【bóng đá trực tuyến 91】Nâng sức cạnh tranh cho nông sản
Khoa học kỹ thuật và đặc biệt là công nghệ cao là chìa khóa để tăng năng suất,ứccạnhtranhchonngsảbóng đá trực tuyến 91 chất lượng và giá trị nông sản. Điều đó còn mang tầm quan trọng hơn khi trong sản xuất nông nghiệp kết hợp giữa ứng dụng công nghệ gắn với truy xuất nguồn gốc và bao tiêu sản phẩm sẽ giúp cho sản xuất nông nghiệp hướng tới sự bền vững hơn.
Mô hình sản xuất dưa lưới ở HTX Thuận Phát đã đạt chứng nhận GlobalGAP và có liên kết tiêu thụ sản phẩm.
Xây dựng nhiều mô hình hiệu quả
Trong bối cảnh cuộc cách mạng 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ, chuyển từ nền nông nghiệp hóa học sang nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp thông minh, phát triển dịch vụ và các ngành công nghiệp chế biến, công nghiệp phụ trợ nông nghiệp,... đặt ra cho ngành nông nghiệp Hậu Giang phải có sự đổi mới mạnh mẽ để phát triển. Do đó, trong xây dựng mô hình canh tác về nông nghiệp để chuyển giao đến người nông dân, ngành nông nghiệp luôn quan tâm đến những mô hình ứng dụng công nghệ, sản phẩm nông nghiệp đạt tiêu chuẩn an toàn và gắn với truy xuất nguồn gốc, liên kết bao tiêu đầu ra hướng tới phục vụ tốt cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, ổn định sản xuất nông nghiệp, hướng tới sự bền vững.
Với tầm quan trọng của khoa học công nghệ và nhu cầu tiêu dùng trong nước, cũng như xuất khẩu ngày cao và đòi hỏi khắt khe về sản phẩm an toàn, phải truy nguyên được nguồn gốc nên những năm gần đây từ các nguồn kinh phí khuyến nông ngành nông nghiệp Hậu Giang luôn quan tâm xây dựng những mô hình hướng tới những sản phẩm nông nghiệp phải đạt những tiêu chuẩn an toàn như VietGAP, GlobalGAP và phải có mã số vùng trồng. Vì vậy, thời gian qua Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ nông nghiệp tỉnh đã xây dựng và thực hiện thành công và có hiệu quả mô hình “sản xuất chanh không hạt theo tiêu chuẩn VietGAP gắn với liên kết chuỗi nâng cao giá trị sản phẩm” với diện tích chứng nhận VietGAP và đạt luôn GlobalGAP là 29,4ha. Đồng thời, sản phẩm chanh không hạt được bao tiêu toàn bộ để doanh nghiệp xuất khẩu với giá bao tiêu cao hơn thị trường 1.000 đồng/kg và giá trị lợi nhuận tăng thêm gần 20 triệu đồng/ha.
Song song đó, còn xây dựng và thực hiện mô hình “Tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh nấm rơm trong nhà và phân hữu cơ theo chuỗi giá trị”. Với mô hình này đã tận dụng phụ phẩm trong canh tác lúa để trồng nấm rơm theo kỹ thuật tiên tiến là trồng trong nhà có gắn thiết bị cảm biến nhiệt độ, phun sương và kiểm soát được dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, giúp tăng thêm thu nhập nông hộ. Ngoài ra, khi phụ phẩm rơm rạ sau chất nấm được tận dụng để ủ phân hữu cơ bón lại cho cây trồng, tránh lãng phí và góp phần bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, sản phẩm nấm rơm làm ra được liên kết với doanh nghiệp tạo thành chuỗi liên kết giúp ổn định đầu ra, nông dân an tâm canh tác. Mô hình đã mang lại thu nhập cho nông dân trên 100 triệu đồng/năm/100m2nhà trồng nấm và trừ chi phí nông dân còn lợi nhuận trên 80 triệu đồng/năm/100m2nhà trồng nấm.
