【kết quả bóng đá schalke】Vì sao dự án trọng điểm quốc gia cần tăng vốn đầu tư công lên 30.000 tỷ?
Vì sao dự án trọng điểm quốc gia cần tăng vốn đầu tư công lên 30.000 tỷ?ìsaodựántrọngđiểmquốcgiacầntăngvốnđầutưcônglêntỷkết quả bóng đá schalke
(Dân trí) - Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẳng định, việc nâng quy mô vốn đầu tư công của dự án quan trọng quốc gia gấp 3 lần, lên 30.000 tỷ đồng, để phân cấp mạnh mẽ hơn trong quản lý đầu tư công.
Phân cấp quản lý đầu tư công
Thảo luận tại tổ về dự án Luật Đầu tư công sửa đổi, đại biểu Quốc hội đề nghị làm rõ hơn về nguyên nhân, căn cứ của đề xuất nâng quy mô dự án quan trọng quốc giagấp 3 lần (từ 10.000 tỷ đồng lên 30.000 tỷ đồng), quy mô dự án nhóm A, nhóm B, nhóm C gấp 2 lần.
Về vấn đề này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, tiêu chí dự án quan trọng quốc gia sử dụng vốn đầu tư công từ 10.000 tỷ đồng trở lên đã được quy định từ năm 1997, được kế thừa và quy định tại Luật Đầu tư công năm 2014 và giữ nguyên tại Luật Đầu tư công năm 2019.
Như vậy, sau 27 năm triển khai, tiêu chí này chưa được điều chỉnh.
Đến nay, trong bối cảnh quy mô nền kinh tếđã tăng hơn 10 lần so với năm 2000 và tăng hơn 2,5 lần so với năm 2013; tổng chi ngân sách nhà nước giai đoạn 2013-2024 tăng gần 3 lần; trượt giá bình quân hàng năm từ năm 2000 khoảng 3%/năm và dự kiến hiệu lực của luật từ 5-10 năm; Bộ này cho rằng việc nâng quy mô các nhóm dự án là phù hợp với thực tiễn và diễn biến vận động của nền kinh tế.
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, việc nâng quy mô vốn đầu tư công của dự án quan trọng quốc gia lên 30.000 tỷ đồng (gấp 3 lần) để phân cấp mạnh mẽ hơn trong quản lý đầu tư công.
Đối với các dự án nhóm A, nhóm B, nhóm C, Bộ cho rằng, việc tăng quy mô vốn đầu tư công lên 2 lần là phù hợp với khả năng hoàn thành dự án theo thời gian bố trí vốn thực hiện dự án (dự án nhóm A 6 năm, nhóm B 4 năm, nhóm C 3 năm).
Trong giai đoạn 2021-2025, Quốc hội đã quyết nghị chủ trương đầu tư 10 dự án quan trọng quốc gia, trong đó có 9 dự án có quy mô trên 10.000 tỷ đồng. Trong số 9 dự án này, có 5 dự án có quy mô trên 30.000 tỷ đồng.
Trong giai đoạn 2026-2030, tổng hợp sơ bộ các dự án cần triển khai theo các Nghị quyết của Bộ Chính trị, có khoảng 40 dự án có quy mô trên 10.000 tỷ đồng, trong đó có khoảng 30 dự án có quy mô trên 30.000 tỷ đồng.
Như vậy, Bộ này cho biết khi nâng quy mô dự án quan trọng quốc gia lên mức trên 30.000 tỷ đồng thì số lượng dự án cần trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư vẫn còn rất nhiều, chưa kể các dự án khác phát sinh trong kỳ kế hoạch đầu tư công trung hạn thuộc thẩm quyền quyết định của Quốc hội.
"Không bó cứng" danh mục kế hoạch trung hạn
Về phân cấp điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương từ Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho Thủ tướng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, việc phân cấp này sẽ giúp giảm được 5 bước, từ 11 bước xuống 6 bước (giảm 3 bước trong nội bộ Chính phủ, giảm 2 bước tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội).
