【kết quả zhejiang】Không có chuyện điều hành giá có lợi cho doanh nghiệp

作者:Cúp C1 来源:Nhận Định Bóng Đá 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-26 16:27:44 评论数:

xăng dầu

Giá xăng dầu tính theo chu kỳ bình quân là 15 ngày,ôngcóchuyệnđiềuhànhgiácólợichodoanhnghiệkết quả zhejiang không phải giá thế giới giảm là giá trong nước phải giảm ngay. Ảnh: T.T.

Bộ Tài chính cho biết, giá xăng dầu hiện điều hành theo cơ chế thị trường và để góp phần bình ổn giá mặt hàng nhạy cảm này, liên Bộ Công thương- Tài chính đã nhiều lần quyết định trích Quỹ Bình ổn giá để chỉ tăng ở mức độ vừa phải, cho nên không có chuyện điều hành “chỉ có lợi cho doanh nghiệp”.

Can thiệp Quỹ để bình ổn giá

Cử tri thành phố Đà Nẵng cho rằng, giá xăng khi tăng thì 2- 3 nghìn đồng nhưng khi giảm chỉ vài trăm đồng, số lần tăng nhiều hơn rất nhiều số lần giảm và việc quản lý giá xăng, dầu như vậy chỉ làm lợi cho doanh nghiệp, do đó, đề nghị Chính phủ chỉ đạo xem xét lại vấn đề này.

Bộ Tài chính cho biết, hiện nay, việc điều hành giá xăng dầu trong nước thực hiện theo quy định tại Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 3/9/2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu. Theo đó, “giá bán xăng dầu được thực hiện theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước". Xăng dầu là mặt hàng quan trọng, thiết yếu, thuộc danh mục bình ổn giá. Trong nhiều thời điểm khi giá thế giới tăng cao, lẽ ra giá xăng dầu trong nước cần phải điều chỉnh tăng để bù đắp hết phần chênh lệch này.

Tuy nhiên, giá trong nước hoặc là không điều chỉnh tăng hoặc chỉ tăng một phần chứ không phải tăng toàn bộ phần chênh lệch giữa giá cơ sở tại thời điểm tính toán và mức giá bán hiện hành; phần chênh còn lại được bù đắp từ Quỹ Bình ổn giá. Khi Quỹ Bình ổn giá đã sử dụng hết mà giá xăng dầu thế giới vẫn tăng, thì buộc phải tăng giá xăng dầu trong nước tương ứng.

Mặt khác, khi giá xăng dầu thế giới giảm (vẫn phải tính theo chu kỳ bình quân là 15 ngày theo quy định, không phải giá thế giới giảm tính theo từng ngày và giá trong nước phải giảm ngay), việc điều hành giá xăng dầu trong nước trước hết phải cân nhắc các công cụ đã sử dụng trước đó. Ví dụ như giảm một phần hoặc ngừng sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu.

Theo Bộ Tài chính, việc điều hành giá xăng dầu đã công khai, minh bạch và nhất quán theo cơ chế giá thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Giá trong nước cơ bản bám sát diễn biến giá thế giới, đảm bảo chia sẻ hài hòa lợi ích giữa nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng.

Liên Bộ Công thương - Tài chính điều hành công bố giá cơ sở kết hợp việc trích lập và chi sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu để kiềm chế việc tăng giá nhằm kiểm soát lạm phát và không gây ảnh hưởng lớn đến người tiêu dùng. Ví dụ trong năm 2017, với diễn biễn thị trường xăng dầu thế giới có xu hướng tăng là chủ yếu, giá xăng dầu trong nước được điều chỉnh 24 lần; có tăng, có giảm theo các chu kỳ điều hành (ví dụ: 10 lần tăng, 9 lần giảm, 5 lần giữ ổn định đối với mặt hàng xăng).

Quán triệt nguyên tắc công khai, minh bạch, Bộ Công thương đều công khai diễn biến giá xăng dầu thế giới, giá cơ sở và nguyên tắc, sự cần thiết của việc điều hành giá xăng dầu. Bộ Tài chính cũng công khai thường xuyên tình hình trích lập, sử dụng Quỹ Bình ổn giá của từng doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối từ năm 2013 cho đến nay để người dân biết, giám sát.

Kiểm soát lạm phát theo mục tiêu

Cử tri tỉnh Bình Định cho rằng, Chính phủ đã đảm bảo chính sách an sinh xã hội, một số mặt hàng thiết yếu giảm giá. Tuy nhiên, Chính phủ cần có giải pháp hiệu quả hơn kiểm soát giá cả thị trường, nhất là đối với những mặt hàng tác động trực tiếp đến đời sống của nhân dân.

Bộ Tài chính cho biết, năm 2017 Chính phủ đã hoàn thành mục tiêu kiểm soát lạm phát do Quốc hội đề ra trong điều kiện có nhiều áp lực lên mặt bằng giá. Chính phủ đã chỉ đạo theo dõi sát, điều hành giá chủ động, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ giữa chính sách tiền tệ với chính sách tài khóa và các chính sách vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Công tác quản lý, điều hành giá đã có sự phối hợp điều hành chặt chẽ, chủ động giữa các bộ, ngành và cơ quan quản lý vĩ mô thông qua hoạt động của Ban Chỉ đạo điều hành giá, đặc biệt là sự chỉ đạo kịp thời của Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng – Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá, hoạt động của Tổ công tác vĩ mô, Tổ điều hành thị trường trong nước...

Bộ Tài chính với chức năng là cơ quan giúp Chính phủ thực hiện quản lý Nhà nước về giá chung trên phạm vi cả nước, cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo điều hành giá đã phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương trong công tác quản lý, điều hành và bình ổn thị trường giá cả theo quy định của Luật Giá, xây dựng các kịch bản điều hành giá các mặt hàng quan trọng, thiết yếu trong từng giai đoạn, kịp thời tham mưu cho Chính phủ các giải pháp phù hợp để bình ổn giá cả thị trường, kiểm soát lạm phát.

Năm 2018, Quốc hội đã đề ra chỉ tiêu tốc độ tăng giá tiêu dùng bình quân năm khoảng 4%. Dự báo, năm 2018 có nhiều yếu tố gây áp lực lên mặt bằng giá như xu hướng tăng giá xăng dầu thế giới, việc điều chỉnh giá một số mặt hàng thiết yếu theo lộ trình thị trường, giá một số mặt hàng thực phẩm (thịt lợn) tăng... Mặc dù vậy, trên cơ sở đánh giá các yếu tố có thể tác động lên mặt bằng giá năm 2018, Chính phủ quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ kiểm soát lạm phát theo chỉ tiêu của Quốc hội đề ra./.

Minh Anh

最近更新