Sáng 9/12,ìnhhìnhmớicầnđặcbiệtcoitrọngcôngtácxâydựngchỉnhđốnĐảtrực tiếp bóng hôm nay Bộ Chính trị tổ chức Hội nghị cán bộ toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Kết luận và Quy định của Ban Chấp hành Trung ương về xây dựng, chỉnh đốn Đảng theo hình thức trực tuyến. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì và phát biểu chỉ đạo hội nghị. | Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai đến dự hội nghị |
Tạo được những chuyển biến tích cực trong hệ thống chính trị Báo cáo những nội dung chủ yếu được quán triệt tại hội nghị, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai khái quát lại các văn bản quan trọng về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng đã ban hành. Đó là Nghị quyết số 10 ngày 2/2/1999 Hội nghị Trung ương 6 (lần 2) khóa VIII về một số vấn đề cơ bản và cấp bách trong công tác xây dựng Đảng hiện nay. Nghị quyết số 12, ngày 16/1/2012 Hội nghị Trung ương 4 khóa XI: Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay. | Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì hội nghị |
Nghị quyết số 04, ngày 30/10/2016 Hội nghị Trung ương 4 khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ. Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong tình hình mới theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Ban Chấp hành Trung ương đã thống nhất rất cao sự cần thiết phải ban hành Quy định mới số 37 ngày 25/10/2021 về những điều Đảng viên không được làm thay thế Quy định số 47 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI. Quy định số 37 cập nhật những vấn đề phát sinh mới đặt ra trong thực tiễn tổ chức thực hiện, đặc biệt là biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên. Sau đó, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã ban hành Văn bản số 02, ngày 29/11/2021, Hướng dẫn thực hiện Quy định về những điều đảng viên không được làm. Kết luận 21 tiếp tục nhấn mạnh những mặt đạt được trong thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII. Đó là, lãnh đạo, chỉ đạo tập trung, quyết liệt, thường xuyên, liên tục, có trọng tâm, trọng điểm của các cấp ủy, tổ chức đảng; triển khai nghiêm túc, toàn diện, đồng bộ, thống nhất, đi vào cuộc sống, có nhiều bước đột phá quan trọng tạo sự chuyển biến tích cực, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu, sự đoàn kết thống nhất trong Đảng, củng cố niềm tin của cán bộ, đảng viên, nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, chế độ. Nhận thức, trách nhiệm của cấp uỷ, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên nâng lên, nhận diện sâu sắc, đầy đủ hơn các biểu hiện suy thoái, "tự diễn biến”, “tự chuyển hoá”, đẩy mạnh tự phê bình và phê bình; kết hợp hài hòa giữa xây và chống. | Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai báo cáo tại hội nghị |
Đồng thời, xử lý kịp thời, nghiêm minh, khách quan cán bộ, đảng viên vi phạm; tăng cường kỷ luật, kỷ cương; huy động sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị, sự ủng hộ của Nhân dân... Những ưu điểm trong thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khoá XI là tạo được những chuyển biến tích cực trong hệ thống chính trị. Cùng với đó là, tự phê bình và phê bình đã góp phần đấu tranh với những suy nghĩ và hành vi sai trái nhằm cảnh tỉnh, cảnh báo, răn đe, từng bước ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng, tiêu cực. Nhiều vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp được phát hiện và chỉ đạo điều tra, truy tố, xét xử nghiêm minh, được nhân dân đồng tình, ủng hộ. Công tác đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” đạt được một số kết quả; tích cực đấu tranh phòng, chống “diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch... Nhiệm vụ quyết định sự tồn vong của Đảng và chế độ Bên cạnh đó, còn một số hạn chế, trong đó một bộ phận cán bộ, đảng viên còn thiếu gương mẫu, phai nhạt lý tưởng, giảm sút ý chí, sa vào chủ nghĩa cá nhân, nói chưa đi đôi với làm, vi phạm kỷ luật Đảng, pháp luật của Nhà nước. Năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu, tự phê bình và phê bình, kiểm tra, giám sát của nhiều tổ chức đảng còn hạn chế. Cơ chế kiểm soát quyền lực, chế tài xử lý vi phạm chưa cụ thể, hiệu quả thực thi thấp. | Các đại biểu dự hội nghị |
Giám sát đối với việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức của cán bộ, đảng viên chưa hiệu quả; chưa phai huy đầy đủ sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch... Những hạn chế nêu trên làm giảm sút vai trò lãnh đạo của Đảng, tổn thương tình cảm và niềm tin của nhân dân đối với Đảng, là nguy cơ trực tiếp đe dọa sự tồn vong của Đảng, của chế độ. Trong tình hình mới cần đặc biệt coi trọng và đưa công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng lên tầm cao mới, gắn với xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. Đây là nhiệm vụ có ý nghĩa quyết định đối với sự tồn vong Đảng và chế độ. Cùng với đó là kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa". 25.104 đảng viên bị xử lý kỷ luật trong 2016 – 2020 Từ năm 2016 – 2020 có 25.104 đảng viên suy thoái hoặc có biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” (0,5% tổng số đảng viên) bị xử lý kỷ luật gồm: - 15.101 đảng viên suy thoái về đạo đức, lối sống (60%); trong đó nhiều nhất (7.692 đảng viên) là “đánh bạc, rượu chè bê tha, mê tín, dị đoan"... - 8.281 đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị có chiếm 33%; trong đó nhiều nhất (6.838 đảng viên) là “không chấp hành nghiêm các nguyên tắc tổ chức của Đảng; sa sút ý chí phấn đấu, không gương mẫu trong công tác; né tránh trách nhiệm, thiếu trách nhiệm, trung bình chủ nghĩa, làm việc qua loa, đại khái, kém hiệu quả"... - 1.722 đảng viên bị xử lý kỷ luật vì “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Trong đó nhiều nhất (1.626 đảng viên) là “nói, viết, làm trái quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; hạ thấp, phủ nhận thành quả cách mạng, thổi phồng khuyết điểm của Đảng, Nhà nước; xuyên tạc lịch sử, bịa đặt, vu cáo lãnh tụ tiền bối và lãnh đạo Đảng, Nhà nước”. |