Ngoài ra việc này giúp giảm thời gian 3-4 tháng trong việc thực hiện quy trình điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn so với quy định hiện hành.
Việc điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn có thể được thực hiện rất linh hoạt, triển khai ngay khi phát sinh nhu cầu của các bộ, cơ quan trung ương và địa phương, không phải đợi để tổng hợp thành đợt mới báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Qua đó, việc điều chỉnh trên sẽ tạo sự linh hoạt, chủ động cho Thủ tướng Chính phủ và các bộ, cơ quan trung ương và địa phương trong việc điều chỉnh kế hoạch phù hợp với yêu cầu thực tế.
Mặt khác, việc phân cấp này cũng đồng bộ với quy định về việc "không bó cứng" danh mục kế hoạch trung hạn.
Theo đó, nếu đã cho phép Thủ tướng Chính phủ quyết định bổ sung dự án mới so với danh mục dự kiến đã báo cáo Quốc hội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị cũng cần có cơ chế để Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh kế hoạch vốn giữa các bộ, cơ quan trung ương và địa phương để bổ sung nguồn lực thực hiện dự án mới này.
Đồng thời, tại dự thảo luật cũng đang quy định trách nhiệm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong việc báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc điều chỉnh kế hoạch tại Phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội gần nhất.
Theo Bộ này, những quy định trên của dự án luật sẽ tiếp tục cụ thể hóa việc chuyển đổi phương thức quản lý từ "tiền kiểm" sang "hậu kiểm", đồng thời bảo đảm vai trò giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội.
(责任编辑:World Cup)
- ·Thời tiết Hà Nội 3 ngày tới: Mưa rào, nắng nóng trở lại
- ·Danh tính người Trung Quốc và 5 công nhân tử vong trong vụ nổ lò hơi
- ·Ông Lê Minh Trí: Viện KSNDTC khởi tố mới 36 vụ về xâm phạm hoạt động tư pháp
- ·Chủ động dự báo, cảnh báo sớm và dài hạn để ứng phó thời tiết cực đoan
- ·Trèo lên mái tôn nhặt bóng, một học sinh bị điện giật tử vong
- ·Hy hữu: Người đàn ông bị lợn cắn rách cơ quan sinh dục
- ·Vụ nổ lò hơi 6 người tử vong: Đã phát hiện trục trặc và sửa chữa trước tai nạn
- ·Thời tiết Hà Nội 3 ngày tới: Nắng nóng đỉnh điểm 41 độ, rồi đón không khí lạnh
- ·Bộ Công an: 'Tên gọi thẻ căn cước tạo tiền đề cho việc hội nhập quốc tế'
- ·Bộ Y tế đề xuất cấm thuốc lá điện tử, Bộ Công Thương lại muốn hợp pháp hóa
- ·TP Lai Châu: 6 tháng đầu năm tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công đạt gần 43%
- ·Sau mưa đầu mùa, xác cá chết lẫn rác thải nổi đầy kênh Nhiêu Lộc
- ·Dự báo thời tiết 4/5/2024: Mưa rào ở Tây Nguyên và Nam Bộ, sắp hết đợt nắng gắt
- ·Dự báo thời tiết 4/5/2024: Mưa rào ở Tây Nguyên và Nam Bộ, sắp hết đợt nắng gắt
- ·Nhận định, soi kèo Biskra vs Mecheria, 22h00 ngày 6/1: Xốc lại tinh thần
- ·Công binh Việt Nam xây doanh trại thông minh đầu tiên tại Phái bộ Liên Hợp Quốc
- ·Nghệ An đôn đốc việc cung cấp hồ sơ dự án trồng cây xanh theo yêu cầu Bộ Công an
- ·Đề nghị Trung Quốc cử lực lượng, phương tiện tìm kiếm giúp 10 ngư dân Việt Nam
- ·Cải thiện môi trường kinh doanh để "giữ chân" nhà đầu tư
- ·Dự báo thời tiết 8/5/2024: Nam Bộ nắng nóng kéo dài