【kq sheffield】Tạo sức bật cho phát triển nông nghiệp
Năm 2020,̣osứcbậtchopháttriểnnôngnghiệkq sheffield mặc dù gặp nhiều khó khăn về thời tiết và dịch bệnh, song lĩnh vực sản xuất nông nghiệp của huyện Thới Lai có bước phát triển ấn tượng. Kết quả này là nỗ lực của các cấp, các ngành và nhân dân, trong đó Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) huyện đã tham mưu và thực hiện nhiệm vụ rất tích cực.
Được sự hỗ trợ của Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện, người dân xã Trường Xuân đã xây dựng mô hình sản xuất lúa an toàn, với diện tích 1.000ha.
Theo đồng chí Phạm Thị Ngọc Bích, Bí thư Chi bộ, Trưởng Phòng NN&PTNT huyện, năm 2020, Chi bộ Phòng chỉ đạo đơn vị xây dựng kế hoạch cụ thể, phù hợp để tham mưu Huyện ủy và UBND huyện chỉ đạo đẩy mạnh thực hiện chương trình chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp theo hướng đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi, đầu tư phát triển hạ tầng phục vụ sản xuất có trọng điểm theo quy hoạch. Ðồng thời, chỉ đạo đưa cơ giới hóa vào sản xuất, xây dựng các mô hình kinh tế nông nghiệp có hiệu quả; đẩy mạnh hỗ trợ nhân dân áp dụng khoa học kỹ thuật, phòng chống dịch bệnh, bao tiêu nông sản...
Chi bộ Phòng đã chỉ đạo cán bộ, đảng viên, công chức và các đơn vị trực thuộc tổ chức 427 cuộc tập huấn, hội thảo về trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản cho hơn 8.200 lượt nông dân. Hướng dẫn nông dân xây dựng các mô hình khuyến nông, khuyến ngư, như: trình diễn giảm lượng giống gieo sạ trong quy trình “1 phải 5 giảm” sản xuất lúa bằng phương pháp cấy máy vụ Ðông Xuân, mô hình trình diễn phương pháp sạ khóm bằng máy, mô hình ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao trong sản xuất rau an toàn gắn với tiêu thụ sản phẩm...
Bên cạnh đó, Chi bộ Phòng chỉ đạo cán bộ, đảng viên, công chức thường xuyên phối hợp tổ chức thăm đồng để phát hiện sớm các dịch hại, kịp thời hướng dẫn nông dân phòng trừ hiệu quả; hướng dẫn nông dân lịch xuống giống, sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả; thực hiện tiêm phòng dịch bệnh cho gia súc, gia cầm, kiểm dịch chặt chẽ động vật và giết mổ... Chi bộ chỉ đạo cán bộ, đảng viên, công chức tuyên tuyền, vận động và hướng dẫn nông dân xây dựng mô hình sản xuất chuối theo hướng VietGAP; xây dựng thương hiệu sản xuất VietGAP cho nhãn Ido, sầu riêng, na Thái ở các xã Ðịnh Môn, Trường Thành và Trường Thắng…
Với sự tham mưu đắc lực của Phòng NN&PTNT, năm 2020, huyện Thới Lai xuống giống được 55.405ha, đạt 101,8% kế hoạch; tổng sản lượng được 356.887 tấn, đạt 107,2% kế hoạch. Trong đó, diện tích cánh đồng lớn được 13.000ha/vụ, có trên 50% diện tích cánh đồng lớn được doanh nghiệp bao tiêu, với mức giá cao hơn ngoài mô hình từ 200 đồng/kg. Chăn nuôi gia súc, gia cầm được 671.013 con, đạt 195% kế hoạch; diện tích thủy sản thả nuôi được 2.133ha, đạt 101,6% kế hoạch; diện tích rau màu được 2.946ha, đạt 111% kế hoạch. Ðặc biệt, huyện đã xây dựng được các mô hình 1.000ha sản xuất lúa an toàn ở xã Trường Xuân mang lại hiệu quả cho nông dân. Ông Nguyễn Văn Nam, nông dân ấp Trường Khương, xã Trường Xuân, nói: “Tôi có hơn 1ha ruộng. Ðược cán bộ Phòng NN&PTNT huyện, xã và doanh nghiệp tổ chức hướng dẫn kỹ thuật, tôi đã áp dụng đồng bộ các biện pháp từ làm đất, chăm sóc, quản lý dịch hại theo hướng sinh học, hữu cơ nên năng suất cao hơn, doanh nghiệp thu mua lúa với mức giá cao hơn từ 200-500 đồng/kg so với ngoài mô hình”.
Chi bộ Phòng NN&PTNT huyện Thới Lai tập trung công tác tuyên truyền, vận động, hỗ trợ nông dân tập huấn kỹ thuật, vay vốn, trợ giá giống cây trồng. Ông Trần Văn Ba, ấp Trường Phú, xã Trường Thắng, nói: “Ðược địa phương tập huấn kỹ thuật, hỗ trợ vay 30 triệu đồng và trợ giá giống cây trồng, tôi đã cải tạo 3 công vườn tạp để trồng na Thái”. Với nỗ lực hỗ trợ của cán bộ, đảng viên, công chức Phòng NN&PTNT huyện, các xã, thị trấn, năm 2020, nông dân toàn huyện đã chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cải tạo được 236ha vườn kém hiệu quả, chuyển sang trồng cây ăn trái có giá trị kinh tế cao, đạt 414% so với kế hoạch, nâng tổng số diện tích vườn cây ăn trái toàn huyện lên 2.337ha, trong đó có 1.466ha đang cho hiệu quả kinh tế.
Theo đồng chí Phạm Thị Ngọc Bích, năm 2021, chi bộ chỉ đạo đơn vị xây dựng kế hoạch sản xuất tham mưu sát thực tế. Ðồng thời, phối hợp với các ngành, đoàn thể đẩy mạnh hỗ trợ người dân trong sản xuất; xây dựng và nhân rộng các mô hình hiệu quả, như: sản xuất lúa an toàn, sản xuất rau quả trong nhà lưới, nuôi lươn không bùn... Ðặc biệt là thực hiện chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), các sản phẩm nông nghiệp có lợi thế ở mỗi xã, thị trấn, nhằm đạt được mục tiêu phát triển theo chuỗi, có truy xuất nguồn gốc sản xuất, tạo đầu ra ổn định.
Bài, ảnh: PHƯƠNG NAM
本文地址:http://app.marimbapop.com/html/323f799096.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。