Theo Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ nông nghiệp Hậu Giang, đơn vị còn xây dựng mô hình sử dụng thiết bị bay không người lái (drone) phun thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp; xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất rau, màu an toàn, trồng dưa lưới; mô hình xây dựng nhãn mác, bao bì; xúc tiến, quảng bá và giới thiệu sản phẩm. Những mô hình cho khuyến nông đô thị; xây dựng nhiều mô hình canh tác áp dụng những tiến bộ kỹ thuật mới, tạo ra những sản phẩm đạt chất lượng an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn VietGAP; mô hình chăn nuôi dê tận dụng nguồn phụ phẩm từ mít; mô hình chuỗi sản xuất nông nghiệp tuần hoàn; mô hình nuôi gà đẻ trứng an toàn sinh học gắn liên kết chuỗi giá trị và truy xuất nguồn gốc...
Ông Võ Xuân Tân, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ nông nghiệp Hậu Giang, cho biết: Sẽ nghiên cứu xây dựng các mô hình canh tác cây ăn trái ứng dụng công nghệ cao gắn với cơ giới hóa nhằm tăng năng suất, giảm chi phí nhằm hạ giá thành để đủ sức cạnh tranh. Khuyến cáo các địa phương thành lập các hợp tác xã sản xuất cây ăn trái đủ lớn, mạnh để tự tìm kiếm và ký kết các hợp đồng liên kết sản xuất, tiêu thụ hoặc tự xuất khẩu sản phẩm của hợp tác xã mình sản xuất được, nhằm tránh việc tiêu thụ sản phẩm qua nhiều khâu, nhiều trung gian. Nghiên cứu đổi mới, lai tạo hoặc hoàn thiện các bộ giống đạt chất lượng cho năng suất và chất lượng sản phẩm cao, có tính thích nghi trong điều kiện biến đổi khí hậu hiện nay.
Phát triển sản phẩm sạch, an toàn
Hậu Giang cũng là một trong những tỉnh trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long với thế mạnh và tiềm năng trong canh tác nông nghiệp, có diện tích đất nông nghiệp gần 139.068ha. Trong đó, lúa được xem là cây trồng chính với diện tích gieo trồng 3 vụ năm 2022 đạt 188.356,6ha, cây ăn trái đạt 43.810ha. Ngoài ra, tỉnh cũng có lợi thế trong sản xuất rau màu; nuôi thủy sản, chăn nuôi gia súc, gia cầm... Từ đó, Hậu Giang luôn xem khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp là công cụ hàng đầu để chuyển giao đến người nông dân thông qua các mô hình khuyến nông. Những mô hình cũng là nơi gắn kết giữa đơn vị thu mua nông sản với nông dân thông qua các hợp đồng liên kết bao tiêu sản phẩm, những sản phẩm đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn an toàn gắn với truy xuất nguồn gốc.
Theo ngành nông nghiệp Hậu Giang, một số mô hình đã giúp cho người nông dân sản xuất theo hướng an toàn vệ sinh thực phẩm, theo tiêu chuẩn VietGAP, an toàn sinh học, vệ sinh môi trường,… đã nâng cao nhận thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường, sản xuất ra sản phẩm chất lượng và an toàn cho người tiêu dùng. Kết quả triển khai dự án và các mô hình khi áp dụng vào thực tế đã góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả cho người sản xuất. Việc áp dụng các mô hình sản xuất giúp cho người dân thấy được lợi ích rất lớn, đã làm giảm chi phí về giống, phân bón và thuốc bảo vệ thực vật. Từ đó giảm 20-30% chi phí sản xuất và làm tăng lợi nhuận cho người dân. Phần lớn các mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao, dễ áp dụng, cần được nhân rộng nhiều hơn nữa trong thời gian tới, phù hợp với định hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi của ngành nông nghiệp.
