您现在的位置是:Cúp C1 >>正文

【tỷ lê cá cược bóng đá trực tuyến】Tình hình Biển Đông: Bao giờ kiện Trung Quốc ra tòa?

Cúp C16人已围观

简介Trong suốt 75 ngày đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo, đã có nhiều câu h ...

Trong suốt 75 ngày đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo,ìnhhìnhBiểnĐôngBaogiờkiệnTrungQuốcratòtỷ lê cá cược bóng đá trực tuyến đã có nhiều câu hỏi được đặt ra xoay quanh vấn đề vì sao Việt Nam có đầy đủ chứng cớ, cơ sở pháp lý về chủ quyền với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa nhưng lại chưa đệ đơn kiện Trung Quốc. Sự kiện Philippines kiện Trung Quốc vi phạm chủ quyền ra tòa án quốc tế càng làm dấy lên nhiều băn khoăn về thời điểm Việt Nam sẽ chọn để kiện Trung Quốc.

Trung Quốc rút giàn khoan có ảnh hưởng đến thời điểm Việt Nam kiện Trung Quốc?

Trả lời phỏng vấn trong buổi giao lưu trực tuyến trên báo chí về vấn đề này, Thạc sĩ Hoàng Việt - Giảng viên ĐH luật, thành viên ban nghiên cứu luật biển thuộc Liên đoàn luật sư Việt Nam đánh giá quyết định kiện Trung Quốc của Philippines là một quyết định dũng cảm. Tuy nhiên, ông cho rằng cần phải nắm rõ hơn về các tình tiết của vụ kiện bởi sự thật là vụ kiện đã kéo dài vài năm, và vẫn chưa ai dám chắc về khả năng thắng kiện của Philippines. Bởi vậy, Việt Nam vẫn còn đang cân nhắc và tham vấn ý kiến của các chuyên gia quốc tế cho khả năng khởi kiện. Đồng thời, quyết định kiện và kiện vào thời điểm nào để Việt Nam giành được nhiều lợi thế nhất sẽ thuộc về các lãnh đạo cao cấp của chúng ta.

 

Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương 981 ra khỏi Biển Đông Việt Nam

Sự kiện Trung Quốc rút giàn khoan đang thu hút sự quan tâm của dư luận. Ảnh minh họa

Để làm rõ hơn câu hỏi về việc Việt Nam sẽ dựa trên cơ sở pháp lý nào để kiện Trung Quốc, ông Việt cho biết thêm, nhiều khả năng Việt Nam chỉ có thể sử dụng một tòa trọng tài được thành lập theo phụ lục VII của công ước luật biển năm 1982 do Trung Quốc luôn từ chối việc giải quyết tranh chấp thông qua biện pháp tòa án quốc tế. 

Cần đưa tình hình Biển Đông và chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa vào hệ thống sách giáo khoa Việt Nam

Có một sự thật là nhân dân Trung Quốc luôn tin rằng hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của họ do cách tuyên truyền, phổ biến tư tưởng một cách lệch lạc của chính phủ nước này. Nhiều năm qua, Trung Quốc đã sử dụng sách giáo khoa từ bậc phổ thông cho đến bậc đại học như một công cụ tuyên truyền “chủ quyền lịch sử của Trung Quốc ở biển Đông” cũng như cái gọi là "Tây Sa" và "Nam Sa". Đây là việc làm rất nguy hiểm vì nó làm cho người dân Trung Quốc và thế hệ trẻ Trung Quốc không hiểu rõ được sự thật của lịch sử và không thấy rõ được chính sách bá quyền của nhà nước Trung Quốc.

Do đó, việc đưa các kiến thức về chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa vào trong hệ thống sách giáo khoa Việt Nam từ bậc phổ thông đến bậc đại học là một việc làm rất quan trọng, rất cần thiết và cần phải làm ngay. Trách nhiệm này thuộc về Bộ Giáo dục và Đào tạo. Nếu không làm được điều này, chúng ta sẽ mất chủ quyền từ trong nhận thức cho đến thực địa.

 

Bản đồ

Bản đồ “đường lưỡi bò” mà Trung Quốc phát hành khiến tình hình Biển Đông "dậy sóng". Ảnh minh họa

Thạc sĩ Hoàng Quốc Việt cũng khẳng định, việc nhận thức sai lệch của người dân Trung Quốc là một bài toán khó nhưng không phải không có cách giải. Theo ông, để giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ như trường hợp Hoàng Sa và Trường Sa thì cho đến nay biện pháp giải quyết hòa bình, tuân thủ luật pháp quốc tế là biện pháp được ưu tiên. Pháp luật quốc tế đóng một vai trò quan trọng trong việc cung cấp pháp lý để các quốc gia dựa vào đó mà thực hiện. Tuy nhiên, việc bảo vệ chủ quyền lại cần rất nhiều lĩnh vực cả về kinh tế, chính trị, quân sự... Thêm vào đó, cần kết hợp với việc tuyên truyền với thế giới về những bằng chứng thuyết phục chứng minh chủ quyền của Việt Nam với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.

Trung Quốc rút giàn khoan nhờ chính sách đấu tranh mềm dẻo nhưng không nhu nhược của Việt Nam

Nhìn lại lịch sử dân tộc, trong lời phát động Toàn quốc kháng chiến ngày 19/12/1946, Bác Hồ có viết “"... ta càng nhún nhường giặc Pháp càng lấn tới...” như một cách khẳng định tư tưởng bảo vệ đến cùng từng tấc đất của Tổ quốc theo như lời dạy của vua Trần năm nào "... Kẻ nào dâng chỉ 1 tấc đất cho giặc thì phải tru di tam tộc...". Thực hiện lời dạy đó, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra nhiều chính sách với phương châm mềm dẻo về chiến lược, nhất quán về tư tưởng để phản đối hành động ngang ngược vi phạm chủ quyền Việt Nam của Trung Quốc. 

 

Phong trào phản đối Trung Quốc vi phạm chủ quyền Việt Nam diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới

Dư luận trong và ngoài nước phản đối Trung Quốc vi phạm chủ quyền Việt Nam phần nào gây sức ép buộc Trung Quốc rút giàn khoan. Ảnh minh họa

Tuy nhiên, một bộ phận người dân còn chưa hiểu rõ, hiểu đúng về những phương cách hòa bình hữu nghị đàm phán với Trung Quốc của Đảng và Chính phủ. Làm rõ hơn về vấn đề này và để người dân có cái nhìn toàn cảnh đúng đắn, nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc đã có những phân tích sâu sắc. Với một dân tộc mà bề dày lịch sử được tính bằng chiều dài của các cuộc chiến tranh vệ quốc cộng lại như ở Việt Nam, hệ quả của các cuộc chiến tranh để lại cho đến ngày nay vẫn chưa khắc phục hết.

Đó là lý do vì sao nhân dân ta trân trọng hòa bình và cái giá để có được hòa bình. Vì vậy, những biện pháp hòa bình mà Việt Nam đã sử dụng để đấu tranh với Trung Quốc trong thời gian qua là phù hợp với nguyện vọng của nhân dân trong nước và quốc tế, đồng thời cũng phù hợp với xu thế giải quyết tranh chấp bằng hòa bình hiện nay. Nhà nghiên cứu cũng nhấn mạnh, lịch sử nhiều ngàn năm của đất nước đã chứng minh Việt Nam là một dân tộc yêu chuộng hòa bình, nhưng nếu cần phải tiến hành chiến tranh để bảo vệ nền hòa bình, độc lập dân tộc, thống nhất đất nước và toàn vẹn lãnh thổ thì Việt Nam không ngại hy sinh.

Minh Thùy (tổng hợp)

 

Tin bão Rammasun ngày 16/7: Tính toán phương án đảm bảo an toàn tàu thuyền trên biển Đông

Tags:

相关文章