Hiện cả nước ước tính có khoảng trên 210 DN tham gia sản xuất các loại linh kiện phụ tùng ô tô (bằng 1/5 so với Indonesia,ộTàichínhCânnhắcthậntrọngchínhsáchthuếđốivớiôtôkq anh b 1/8 so với Malaysia và 1/50 so với Thái Lan), với trên 26 nghìn lao động, tổng đầu tư khoảng 7.647 tỷ đồng. Sản phẩm chủ yếu là các linh kiện giản đơn, ít bí quyết công nghệ, có giá trị thấp trong cơ cấu NĐH sản phẩm.
Thực trạng chưa vui
Rà soát các vấn đề của ngành công nghiệp (CN) ô tô để báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính cho biết: Sau 7 năm thực hiện Quy hoạch (theo Quyết định 177/2004/QĐ-TTg) ngành CN ô tô trong nước đã đạt được một số kết quả nhất định. Số lượng các DN sản xuất lắp ráp ô tô phát triển khá nhanh, các dòng xe tải, xe buýt đã đáp ứng được trên 94% nhu cầu…
Tuy nhiên, điểm yếu nhất của ngành CN ô tô hiện nay là tỷ lệ giá trị sản xuất trong nước rất thấp (xe dưới 9 chỗ chỉ đạt 15%; xe trên 10 chỗ đạt 30-40%, trong khi mục tiêu đề ra là 50-60%). Đặc biệt, những chi tiết, linh kiện quan trọng nhất như động cơ, hộp số, cụm chuyển động đều chưa sản xuất được. Hiện năng lực sản xuất của các DN sản xuất ô tô trong nước theo thiết kế khoảng 458.000 xe/năm (xe tải 215.000 xe/năm; xe đến 9 chỗ 197.000 xe/năm; còn lại xe khách và xe chuyên dụng), song sản lượng tiêu thụ lại đạt rất thấp. Năm 2012, tổng sản lượng tiêu thụ của các thành viên thuộc Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) chỉ đạt trên 72.000 xe (giảm 33% so với năm 2011).
Trong khi đó lượng xe NK nguyên chiếc lại có tốc độ tăng trưởng khá cao trong thời gian qua. Số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy, giai đoạn 2006-2010, tăng trưởng bình quân của ô tô NK là 20,64% về lượng và 23,92% về giá trị, cao gần gấp đôi so với tăng trưởng bình quân sản lượng xe trong nước (11,36%). Trong đó, ô tô dưới 9 chỗ ngồi có tốc độ tăng trưởng bình quân cao nhất 51,65%/năm.
Thực tế này dẫn tới giá bán xe trong nước hiện đang rất cao. Đầu tư vào sản xuất linh kiện, phụ tùng ngày càng giảm. Các DN không chú trọng tăng tỉ lệ nội địa hóa (NĐH) như cam kết khi bỏ vốn đầu tư và chuyển sang lắp ráp đơn giản, NK xe nguyên chiếc để kinh doanh thương mại.
Chính sách thuế sẽ ra sao?
Với mục tiêu hỗ trợ phát triển ngành CN phụ trợ, không làm tăng giá bán ô tô, điều tiết lượng xe NK, phù hợp cam kết hội nhập, báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính đã đưa ra một số định hướng chính sách thuế đối với ngành sản xuất lắp ráp ô tô trong thời gian tới.
Quan điểm của Bộ Tài chính là chính sách thuế NK với xe nguyên chiếc sẽ được cân nhắc thận trọng, không làm ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất ô tô trong nước, đồng thời vẫn tạo sức ép để giảm giá bán ô tô. Cụ thể, lộ trình giảm thuế theo các Hiệp định FTA đã được Bộ Tài chính ban hành tại các Thông tư công bố các Biểu thuế ưu đãi đặc biệt với các mức thuế trong 3 năm (2012, 2013, 2014).
Từ năm 2015 trở đi, Bộ Tài chính sẽ trao đổi cụ thể với các bộ, hiệp hội có liên quan trước khi trình Thủ tướng Chính phủ. Đối với loại xe hạn chế tiêu dùng (chủ yếu xe dưới 9 chỗ) duy trì mức thuế cao bằng cam kết WTO (năm 2013 là 74% và sẽ giảm xuống 47% và 52% vào năm 2019). Đối với xe nguyên chiếc đã qua sử dụng, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục duy trì mức thuế cao nhất đang thực hiện. Tuy nhiên, khi thuế suất thuế NK xe nguyên chiếc giảm theo cam kết WTO thì thuế NK cho xe cũ cũng giảm theo.
Đối với linh kiện, phụ tùng ô tô NK: Hiện thuế suất tính trung bình cho cả bộ linh kiện (CKD) đối với xe dưới 9 chỗ là 18-20% trong khi thuế suất thuế NK xe nguyên chiếc là 74% (trước đây thuế bộ linh kiện là 15% và xe nguyên chiếc là 100%). Trong thời gian tới tuy thuế NK của xe nguyên chiếc giảm theo cam kết nhưng theo Bộ Tài chính, thuế suất NK của bộ linh kiện vẫn duy trì ở mức trung bình 18-20%. Bộ Tài chính cho rằng, hiện nay các DN chủ yếu NK linh kiện, phụ tùng dạng CKD, tỉ lệ NĐH thấp, nếu giảm thuế linh kiện tương ứng với thuế xe nguyên chiếc thì sẽ không khuyến khích DN đầu tư vào CN phụ trợ.
Theo đó, các linh kiện phụ tùng của xe dưới 9 chỗ cơ bản đều quy định mức thuế suất cao nhất bằng mức trần cam kết WTO (trừ loại linh kiện có tính chất lắp lẫn) và tiếp tục được duy trì mức cao nhất; các linh kiện có tên trong Danh mục ngành CN phụ trợ sẽ được điều chỉnh theo hướng tăng lên mức thuế suất cao nhất. Các linh kiện không thuộc 2 loại này thì sẽ quy định mức thuế suất thấp nhằm giảm chi phí cho sản xuất ô tô trong nước.
Liên quan đến chính sách các loại thuế, phí, lệ phí khác, Bộ Tài chính cho biết thuế GTGT hiện đang ở mức thấp so với khu vực và thế giới (10%) nên sẽ không thay đổi; Thuế TTĐB trong thời gian tới sẽ nghiên cứu theo định hướng đã nêu (tại Chiến lược cải cách Thuế giai đoạn 2011-2020) là xây dựng lộ trình điều chỉnh thuế đối với một số mặt hàng để điều tiết tiêu dùng, theo đó các mặt hàng chịu thuế TTĐB sẽ được nghiên cứu và cân đối tổng thể.
Đối với phí hạn chế phương tiện cá nhân, Thủ tướng Chính phủ cũng đã đồng ý với đề xuất của Bộ Tài chính là không thu loại phí này. Mức lệ phí trước bạ đối với ô tô dưới 9 chỗ ngồi cũng đã được quy định thống nhất từ 10-20%; các loại xe khác là 2%.
Nguyễn Hà