Ông Võ Văn Trưng, ở xã Bình Thành, huyện Phụng Hiệp, cho biết: Trung bình mỗi năm HTX Thuận Phát sản xuất ra khoảng 200 tấn dưa lưới với giá tiêu thụ 30.000 đồng/kg. Từ năm 2018, HTX trồng theo hướng trái cây sạch, đến năm 2019 được sự hỗ trợ của Liên minh HTX tỉnh Hậu Giang cho vay từ nguồn vốn ưu đãi của tỉnh, Phòng NN&PTNT huyện hỗ trợ 50% giống (cho 1ha), từ đó HTX đã mở rộng diện tích sản xuất. Ngoài ra, còn được hỗ trợ xây dựng quy trình sản xuất theo GlobalGAP. Đến nay, sản phẩm dưa lưới của HTX đã đạt chứng nhận GlobalGAP, có thực hiện ghi chép nhật ký và truy xuất nguồn gốc nông sản trên trang Nông sản Hậu Giang. Sản lượng và chất lượng sản phẩm của HTX rất ổn định và được công ty bao tiêu sản phẩm.
Ông Võ Xuân Tân, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ nông nghiệp Hậu Giang, cho biết ngành nông nghiệp đã cụ thể hóa mục tiêu chung của Đề án “Phát triển nông nghiệp bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2021-2025”, phấn đấu xây dựng ngành nông nghiệp tỉnh Hậu Giang phát triển bền vững với quy mô sản xuất hàng hóa lớn, chất lượng cao, thông qua các mô hình hợp tác xã nông nghiệp từng bước hình thành các chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ, sơ chế và chế biến, nâng cao giá trị và sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp. Xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiện đại theo hướng chủ động, thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu, đảm bảo an toàn trước thiên tai. Để từ đó, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng lên, thu nhập bình quân đầu người đạt cao hơn, góp phần hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.
Để các mô hình khuyến nông ở các địa phương ngày càng phát triển, theo ngành nông nghiệp tỉnh thì các huyện, thị xã, thành phố cần tiếp tục quan tâm xây dựng kế hoạch thực hiện nhân rộng từ các dự án, mô hình hiệu quả đã triển khai trong thời gian qua để tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất và góp phần phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững tại địa phương. Đẩy mạnh mời gọi liên kết các công ty, doanh nghiệp để thu mua sản phẩm cho bà con nông dân, tạo đầu ra sản phẩm thật ổn định, giá cả hợp lý cho nông dân để nông dân an tâm sản xuất.
Trong chỉ đạo sản xuất nông nghiệp, tỉnh Hậu Giang chọn 9 sản phẩm chủ lực như: lúa, mít, chanh không hạt, bưởi, khóm, mãng cầu, heo, lươn, cá thát lát để phát triển theo chiều sâu, tập trung tạo bước đột phá mới. Ngoài ra, còn có các sản phẩm nông sản của tỉnh đã có nhãn hiệu như: bưởi Năm Roi Phú Thành, cam sành Ngã Bảy, khóm Cầu Đúc, chanh không hạt Đông Thạnh, cá thát lát Hậu Giang, cá rô đồng Hậu Giang, lúa Hậu Giang 2, quýt đường Long Trị, cam xoàn Phương Phú, xoài Bảy Ngàn, mãng cầu xiêm và gà tàu vàng. Nhiều nông sản đã sản xuất theo hướng GAP, an toàn vệ sinh thực phẩm nhằm đáp ứng yêu cầu thị trường tiêu dùng. |
Bài, ảnh: HOÀI THU
相关推荐
- Apple đang nghiên cứu loại màn hình mới thách thức AMOLED
- Kết nối du lịch các nước tiểu vùng sông Mê Kông
- Điều chỉnh quy định về việc bán thịt trong 8 tiếng sát với thực tế
- Hiệu ứng tích cực từ đèn đường ở Bom Bo
- Thời tiết Hà Nội hôm nay 6/8: Mưa rào khả năng có giông
- Hiệu quả từ việc nộp thuế điện tử ở Phước Long
- Khắc phục tồn tại công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn
- Lần đầu công bố 14 tốp đặc sản nổi tiếng Việt Nam