当前位置:首页 > Nhận Định Bóng Đá

【xem truc tiep bóng đá】Tìm kiếm cơ hội xúc tiến thương mại, đầu tư, du lịch tại Nam Phi

Tìm kiếm cơ hội xúc tiến thương mại,ìmkiếmcơhộixúctiếnthươngmạiđầutưdulịchtạ<strong>xem truc tiep bóng đá</strong> đầu tư, du lịch tại Nam Phi
Đông đảo doanh nghiệp trên địa bàn TP. Đà Nẵng tham gia tìm hiểu thị trường tiềm năng Nam Phi

Phát biểu tại hội thảo, bà Kgomotso Ruth Magau - Đại sứ Cộng hòa Nam Phi tại Việt Nam cho biết, thương mại 2 chiều giữa Việt Nam - Nam Phi trong 20 năm qua đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, thương mại giữa 2 nước còn nhiều tiềm năng. Hội thảo là cơ hội để doanh nghiệp 2 bên học hỏi chia sẻ kinh nghiệm để nâng cao hiệu quả sản xuất, chuyển giao công nghệ, tạo ra nhiều hơn công ăn việc làm cho người dân 2 quốc gia.

Năm 2016, kim ngạch thương mại 2 chiều giữa Việt Nam - Nam Phi đạt 1,5 tỷ USD. Lãnh đạo Chính phủ 2 nước cũng đã thống nhất quyết tâm sớm đưa kim ngạch thương mại song phương lên mức 2 tỷ USD/năm và các biện pháp cụ thể để hiện thực hóa mục tiêu đó, trong đó có tăng cường trao đổi thông tin về chính sách, thị trường, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hai bên.

Hiện tại, Việt Nam mong muốn Nam Phi xem xét tăng cường nhập khẩu các sản phẩm nông sản, hàng thực phẩm chế biến, giày dép, dệt may, đồ gỗ… của Việt Nam và tạo điều kiện để các mặt hàng này được bày bán tại các hệ thống siêu thị đa quốc gia và nội địa của Nam Phi như Marko, Metro, Woolworth, Spar, Checker. Bên cạnh đó, Việt Nam và Nam Phi đang xúc tiến các hoạt động đàm phán để sớm ký kết MOU hợp tác về khoáng sản, trong đó có việc tạo điều kiện để doanh nghiệp Nam Phi thuận lợi trong việc xuất khẩu than sang Việt Nam, đáp ứng nhu cầu sử dụng than ở các nhà máy nhiệt điện của Việt Nam.

Về lĩnh vực kinh tế, hàng hóa của Việt Nam xuất sang Nam Phi rất đa dạng, chủ yếu là giày dép, dệt may, cà phê, gạo, sản phẩm đá quý và kim loại quý, gỗ và sản phẩm gỗ… Ngược lại, Việt Nam hiện đang nhập khẩu một lượng lớn sắt thép, các kim loại thường, hóa chất, nguyên liệu dẻo, bông sợi… từ Nam Phi.

Đối với hoạt động thương mại, thời gian qua, đại sứ quán Nam Phi đã thường xuyên tham gia xúc tiến thương mại thông qua các hội chợ được tổ chức tại khu vực miền Trung Việt Nam, đặc biệt là tại TP. Đà Nẵng. Bước đầu sự tham gia tích cực này đã mang lại hiệu quả nhất định khi đã đưa sản phẩm rượu vang, nước hoa quả CERES của Nam Phi đến với người tiêu dùng Việt Nam, và trở thành những thức uống rất được người dân Đà Nẵng ưa chuộng.

Theo thống kê của VCCI Đà Nẵng, hiện Đà Nẵng có 5 doanh nghiệp xuất khẩu sang Nam Phi, trong đó chủ yếu là bàn ghế gỗ ngoài trời, hàng thủ công mỹ nghệ, mây tre, hàng may mặc, đồ chơi, sợi vải…

Theo bà Trương Thị Kim Ánh – Phó Giám đốc VCCI Đà Nẵng, mặc dù sản phẩm, hàng hóa của Việt Nam và Nam Phi khá phù hợp với thị trường của nhau, tuy nhiên, do thiếu thông tin cũng như thiếu các kênh trao đổi giữa doanh nghiệp 2 nước khiến cho người tiêu dùng và doanh nghiệp Nam Phi chưa biết nhiều tới hàng hóa Việt Nam và ngược lại. Các sản phẩm thế mạnh của 2 nước chưa tìm được chỗ đứng tại nước còn lại do sự chậm chân và thiếu tích cực từ phía doanh nghiệp của cả hai nước.

Tại hội thảo, ông Trần Văn Miên, Phó Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng cho biết, hiện Đà Nẵng đã thiết lập quan hệ hữu nghị với 39 địa phương của 19 quốc gia và vùng lãnh thổ. Với mục tiêu xây dựng Đà Nẵng trở thành một trong những đô thị lớn của cả nước, là trung tâm kinh tế - xã hội của miền Trung, chính quyền thành phố luôn chú trọng công tác thu hút đầu tư, xúc tiến thương mại, không ngừng cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh và hoạch định các chính sách phù hợp nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nước ngoài, trong đó có các nhà đầu tư từ Nam Phi đến với Đà Nẵng. Hội thảo chính là dịp để các doanh nghiệp hai bên tiếp cận một cách trực quan về môi trường đầu tư cũng như những lợi thế, tiềm năng, định hướng của hai địa phương. Chính quyền TP. Đà Nẵng cam kết sẽ tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp Nam Phi đến tìm hiểu và đầu tư, kinh doanh tại TP. Đà Nẵng.

分享到: