【lịch ả rập】Vì sao Pháp rút khỏi rồi lại tái tham gia NATO?

  发布时间:2025-01-10 16:05:37   作者:玩站小弟   我要评论
Mỹ kiên quyết giữ vai trò lãnh đạo toàn khối, trong khi Pháp lại m lịch ả rập。

Mỹ kiên quyết giữ vai trò lãnh đạo toàn khối,ìsaoPháprútkhỏirồilạitálịch ả rập trong khi Pháp lại muốn mở rộng ảnh hưởng của nước này đối với châu Âu, muốn có tiếng nói quan trọng trong những quyết sách quân sự của NATO. Mỹ phản đối sáng kiến thành lập quân đội chung châu Âu do Pháp đề xuất, Mỹ cũng không chấp nhận để Pháp nắm giữ một số vị trí chỉ huy trong bộ máy quân sự NATO. 

Mỹ đề nghị thành lập Cộng đồng Đại Tây Dương, với lực lượng hạt nhân đa quốc gia, đặt dưới sự chỉ huy của Mỹ, nhưng Pháp bác bỏ vì muốn theo đuổi chính sách đối ngoại độc lập, xây dựng lực lượng hạt nhân riêng rẽ. 

Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron. Ảnh: NATO

Pháp muốn NATO trước hết “bảo vệ hòa bình và an ninh ở châu Âu”, nhưng Mỹ muốn NATO mở rộng sự can thiệp ra ngoài lãnh địa của khối. Pháp cũng không muốn sự hiện diện của lính Mỹ và các căn cứ quân sự của NATO trên đất Pháp.

Trong tình hình đó, tháng 3/1959, Tổng thống Pháp Charles de Gaulle ra lệnh rút khỏi mọi cơ cấu “có nguy cơ kéo nước Pháp vào một cuộc chiến tranh mới”. Đến tháng 3/1966, ông lại gửi thư cho Tổng thống Mỹ L. Johnson thông báo chính thức việc Pháp rút khỏi Uỷ ban Hoạch định chính sách phòng thủ và Nhóm Hoạch định chính sách hạt nhân, rút những cam kết của nước Pháp về chấp hành quy định thể thức tham gia các chiến dịch quân sự của NATO. 

Theo giải thích của phía Pháp, quyết định này xuất phát từ việc “nước Pháp muốn bảo vệ toàn vẹn chủ quyền của quốc gia mình, nơi mà các đơn vị LLVT NATO đang hiện diện”. Thực chất, Pháp rút khỏi NATO là hành động tìm cách thoát khỏi ảnh hưởng của Mỹ để rảnh tay triển khai chính sách đối ngoại độc lập, xây dựng lực lượng hạt nhân riêng của họ.  

Đến đầu những năm 1970, Pháp đã xây dựng được lực lượng hạt nhân của mình. Tiếp đó, xây dựng được liên minh Pháp-Đức với ý định làm nền tảng để xây dựng một châu Âu thống nhất. Pháp cũng mở rộng và thiết lập quan hệ ngoại giao với Liên Xô, Trung Quốc và một số nước XHCN. 

Với những thành công trên, Pháp đã tạo ra những điều kiện mới để tăng cường vai trò của Pháp với Cộng đồng châu Âu, đứng vào hàng ngũ những cường quốc hạt nhân, tạo lập được vị trí xứng đáng trong trật tự hai cực, củng cố vị thế của một quốc gia là ủy viên thường trực HĐBA LHQ.

Các đơn vị quân đội Mỹ, các căn cứ quân sự, doanh trại của NATO... phải rời khỏi nước Pháp. Qua đó, giới chức Pháp đã làm hài lòng dân chúng nước này vốn luôn đề cao tinh thần độc lập tự chủ, bản sắc và truyền thống văn hóa dân tộc bản địa. Mặt khác, nó cũng làm cho sự liên kết theo không gian của NATO bị suy giảm nghiêm trọng, gây trở ngại cho NATO trong việc triển khai lực lượng, đảm bảo hậu cần khi xảy ra tình huống “khủng hoảng”.

Việc rút khỏi hai cơ quan trọng yếu của NATO đồng nghĩa với việc giảm thiểu những đóng góp vật chất cho khối quân sự này, nhờ đó mà bức tranh kinh tế nước Pháp có phần khởi sắc hơn. Trong vòng hơn 11 năm (1961-1970), nền kinh tế Pháp tăng trưởng khá nhanh, dự trữ vàng và ngoại tệ được bổ sung đáng kể; đồng tiền nội địa Pháp được khôi phục chế độ bản vị vàng; kinh tế Pháp dần thoát khỏi lệ thuộc vào Mỹ. Đây là những yếu tố góp phần tạo điều kiện để nước Pháp bước vào Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7).

Quay trở lại NATO    

Sau bốn thập kỷ Pháp không tham gia hai cơ quan quan trọng của NATO, tình hình nước Pháp và trên thế giới đã có nhiều thay đổi. 

NATO đã đề ra chiến lược mới theo hướng can dự sâu rộng hơn vào các vấn đề toàn cầu, nâng cao sức mạnh tổng hợp nhằm tăng khả năng răn đe và can dự thông qua việc kết nạp thêm các nước thành viên ở Đông Âu, chuyển mạnh từ một tổ chức phòng thủ sang một tổ chức tiến công. Trong tình hình đó, nếu Pháp vẫn giữ nguyên quan điểm cũ thì vai trò của Pháp đối với các vấn đề quốc tế sẽ bị suy giảm, ảnh hưởng của Pháp bị thu hẹp, lợi ích của Pháp bị tổn thương.

Thứ hai, nếu đứng ngoài Uỷ ban Hoạch định chính sách phòng thủ và Nhóm Hoạch định chính sách thì Pháp không thể thuyết phục các thành viên NATO thực hiện chính sách quốc phòng và an ninh châu Âu theo ý tưởng của Pháp. Thứ ba, đứng ngoài các cơ cấu quân sự NATO, các tập đoàn công nghiệp quốc phòng Pháp sẽ để tuột khỏi tay những hợp đồng quân sự mang lại nguồn lợi không nhỏ cho giới kinh doanh vũ khí Pháp, trong bối cảnh NATO đang mở rộng số lượng thành viên và hiện đại hóa vũ khí trang bị.

Thứ tư, tuy rút khỏi hai cơ quan của NATO, nhưng hoạt động của Pháp trong khuôn khổ NATO không hề suy giảm, thậm chí có nhiều mặt được tăng cường hơn trước. Trong các chiến dịch quân sự do NATO khởi xướng, Pháp luôn đứng hàng thứ hai hoặc thứ ba về số lượng binh lính gửi tham gia. Thực tế này đặt ra nhu cầu về việc các sĩ quan Pháp cần được chiếm lĩnh nhiều hơn các vị trí chỉ huy trong cơ cấu quân sự NATO. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc vị thế của nước Pháp được nâng lên đáng kể ở một khối quân sự lớn nhất hành tinh này.

Trong bối cảnh đó, ngày 11/3/2009, Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy tuyên bố Pháp quay lại Bộ Chỉ huy NATO. Theo những thỏa thuận đạt được, Pháp cùng Mỹ, Anh và Đức được nắm những vị trí chủ chốt của NATO. Cụ thể, Pháp được quyền nắm giữ chức vụ chỉ huy ACT (Bộ Chỉ huy chuyển đổi liên minh), có trách nhiệm giám sát các chiến dịch tập trận của NATO; và Bộ Chỉ huy lực lượng phản ứng nhanh của NATO (NRF).

Nguyên Phong

相关文章

最新评论