe đứa con gái vừa nói bập bẹ: “Má ơi con khát quá!” mà cô đứt từng đoạn ruột. Không còn cách nào, cô rót nước trong mấy cái chén bể quanh chòi để cho con gái đỡ khát. Bé bảo: "Má ơi nước mặn và hôi quá!". Những tiếng thỏ thẻ thắt lòng hơn 50 năm rồi cô còn nghe văng vẳng...

Do sinh non ngày tháng phải dầm nước, lội rừng nên cô bị băng huyết, con gái bị uống nược mặn nên tiêu chảy rất nguy kịch. Mấy ngày sau, nhờ đồng đội tìm gặp ứng cứu kịp thời nên 2 mẹ con đã vượt qua nguy hiểm. Thời điểm này, chồng cô đang thực hiện chiến dịch chống bình định ở huyện Thới Bình nên một thân một mình chống chọi với biết bao bất trắc nhưng không hề nao núng, không sợ hy sinh. Chưa bình phục cô đã quyết lòng trở về đơn vị để tiếp tục nhiệm vụ.

Sau đó, theo yêu cầu, tổ chức luân chuyển cô nhiều đơn vị khác. Ðến đâu cô cũng hết lòng hết sức phục vụ bệnh nhân, vừa cứu thương, vừa điều trị bệnh và hộ sinh. Hàng trăm đứa trẻ ra đời do bàn tay cô mụ Tư Phiến hết lòng nâng niu, giúp đỡ đều “mẹ tròn con vuông”. Cô không nhớ hết bao nhiều lần bị giặc ruồng bố, bỏ bom, biệt kích…, cái chết cận kề nhưng vẫn bảo vệ thương binh, chu toàn với sản phụ, cất giữ tài liệu, bảo vệ tài sản của Nhà nước chu đáo. Mặc cho hiểm nguy, vất vả, cô luôn làm tốt nhiệm vụ của một người đảng viên kiên trung, người thầy thuốc, người đồng đội hết lòng vì anh em, đồng chí. Bà con vùng căn cứ không thể nào quên sự tận tuỵ của người thầy thuốc, của bà mụ dịu hiền Tư Phiến, tình cảm đó còn giữ đến bây giờ.

Có những lúc tình hình chiến sự gay go, cô phải đem con gởi mỗi đứa một nơi để làm nhiệm vụ. Vợ chồng thành hôn đã 10 năm nhưng thời gian được ở bên nhau cộng chung chưa đến 90 ngày. Dù xa mặt nhưng không cách lòng, 2 người vẫn nỗ lực cống hiến cho cách mạng và hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.

Sau giải phóng, gia đình chưa được đoàn tụ vì phải tiếp tục nhiệm vụ mới. Cô chuyển về huyện Thới Bình làm trạm trưởng hộ sinh của một xã, chồng cô sang Campuchia làm nghĩa vụ quốc tế, là Phó Chủ nhiệm hậu cần tiền phương giữ cấp hàm đại uý. Thời điểm đó kinh tế hết sức khó khăn, trạm y tế không có lương chỉ là phụ cấp, mấy mẹ con lại vất vả mưu sinh. Cô vừa làm nhiệm vụ tại trạm, vừa phục vụ sản phụ quanh vùng. Những lần gặp ca đẻ khó, cô thức trắng để chăm sóc. Con còn nhỏ, nhà không có ai chăm, cô phải mang con theo nên con cô cũng chịu cảnh vất vả. Về sau, cô chuyển về công tác ở Trạm Y tế Phường 5, thị xã Cà Mau cho đến hết tuổi lao động.

 Cô công tác liên tục từ năm 15 tuổi, không quản ngại gian khổ, hy sinh, đối mặt với biết bao hiểm nguy vẫn không sờn lòng, nhưng hiện cô không được hưởng chế độ hưu trí do thời gian công tác ở trạm y tế xã tại huyện Thới Bình không được tính để hưởng chính sách. Biết là quá thiệt thòi nhưng cô không than phiền, oán trách, xem như mình đã làm tròn trách nhiệm công dân, cống hiến máu xương để giành tự do, độc lập hôm nay. Vợ chồng cô nuôi dạy các con nên người, hiện tham gia công tác ở một số ngành trong tỉnh. Ðối với bà con láng giềng, cô luôn chan hoà tình nghĩa, gia đình cô Tư Phiến rất tiêu biểu về nề nếp, lối sống văn hoá, được mọi người kính trọng. Tuổi cao sức yếu nhưng cô vẫn là chỗ dựa vững chắc cho con cháu, là nơi hội tụ niềm tin yêu của bạn bè, đồng chí thân thương./.

Ngọc Diễm

相关内容
推荐内容